Người mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh cần chú ý những gì?

Bệnh nhân phục hồi sau khi mắc COVID-19 có khả năng gặp các rối loạn về sức khoẻ như tâm lý, sinh lý, dinh dưỡng. Vậy giai đoạn này, người bệnh cần lưu ý những điều gì?

Hiện nay, Bộ Y tế và chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra thực đơn, phương pháp tập luyện hướng dẫn cho người mắc COVID-19 chưa khỏi và đã khỏi giúp sớm trở lại cuộc sống bình thường. Trong đó, có các nguyên tắc dinh dưỡng cần chú ý:
+ Bổ sung đủ tinh bột như gạo, bánh mì và khoai. Tinh bột là nền tảng cung cấp đủ năng lượng cho tế bào của hệ thống miễn dịch.
+ Ăn nhiều rau để tốt cho quá trình chuyển hóa năng lượng.
+ Ăn quả chín, ăn sau bữa chính 30 phút hoặc trong các bữa phụ.
+ 3 bữa ăn mỗi ngày luôn cần có chất đạm.
+ Duy trì chất béo, đối với bệnh nhân COVID-19, chuyên gia khuyên sử dụng dầu ăn có chứa axit béo không no làm giảm viêm, giảm sốt.
+ Hạn chế đường
+ Hạn chế muối
+ Uống nước theo khuyến cáo
+ Bổ sung một số loại sữa có canxi vào chế độ ăn hàng ngày.
Nguoi mac COVID-19 sau khi khoi benh can chu y nhung gi?
Ảnh minh hoạ
Về chế độ luyện tập, không chỉ ở Việt Nam mà các chuyên gia trên thế giới đều khuyến cáo không nên nằm nghỉ quá nhiều. Nghỉ ngơi là quá trình quan trọng để hồi phục nhưng không nên chỉ nằm lì một chỗ. Chỉ cần cố gắng luyện tập một chút mỗi ngày có thể bắt đầu với những bài tập dễ như đứng lên ngồi xuống tại ghế. Khó hơn thì có thể leo cầu thang, chỉ cần leo từ từ từng bước một. Trong quá trình tập nên ghi chép lại sự tiến bộ của sức khỏe mỗi ngày. Luôn nhớ rằng nếu có biểu hiện bất thường với sức khỏe cần liên hệ ngay với cơ quan y tế.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân COVID-19 nặng có thể mất từ 12-18 tháng để hoàn toàn phục hồi. Tuy nhiên kiên trì là điều quan trọng, sự động viên của người thân cũng góp phần rút ngắn thời gian này.

Ngủ muộn, ngồi nhiều... đang giết hệ miễn dịch của bạn

(Kiến Thức) - Hệ miễn dịch suy giảm là kết quả của lối sống không lành mạnh nhiều thói quen xấu. Nếu mỗi người bị ốm nhiều hơn 2 - 3 lần trong một năm có nghĩa là hệ thống miễn dịch đang gặp nguy hiểm.

Thói quen ngủ muộn làm giảm chức năng của hệ miễn dịch và giảm mức độ các tế bào chống lại vi trùng. Ngủ muộn cũng làm giảm việc sản xuất cytokine, chất bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.

Thói quen ngủ muộn làm giảm chức năng của hệ miễn dịch và giảm mức độ các tế bào chống lại vi trùng. Ngủ muộn cũng làm giảm việc sản xuất cytokine, chất bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.

Ngồi nhiều, ít vận động cũng là một trong những tác nhân "nhanh nhất" làm cơ thể thường xuyên đau ốm.

Ngồi nhiều, ít vận động cũng là một trong những tác nhân "nhanh nhất" làm cơ thể thường xuyên đau ốm.

Theo nghiên cứu xuất bản trên tuần san Neuroimmunology tại Anh năm 2015, sự cô đơn khiến sức đề kháng và hoạt động của hệ thống miễn dịch suy giảm.

Theo nghiên cứu xuất bản trên tuần san Neuroimmunology tại Anh năm 2015, sự cô đơn khiến sức đề kháng và hoạt động của hệ thống miễn dịch suy giảm.

Chịu đựng căng thẳng trong thời gian dài có thể tàn phá hệ miễn dịch của bạn. Cụ thể, những người căng thẳng lâu dài có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn những người không bị stress.

Chịu đựng căng thẳng trong thời gian dài có thể tàn phá hệ miễn dịch của bạn. Cụ thể, những người căng thẳng lâu dài có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn những người không bị stress.

Thực phẩm chế biến sẵn có thể có hại cho miễn dịch của bạn. Thực phẩm này thường có hàm lượng chất béo cao và là một trong những lý do chính đằng sau bệnh béo phì.

Thực phẩm chế biến sẵn có thể có hại cho miễn dịch của bạn. Thực phẩm này thường có hàm lượng chất béo cao và là một trong những lý do chính đằng sau bệnh béo phì.

Dùng nhiều thuốc kháng sinh có thể làm cho hệ miễn dịch hoàn toàn kiệt sức.

Dùng nhiều thuốc kháng sinh có thể làm cho hệ miễn dịch hoàn toàn kiệt sức.

Thói quen không vệ sinh như rửa tay làm tăng nguy cơ bị phơi nhiễm với các vi trùng gây hại, do đó làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật hơn.

Thói quen không vệ sinh như rửa tay làm tăng nguy cơ bị phơi nhiễm với các vi trùng gây hại, do đó làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật hơn.

Uống quá nhiều rượu thực sự làm suy yếu hoặc giết chết một số tế bào kháng thể cần thiết để tiêu diệt các tế bào nhiễm virus. Uống quá nhiều rượu cũng cản trở sản xuất bạch huyết và bạch cầu làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn theo thời gian.

Uống quá nhiều rượu thực sự làm suy yếu hoặc giết chết một số tế bào kháng thể cần thiết để tiêu diệt các tế bào nhiễm virus. Uống quá nhiều rượu cũng cản trở sản xuất bạch huyết và bạch cầu làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn theo thời gian.

Chế độ ăn kiêng giảm cân đôi lúc sẽ không cải thiện tình trạng sức khỏe bản thân như những gì bạn mong muốn. Các chuyên gia y khoa cũng đề xuất mọi người nên dành thời gian chuẩn bị những thực phẩm tươi và giàu dinh dưỡng hơn là chạy theo những chế độ ăn kiêng quá khắt khe. Ảnh: RD.

Chế độ ăn kiêng giảm cân đôi lúc sẽ không cải thiện tình trạng sức khỏe bản thân như những gì bạn mong muốn. Các chuyên gia y khoa cũng đề xuất mọi người nên dành thời gian chuẩn bị những thực phẩm tươi và giàu dinh dưỡng hơn là chạy theo những chế độ ăn kiêng quá khắt khe. Ảnh: RD.

Video "Những thực phẩm top đầu cho người bệnh tiểu đường". Nguồn: Youtube.

Mẹo đơn giản giúp tăng cường miễn dịch chống bệnh tật lúc giao mùa

(Kiến Thức) - Khi hệ miễn dịch của chúng ta yếu, cơ thể chúng ta dễ bị nhiễm trùng. Đặc biệt khi giao mùa, bạn cần thực hiện một số cách tự nhiên sau để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Meo don gian giup tang cuong mien dich chong benh tat luc giao mua

1. Nước trái cây: Uống nước ép hoa quả chứa các chất dinh dưỡng còn nguyên vẹn, là cách tốt nhất để chống lại nhiễm trùng. Hai loại vitamin giúp tăng cường miễn dịch - vitamin A và C có rất nhiều trong trái cây. Cả hai loại vitamin này có thể giúp cơ thể chống lại sự nhiễm virus. Ảnh: Boldsky.

Meo don gian giup tang cuong mien dich chong benh tat luc giao mua-Hinh-2
2. Uống nhiều nước: Điều quan trọng là giữ cơ thể đủ lượng nước để nó hoạt động bình thường. Nó cũng đảm bảo rằng máu mang thêm oxy đến tất cả các tế bào của cơ thể. Điều này cải thiện hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, nước giúp tẩy sạch các chất độc từ cơ thể của chúng ta. Ảnh: Boldsky.
Meo don gian giup tang cuong mien dich chong benh tat luc giao mua-Hinh-3
3. Tập thể dục: Tập luyện giúp tăng cường cơ tim và bơm thêm máu cho cơ thể. Nó làm tăng khả năng giữ oxy của phổi. Nó cũng làm cho tế bào miễn dịch của chúng ta mạnh mẽ hơn để chống lại bệnh tật. Việc tập thể dục hàng ngày, như đi bộ nhanh sẽ rất tốt cho hệ thống miễn dịch của bạn. Ảnh: Boldsky.
Meo don gian giup tang cuong mien dich chong benh tat luc giao mua-Hinh-4
4. Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Vi sinh vật sống trên bề mặt da của chúng ta và không mất nhiều thời gian để xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Vì vậy, hãy tích cực vệ sinh cơ thể bằng cách tắm thường xuyên và giữ mình sạch sẽ. Bạn cũng nên rửa tay thường xuyên để kiểm soát sự lây lan bệnh tật. Ảnh: Boldsky.
Meo don gian giup tang cuong mien dich chong benh tat luc giao mua-Hinh-5
5. Đủ giấc ngủ: Nhịp sinh học của cơ thể chúng ta có khả năng kiểm soát được một gen hệ miễn dịch cần thiết để nhận ra vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, giấc ngủ có ảnh hưởng trực tiếp đến mức căng thẳng của chúng ta. Ngủ đủ giấc giúp làm giảm các hormone stress trong cơ thể, do đó làm cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn. Ảnh: Boldsky.
Meo don gian giup tang cuong mien dich chong benh tat luc giao mua-Hinh-6
6. Trà gừng: Trà gừng được biết là tăng sản xuất tế bào T, là một thành phần quan trọng của hệ thống miễn dịch. Chất chống oxy hóa mạnh mẽ của trà gừng làm giảm thiệt hại của các gốc tự do trong cơ thể. Trà gừng là một liệu pháp tự nhiên mạnh mẽ cân bằng các chức năng của hệ miễn dịch và giúp nó hoạt động đúng đắn. Ảnh: Boldsky.
Meo don gian giup tang cuong mien dich chong benh tat luc giao mua-Hinh-7
7. Tránh căng thẳng: Khi bạn bị stress, cơ thể bạn không thực hiện đúng chức năng của nó, trong đó có hệ thống miễn dịch. Sự căng thẳng kéo dài gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng do hậu quả của sự miễn dịch yếu hơn. Ảnh: Boldsky.
Meo don gian giup tang cuong mien dich chong benh tat luc giao mua-Hinh-8
8. Tiêu thụ probiotics: Sữa chua hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào có chứa probiotic, vi khuẩn có trong ruột làm tăng cường hệ thống miễn dịch. Probiotics có khả năng duy nhất để làm tăng hiệu quả của văcxin phòng bệnh cúm vừa mới xuất hiện. Ảnh: Boldsky.
Meo don gian giup tang cuong mien dich chong benh tat luc giao mua-Hinh-9
9. Ăn những trái cây họ quýt: Trái cây có múi có nhiều vitamin C là chất miễn dịch tốt nhất cho cơ thể. Các chất chống oxy hóa có trong loại quả này giúp sửa chữa các tế bào và giảm tác hại của các gốc tự do gây hại trong cơ thể. Ảnh: Boldsky.
Meo don gian giup tang cuong mien dich chong benh tat luc giao mua-Hinh-10
10. Tiêu thụ tỏi: Tỏi tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch trong cơ thể chúng ta. Nó có chứa lưu huỳnh rất giàu chất chống vi khuẩn. Nó cũng làm tăng hoạt động của bạch cầu, giúp chúng chống lại bệnh tật tốt hơn. Ảnh: Boldsky.
Meo don gian giup tang cuong mien dich chong benh tat luc giao mua-Hinh-11
11. Trà xanh: Chất chống oxy hóa trong trà xanh tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách tăng số lượng tế bào T trong cơ thể. Trà xanh cũng có đầy đủ EGCG là polyphenol và chất oxy hóa chống lại bệnh tật. Trà xanh cũng có chứa chất chống oxy hóa mạnh và chống viêm. Ảnh: Boldsky. 
Meo don gian giup tang cuong mien dich chong benh tat luc giao mua-Hinh-12
12. Hành: Hành có chứa một lượng lớn vitamin C và các chất phytochemical khác, được biết là tăng cường chức năng miễn dịch. Chúng thúc đẩy sự phát triển của kháng sinh học và giúp cân bằng mức Ph của cơ thể. Điều này dẫn đến sự hấp thu khoáng chất tốt hơn, đồng thời tăng chức năng miễn dịch. Ảnh: Boldsky. 

Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.