Người phụ nữ phải trả lại món cổ vật đã đánh cắp sau 15 năm

Một du khách người Canada đã phải đem những món đồ mà cô đánh cắp từ tàn tích Pompeii bởi cô tin rằng chỉ vì những món đồ như bị “nguyền rủa” đó mà cô liên tục gặp xui xẻo.

Người phụ nữ phải trả lại món cổ vật đã đánh cắp sau 15 năm  ảnh 1

Tàn tích tại thành phố cổ Pompeii

Khi một du khách người Canada đến thăm khu tàn tích Pompeii, một thành phố La Mã cổ đại bị chôn vùi bởi tro bụi núi lửa,nằm ở vùng Campania, Italia, cô đã bị thu hút bởi địa điểm này đến nỗi quyết định sẽ mang theo một số đồ lưu niệm về nhà. Tuy nhiên, thay vì mua những món đồ này ở cửa hàng, người phụ nữ lại quyết định đánh cắp 5 món đồ từ khu tàn tích rồi bay trở lại Đại Tây Dương về Canada.

Tuy nhiên, 15 năm sau, vào tháng 10/2020, vị khách du lịch trên đã mang những món đồ năm đó về trả lại nơi mình đã lấy kèm những câu chuyện về những lời nguyền đáng sợ.

Thành phố cổ Pompeii là một trong những nơi cổ và bí ẩn nhất trên thế giới, nằm ở nước Ý, đây là khu di tích lớn từng nằm sau dưới lớp đá bọt dày 6 đến 9m từ 2.000 năm trước.

Người phụ nữ phải trả lại món cổ vật đã đánh cắp sau 15 năm  ảnh 2

Rất nhiều vị khách du lịch đã gặp chuyện xui xẻo sau khi mang trộm những món đồ từ Pompeii về quê hương.

Vào năm 79 SCN, thành phố này đã bị tàn phá sau vụ phun trào của núi lửa Vesuvius. Pompeii nhanh chóng bị tro núi lửa vùi lấp, giết chết khoảng 2.000 cư dân của thành phố. Ở thị trấn ma Herculaneum cũng như thành phố Pompeii và nhiều thị trấn lân cận, nhiều người được tìm thấy trong nhiều cách chết kỳ dị, trong đó gây thương cảm nhất vẫn là những người còn nguyên tư thế đang ngủ, đang làm việc, đang ôm nhau…khi tro bụi núi lửa bất ngờ ập xuống và khiến họ "hóa đá".

Người phát ngôn của di tích lịch sử nói với CNN rằng trong những năm qua, khoảng 100 khách du lịch đã gửi lại những món đồ mà họ lấy trộm với lý do không may mắn. Trên thực tế, họ đã trưng bày một số bức thư và trả lại các vật phẩm trong Bảo tàng đồ cổ Pompeii.

Giống như những người khác, Nicole hy vọng hành động trả lại đồ của mình sẽ có thể thay đổi những “lời nguyền” đã đeo bám cuộc đời cô.

"Chúng tôi là những người tốt và tôi không muốn gia đình, con cái hay bản thân mình phải chịu những lời nguyền này nữa. Xin hãy tha thứ cho hành động bất cẩn của tôi nhiều năm trước. Tôi thực sự đã có được cho mình một bài học." Nicole viết.

Hành vi của Nicole năm đó không phải là trường hợp duy nhất xảy ra ở Pompeii. Vào năm 2018, một blogger du lịch đã khoe trong một bức ảnh trên Instagram về việc ngồi trên đỉnh một cây cột cổ, một hành động vừa bị cấm vừa thiếu tôn trọng. Người này sau đó cũng đã lên tiếng và phải hủy bức ảnh vì cuộc sống liên tục gặp những điều không may mắn. 

Quét radar, hiện ra 134 "ngôi làng ma" 1.900 tuổi giữa cánh đồng

Các nhà khoa học gọi đó là một bước đột phá khảo cổ bởi các "ngôi làng ma" mới phát hiện có thể cung cấp rất nhiều dữ liệu về thời kỳ La Mã chiếm đóng Anh.

Các nhà khoa học gọi đó là một bước đột phá khảo cổ bởi các "ngôi làng ma" mới phát hiện có thể cung cấp rất nhiều dữ liệu về thời kỳ La Mã chiếm đóng Anh, với những bước ngoặt lớn về văn minh lẫn chính trị.
Nghiên cứu trên dẫn đầu bởi tiến sĩ Manuel Fernández-Götz, Trưởng khoa Khảo cổ học tại Trường Đại học Edinburgh (Scotland - Vương quốc Anh). Các nhà nghiên cứu đã dùng LiDAR, một phương pháp thám sát bằng tia laser, để thu thập hình ảnh radar chi tiết về khu vực quanh Bức tường Hadrian nổi tiếng ở Scotland.

Soi tàn tích của nền văn minh bí ẩn nhất châu Mỹ

Cho đến nay, giới nghiên cứu vẫn chưa thể xác định được lý do vì sao Tiwanaku sụp đổ. Một giả thuyết được nhiều người ủng hộ là thành phố này đã bị nhấn chìm dưới lòng hồ Titicaca sau một thảm họa thiên nhiên.

Soi tan tich cua nen van minh bi an nhat chau My
Nằm ở phía Đông Nam của hồ Titicaca ở đất nước Bolivia, Tiwanaku là tàn tích một nền văn minh bí ẩn cổ xưa bậc nhất của lục địa châu Mỹ. Ảnh: LaPazonfoot.
Soi tan tich cua nen van minh bi an nhat chau My-Hinh-2
Căn cứ theo những dấu tích còn lại, các nhà khảo cổ cho rằng khu vực xung quanh Tiwanaku đã có người sinh sống từ những năm 1.500 TCN. Nền văn minh Tiwanaku đã phát triển hưng thịnh từ khoảng năm 300 TCN cho đến 6 thế kỷ sau đó. Ảnh: Get lost & be found.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.