Người phụ nữ chỉ còn da bọc xương do nhiễm giun lươn

Bà Dung suy kiệt hoàn toàn, tình trạng xanh xao, nôn hết toàn bộ thức ăn vì nhiễm giun lươn.

Tại khoa Khám bệnh chuyên ngành, Viện sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương, trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thị Dung (Diễn Châu, Nghệ An) là ví dụ điển hình về sự nguy hiểm của việc nhiễm giun sán.
Trước đó, bà Dung có các triệu chứng mệt mỏi, xanh xao, ăn vào là nôn. Bà nằm điều trị ở Nghệ An 20 ngày nhưng tình hình không thuyên giảm.
Bà Dung được chuyển ra Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) điều trị tiếp 20 ngày. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị rối loạn trào ngược trên nền một bệnh nhân suy giảm về già. Bà sút gần 20 kg, chỉ còn da bọc xương, bệnh không thuyên giảm.
Với tình trạng nguy kịch, gia đình xác định đưa bà Dung về nhà. Tuy nhiên, một bác sĩ nghi ngờ bà bị nhiễm ký sinh trùng và yêu cầu làm các xét nghiệm. Kết quả, bà Dung nhiễm ký sinh trùng giun lươn. Ngay lập tức, bà Dung được chuyển đến Viện sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương.
ThS.BS Trần Huy Thọ - Trưởng khoa khám bệnh chuyên ngành - cho biết sau khi làm các xét nghiệm, phát hiện bệnh nhân nhiễm giun lươn, các bác sĩ liền cho bệnh nhân tẩy giun.
“Sau khi được tẩy giun, bà Dung không còn nôn và ăn được cháo. 10 ngày sau điều trị, bệnh nhân thể trạng tiến triển tốt và được ra viện”, bác sĩ Thọ - người trực tiếp điều trị cho bà Dung - cho hay.
Nguoi phu nu chi con da boc xuong do nhiem giun luon
 Hình ảnh "tổ" của giun lươn trong đường tiêu hóa. Ảnh: Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương.
Theo bác sĩ, trường hợp nhiễm giun lươn đến điều trị tại bệnh viện không phải là hiếm gặp, nếu đến sớm cơ hội chữa khỏi của bệnh nhân là 100% và mất rất ít thời gian. Tuy nhiên, hầu như bệnh nhân không được phát hiện sớm. Điều này rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.
Khi bị nhiễm giun lươn, người bệnh thường gặp các chứng rối loạn tiêu hóa. Đây là loại giun tròn ký sinh trong ruột, đi vào cơ thể qua đường ăn uống. Để phòng giun lươn nói riêng và các loại ký sinh trùng khác nói chung, vấn đề ăn chín, uống sôi và vệ sinh sạch sẽ là rất quan trọng.
Bác sĩ Thọ khuyến cáo người dân khi thấy xuất hiện thường xuyên các triệu chứng như mệt mỏi, ăn kém, ăn vào hay nôn, đi ngoài phân lỏng nên đến các cơ sở y tế thăm khám và cần nghĩ đến khả năng bị nhiễm ký sinh trùng giun lươn, tránh để tình hình diễn biến xấu như trường hợp trên.
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi

Hiểu lầm của hầu hết các bà mẹ về tẩy giun cho trẻ

(Kiến Thức) - Hầu hết các bà mẹ đều cho rằng phải tẩy giun cho trẻ ngoài 2 tuổi và lặp lại 6 tháng một lần. Thực ra, không nhất thiết phải như vậy.

Hieu lam cua hau het cac ba me ve tay giun cho tre
Các bà mẹ thường được khuyến cáo tẩy giun cho trẻ từ 2 tuổi, với định kỳ 6 tháng một lần. Tuy nhiên nhiều bác sĩ cho rằng thực tế không cần phải áp dụng nhất nhất như vậy. Nghĩa là không phải tất cả trẻ ngoài 24 tháng đều bắt buộc tẩy giun.

Nhận biết giun ký sinh trong ruột và cách loại bỏ

(Kiến Thức) - Một số dấu hiệu và triệu chứng của giun ký sinh trong ruột mà bạn cần biết như táo bón, buồn nôn hay giảm cân...

Nhan biet giun ky sinh trong ruot va cach loai bo
 Làm sao giun "chui" vào trong cơ thể người được? Các chuyên gia cho hay, khi con người tiếp xúc với phân của người bị nhiễm giun sán, người đó có thể dễ dàng bị lây nhiễm. Phân chứa trứng giun có thể có mặt ở thực phẩm, nước, đất. Khi tiêu thụ thực phẩm kém vệ sinh, sống ở khu vực vệ sinh kém chính là điều kiện trứng giun đi vào cơ thể người và sinh sôi, nảy nở trong đường ruột.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.