Người làm vườn chết vì chạm phải cây độc

Một người đàn ông 33 tuổi ở Anh đã chết do chạm phải cây phụ tử khi làm vườn. Loại cây này có thể phá hoại nội tạng trong vài tiếng đồng hồ.

Sau khi ốm vì làm vườn, một người đàn ông tại Anh đã qua đời. Các chuyên gia nhận định cây phụ tử có thể là nguyên nhân khiến nạn nhân mất mạng.
Cây phụ tử có thể là nguyên nhân khiến anh Nathan Greenaway qua đời hồi tháng 9.
 Cây phụ tử có thể là nguyên nhân khiến anh Nathan Greenaway qua đời hồi tháng 9. 
Hồi tháng 9, một số người đưa Nathan Greenaway, một người làm vườn 33 tuổi, vào bệnh viện trong trạng thái sức khỏe giảm sút. Trước đó Nathan gục ngã khi làm việc trong vườn của một doanh nhân giàu ở làng Upper Froyle thuộc thành phố Hampshire, Anh. Các bác sĩ không thể xác định nguyên nhân khiến anh ốm. Anh tử vong hôm 7/9 vì suy đa tạng, Mirror đưa tin.
Sau đám tang của Nathan, cha của người làm vườn xấu số quyết tâm tìm hiểu nguyên nhân khiến con trai ông chết. Ông tin rằng anh đã tiếp xúc với cây phụ tử (Aconitum) hay cây ô đầu, một loài thực vật rất độc. Người ta trồng cây phụ tử trong vườn mà Nathan từng làm thuê. 
Nếu con người tiếp xúc cây phụ tử mà không đeo găng tay, các triệu chứng như nôn mửa, chóng mặt, tiêu chảy, tim đập nhanh sẽ xuất hiện. Trong những trường hợp nặng, tim và đường hô hấp của nạn nhân có thể tê liệt. Một số chuyên gia khẳng định chất độc của cây phụ tử có thể phá hoại các cơ quan nội tạng của con người trong vài tiếng đồng hồ. Người dân ở nhiều nơi dùng cây phụ tử để diệt sói.
Các trường hợp nhiễm độc vì cây phụ tử hiếm khi xảy ra. Andre Noble, một diễn viên Canada, từng mất mạng sau khi vô tình ăn cây phụ tử khi cắm trại vào năm 2004. 

Kịch tính ong bắp cày tử chiến nhện đen

(Kiến Thức) - Vô tình đi nhầm vào hang nhện, ong bắp cày tự mình châm ngòi cho trận tử chiến với một con nhện đen vùng Nam Âu.

Trên đường đi kiếm thức ăn, ong bắp cày phát hiện ra một cái hang hứa hẹn là một miếng mồi ngon nên không ngần ngại sục đầu vào do thám.
 Trên đường đi kiếm thức ăn, ong bắp cày phát hiện ra một cái hang hứa hẹn là một miếng mồi ngon nên không ngần ngại sục đầu vào do thám.

8 cây phong thủy hút chất độc, nên trồng trong nhà

(Kiến Thức) - Lô hội, dây thường xuân, vạn niên thanh, cây đuôi hổ, bồng bồng… là những cây phong thủy phòng làm việc hút khí đôc không khí trong nhà bạn.

8 cay phong thủy phong lam viec thanh loc khong khi
TS Đặng Văn Hạnh, chuyên gia cây cảnh, Viện Công nghệ sinh học cho biết nhiều loại cây có triển vọng sử dụng hiệu quả trong việc thanh lọc không khí như lô hội, dây thường xuân, vạn niên thanh, cây đuôi hổ, bồng bồng, ráy thơm, sung, đa, trúc nhật hay thiết mộc lan...  
8 cay phong thủy phong lam viec thanh loc khong khi-Hinh-2
Cây làm sạch không khí bằng hai cách là hấp thụ chất ô nhiễm vào lá rồi chuyển xuống rễ, rễ tổng hợp chất ô nhiễm làm thức ăn cho cây, hoặc cây nhả hơi nước như một cái bơm hút không khí bẩn xuống rễ.  
8 cay phong thủy phong lam viec thanh loc khong khi-Hinh-3
Lô hội (nha đam) là cây thảo sống nhiều năm, có thể hút được nhiều khí độc như aldehyde formic, cacbonic, cacbondioxit. 
8 cay phong thủy phong lam viec thanh loc khong khi-Hinh-4
Dây thường xuân, còn gọi là cây Vạn niên, danh pháp khoa học là Hedera helix, có khả năng sinh sống và lan trên bề mặt dốc cao tới 20-30m. Thường xuân không đòi hỏi nhiều ánh sáng, chăm sóc dễ dàng, có thể hấp thụ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, các chất gây ô nhiễm không khí do máy tính hoặc các thiết bị văn phòng tạo ra. 
8 cay phong thủy phong lam viec thanh loc khong khi-Hinh-5
Vạn niên thanh (Aglaonema) ưa thích ánh sáng yếu, ưa ẩm ướt, nhưng không cần nhiều nước. Loại cây này không những thanh lọc không khí mà còn chặn các tia bức xạ từ máy tính. 
8 cay phong thủy phong lam viec thanh loc khong khi-Hinh-6
Lan Đuôi Hổ là một trong những loại cây có tác dụng làm sạch không khí và hấp thụ ánh sáng tốt nhất, không đòi hỏi chăm sóc nhiều và chức năng lọc formaldehyde trong không khí vô cùng hiệu quả.
8 cay phong thủy phong lam viec thanh loc khong khi-Hinh-7
Thiết mộc lan có thể hút khí toluen và khí CO. 
8 cay phong thủy phong lam viec thanh loc khong khi-Hinh-8
Cây sung cảnh có thể dùng trang trí trong nhà, dễ chăm sóc và khả năng khử không khí độc rất lớn. 
8 cay phong thủy phong lam viec thanh loc khong khi-Hinh-9
Cây cọ cảnh có thể hút các khí độc như khí benzen, khí formaldehyde. 
8 cay phong thủy phong lam viec thanh loc khong khi-Hinh-10
 Cây thiên niên kiện có thể hút khí CO và formaldehyde.

Ảnh độc về cuộc chiến đấu bên trong cơ thể người

(Kiến Thức) - Đó là cuộc chiến đấu kỳ diệu giữa hệ miễn dịch và tật bệnh, được nhiếp ảnh gia Lennart Nilsson ghi lại cực kỳ sinh động qua kính hiển vi.

Hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người, có chức năng phát hiện, vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Ảnh: Tế bào T có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch đang bị tấn công bởi virus HIV/AIDS.
Hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người, có chức năng phát hiện, vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Ảnh: Tế bào T có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch đang bị tấn công bởi virus HIV/AIDS. 
Tế bào lympho B (tế bào sản xuất kháng thể) bị vây bám bởi các vi khuẩn (màu xanh).
Tế bào lympho B (tế bào sản xuất kháng thể) bị vây bám bởi các vi khuẩn (màu xanh). 
Các tế bào máu bị nhiễm vi khuẩn sốt rét.
Các tế bào máu bị nhiễm vi khuẩn sốt rét. 
Các tế bào da tự làm lành vết thương để chống bị nhiễm trùng.
Các tế bào da tự làm lành vết thương để chống bị nhiễm trùng. 
Qua kính hiển vi, hình ảnh một virus bệnh cúm thông thường có hình dạng như thế này.
Qua kính hiển vi, hình ảnh một virus bệnh cúm thông thường có hình dạng như thế này.  
Hình ảnh cho thấy một đại thực bào phát hiện, tiêu diệt các vi khuẩn E-coli (màu đỏ).
Hình ảnh cho thấy một đại thực bào phát hiện, tiêu diệt các vi khuẩn E-coli (màu đỏ). 
Vi khuẩn E-coli đang bị tiêu diệt bởi các hóa chất mạnh do thực bào tiết ra.
Vi khuẩn E-coli đang bị tiêu diệt bởi các hóa chất mạnh do thực bào tiết ra. 
Các tế bào T (màu trắng) bao vây, tấn công một tế bào ung thư.
Các tế bào T (màu trắng) bao vây, tấn công một tế bào ung thư
Tế bào T chuyển từ dạng cầu sang các dạng kéo dài để dễ dàng len lỏi tiêu diệt tế bào ung thư.
Tế bào T chuyển từ dạng cầu sang các dạng kéo dài để dễ dàng len lỏi tiêu diệt tế bào ung thư. 
Hình ảnh tế bào ung thư bị phá vỡ và trở thành xơ sau khi đã mất đi tế bào chất.
Hình ảnh tế bào ung thư bị phá vỡ và trở thành xơ sau khi đã mất đi tế bào chất.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.