Người đàn ông bị áp xe túi tinh, bệnh hiếm gặp trên thế giới

Hiện tại Việt Nam chưa ghi nhận báo cáo nào về số liệu người bệnh được chẩn đoán áp xe túi tinh đơn thuần (không kèm áp xe tuyến tiền liệt). Đây là một ca bệnh đặc biệt hiếm gặp.

Ngày 2/8, các bác sĩ Khoa Nam học, Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết vừa điều trị thành công 1 ca bệnh áp xe túi tinh 2 bên cực kì hiếm gặp trên thế giới.
Theo đó, bệnh nhân nam L.H.T sinh năm 1958, Hưng Yên đến Khoa Nam học, Bệnh viện TWQĐ 108 khám với một triệu chứng đau rất mơ hồ ở vùng bụng dưới lan ra hậu môn và sốt cao 38-39 độ không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
Tại Bệnh viện TWQĐ 108, qua thăm khám và làm một số xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán bị áp xe túi tinh hai bên. Ngay sau khi hoàn thiện chẩn đoán, người bệnh được chỉ định phẫu thuật cắt túi tinh 2 bên.
Sau phẫu thuật bệnh nhân ra viện ổn định, các chỉ số về giá trị bình thường, hết sốt, hết đau.
Ca phẫu thuật cho bệnh nhân bị áp xe túi tinh tại Bệnh viện TƯQĐ 108 - Ảnh BVCC
Ca phẫu thuật cho bệnh nhân bị áp xe túi tinh tại Bệnh viện TƯQĐ 108 - Ảnh BVCC
Theo BS Phan Lê Nhật Long, Khoa Nam học, Bệnh viện TWQĐ 108: “Chức năng của túi tinh bao gồm sản xuất và lưu trữ chất dịch là thành phần của tinh dịch sau này. Thực tế chất dịch này sẽ chiếm khoảng 70% lượng dịch giải phóng ra trong quá trình xuất tinh. Vì không phải chức năng sản xuất tinh trùng nên cắt túi tinh không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản như nhiều người đã lầm tưởng”.
Áp xe túi tinh đơn thuần (không kèm áp xe tuyến tiền liệt) là bệnh lý viêm nhiễm tầng sinh môn cực kỳ hiếm gặp. Tại Hoa Kỳ từ năm 1958 đến 2017 mới chỉ ghi nhận 7 trường hợp, trong đó có 1 trường hợp áp xe túi tinh 2 bên. Bởi vì bệnh lý này có bệnh cảnh không thực sự đặc hiệu (đau âm ỉ, tức nặng vùng chậu, bẹn, hạ vị và tầng sinh môn) nên việc chẩn đoán chính xác là rất khó khăn.
Chẩn đoán áp xe túi tinh chủ yếu dựa vào Chẩn đoán hình ảnh chụp Cộng hưởng từ vùng tầng sinh môn. Sau khi đã xác định chẩn đoán, người bệnh được chỉ định phẫu thuật cắt túi tinh 2 bên, bảo tồn tuyến tiền liệt, bảo tồn ống dẫn tinh 2 bên.
Túi tinh là phần phồng ra phía bên của ống dẫn tinh, dung tích khoảng 3 - 4 ml, kích thước bình thường không bị tắc nghẽn là 2 - 4 cm chiều dài và 1 - 2 cm chiều rộng. Túi tính nằm sâu trong vùng chậu, phía sau tuyến tiền liệt vì vậy các bệnh lý túi tinh thường đi kèm cùng với bệnh lý tuyến tiền liệt.
Hiện tại, tại Việt Nam chưa ghi nhận báo cáo nào về số liệu người bệnh được chẩn đoán áp xe túi tinh đơn thuần (không kèm áp xe tuyến tiền liệt). Đây là một ca bệnh đặc biệt hiếm gặp, khó chẩn đoán, khó điều trị và đã được điều trị thành công tại Khoa Nam học, Bệnh viện TWQĐ 108.

Sốt suốt 5 năm tưởng “ma ám”, hóa ra vì mắc căn bệnh này

Sốt suốt 5 năm, cô Lý nhiều lần nhập viện đều không tìm được nguyên nhân cụ thể khiến cô mắc bệnh. Thậm chí, người nhà còn cho rằng cô Lý bị "ma ám".

Cô Lý, người Bắc Kinh, Trung Quốc, năm nay 41 tuổi, bị áp xe vùng chậu nhiều lần và sốt suốt 5 năm qua, phải nhập viện điều trị chống viêm nhiều lần.
Bệnh tình khiến cô Lý mệt mỏi suốt ngày nên cũng đã nhiều lần nhập viện cấp 3, mổ nội soi thăm dò, cả khoa tiết niệu và phụ khoa đều không tìm được nguyên nhân cụ thể khiến cô mắc bệnh. Thậm chí, người nhà còn cho rằng cô Lý bị "ma ám".

Áp xe và nhiều biến chứng đáng sợ sau tiêm filler nâng ngực

Tiêm filler nâng ngực, chị em có thể gặp phải nhiều biến chứng đáng sợ như bị áp xe, dị ứng, biến dạng ngực,...thậm chí tử vong.

Ngực phải sưng to, có mủ sau tiêm filler
Mới đây, Bệnh viện Da liễu TP HCM tiếp nhận bệnh nhân nữ (26 tuổi, ngụ quận Bình Tân) bị áp xe lớn ở vùng ngực sau khi tiêm chất làm đầy (filler) để tăng kích cỡ ngực.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.