Người mắc bệnh tuyến giáp ăn rau cải được không?

Nghiên cứu cho thấy, rau cải có chứa nhiều vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin, giàu canxi... tốt cho sức khỏe người ăn.

Những người không nên ăn rau cải:

Những người đang mắc bệnh suy giáp

Dù rau cải chứa nhiều loại vitamin và dinh dưỡng tốt cho chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên, người nào đang có vấn đề về tuyến giáp, đang điều trị bệnh suy giáp, ung thư tuyến giáp, bướu cổ... thì không nên ăn bởi rau cải có chứa goitrin - một chất có thể gây bướu cổ, có thể khiến bệnh tuyến giáp hoặc bướu cổ trầm trọng hơn.

Nếu muốn ăn, bệnh nhân suy giáp cần ngâm rửa thật kỹ rau cải rồi mới chế biến để loại bỏ hết chất goitrin trên rau. Có thể hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng rau cải phù hợp để sử dụng.

Bà bầu có hội chứng trào ngược

Bà bầu có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau cải họ cải nên thận trọng với cải thảo. Thành phần indol trong cải thảo có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.

Người có bệnh tiêu hóa, dạ dày

Những bệnh nhân đang mắc bệnh dạ dày, bị đầy bụng, chướng hơi thì nhất định không nên ăn nhiều rau cải kẻo dễ sinh ra nhiều khí, gây đầy bụng...

Nếu đang mắc các bệnh về viêm đường tiêu hóa thì tốt nhất bạn không nên ăn rau cải sống, kể cả khi đã muối như kim chi, dưa muối, salad… để tránh gây kích thích cho vùng viêm loét.

Người bệnh gút không nên ăn rau cải

Các loại rau cải có hàm lượng purin ở nhóm B, 50 - 150mg/100g. Trong khi đó, các thực phẩm có hàm lượng purin cao có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút. Vì vậy nếu bạn thuộc nhóm người có nguy cơ mắc bệnh gút cao, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng loại rau này.

Người bị bệnh thận

Những người suy thận nặng không nên ăn bắp cải.

Lưu ý:

Ngoài ra, vào mùa đông khi lựa chọn rau cải xanh, bạn nên chọn loại cải non, lá xanh, mỏng, cuống to. Bên cạnh đó, cần cẩn thận khi ăn sống vì loại này thường được bón phân có chứa nhiều nitrat. Không nên để rau cải đã nấu chín vì lượng nitrat trong rau cải có thể bị biến đổi thành nitrite, gây hại cho sức khỏe người ăn.

Thực phẩm trở nên độc hại nếu chế biến sai cách

Khoai tây, dầu ăn, hải sản... là thực phẩm cần hết sức chú ý khi chế biến để không gây độc hại.

Khoai tây nấu chín cũng không nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng vì chúng rất dễ nhiễm khuẩn. Bạn cũng không nên làm nóng lại khoai tây vì việc này có thể gây hại cho cơ thể khi ăn vào.
Thuc pham tro nen doc hai neu che bien sai cach
Ảnh minh họa. 

Các nhóm thực phẩm tàn phá dạ dày

Người đau dạ dày cần tìm hiểu rõ thực phẩm nào nên và không nên ăn để hạn chế cơn đau tái phát.

 Đau dạ dày là căn bệnh xảy ra với nhiều người, tùy tính chất bệnh mà mức độ ảnh hưởng tới mỗi người không giống nhau.

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày, nhưng biểu hiện phổ biến bằng những hiện tượng sau:

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.