Ngủ trưa quá lâu tăng nguy cơ mất trí nhớ

Theo một nghiên cứu, những người ngủ trưa ít nhất hơn 1 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn 40% so với những người ngủ trưa ít hơn 1 giờ mỗi ngày.

Mọi người đều biết sự nguy hiểm của việc thức khuya, thiếu ngủ có thể là một vấn đề lớn. Thế nhưng, nếu cố ngủ bù vào ban ngày, đặc biệt là ngủ trưa quá lâu, không khoa học sẽ gây rất nhiều tác hại cho cơ thể.
Một bài báo đăng trên JCEM - Tạp chí nội tiết lâm sàng và chuyển hóa đã khẳng định rằng thức khuya và ngủ trưa hơn 30 phút trong ngày có thể tăng gấp đôi nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ.
Mới đây, một nghiên cứu do Đại học Tôn Trung Sơn và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Quảng Châu, Trung Quốc, phối hợp thực hiện đã phân tích dữ liệu về giấc ngủ của 5011 người trưởng thành, phát hiện ra rằng thức khuya và ngủ trưa nhiều có liên quan đáng kể đến nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ, mức độ tăng tỷ lệ mắc bệnh lần lượt 37% và 17%.
Ngu trua qua lau tang nguy co mat tri nho
Ảnh minh hoạ.
Trong số nhiều yếu tố khiến giấc ngủ không lành mạnh, những người ngủ không ngon giấc vào ban đêm và chợp mắt hơn 30 phút vào ban ngày có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ cao nhất, với mức tăng nguy cơ là 138%. Ngủ trưa dưới 30 phút, nguy cơ gan nhiễm mỡ sẽ giảm 16%.
Ngoài nguy cơ gan nhiễm mỡ, ngủ trưa quá lâu còn có thể kéo theo hàng loạt bệnh tật. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tokyo ở Nhật Bản đã công bố một nghiên cứu tại cuộc họp thường niên lần thứ 65 của Đại học Tim mạch Mỹ, cho biết, thời gian ngủ trưa càng dài, nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa càng cao.
Hội chứng chuyển hóa chủ yếu biểu hiện ở béo bụng, cao huyết áp, cholesterol cao, đường huyết cao…sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa thời gian ngủ trưa và nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.
So với những người thường xuyên ngủ trưa từ 1-30 phút, những người thường xuyên ngủ trưa hơn 90 phút có nguy cơ đột quỵ tăng 25%. Điều này là do những người ngủ trưa dài có những thay đổi bất lợi về mức cholesterol và tăng vòng eo, cả hai đều là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ.
Có thể bạn đã từng trải nghiệm điều này, bạn ngủ càng lâu, sẽ càng mệt mỏi, mơ màng khi thức dậy. Có thể bạn không biết, ngủ trưa quá lâu không chỉ ảnh hưởng đến trạng thái sau khi thức dậy mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Một nghiên cứu từ Đại học California (Mỹ) đã phát hiện ra có mối quan hệ hai chiều giữa giấc ngủ trưa và quá trình lão hóa não bộ. Ngủ trưa quá nhiều làm tăng nguy cơ mất trí nhớ, tạo ra một vòng luẩn quẩn. Ngoài ra, những người ngủ trưa ít nhất hơn 1 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn 40% so với những người ngủ trưa ít hơn 1 giờ mỗi ngày.
Theo các chuyên gia, chỉ cần bạn chú ý một chút và hình thành thói quen ngủ trưa khoa học thì sẽ có một cơ thể khỏe mạnh. Sau khi ăn trưa, một lượng lớn máu đi vào đường tiêu hóa, máu cung cấp cho não không đủ, lúc này cơn buồn ngủ có thể ập đến, nhưng khuyên bạn không nên chợp mắt ngay sau bữa ăn.
Thời gian ngủ trưa chính xác nên là sau bữa trưa nửa tiếng, lúc này bữa trưa trong dạ dày đã được tiêu hóa một phần, có thể giảm bớt áp lực cho đường tiêu hóa, giảm bớt thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản.
Nếu có điều kiện nằm thì tốt nhất nên nằm mà ngủ, bởi vì nằm có thể khiến các khớp xương, cơ bắp và đường tiêu hóa toàn thân được thư giãn, chất lượng giấc ngủ cũng được cải thiện. Không nên ngủ trưa trong tư thế nằm sấp. Nằm sấp sẽ chèn ép mắt, trong thời gian ngắn gây suy giảm thị lực, tăng nhãn áp, đồng thời dễ chèn ép dạ dày, ruột, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Trong trường hợp điều kiện hạn chế, bạn có thể chọn ngủ trên ghế ngả đầu ra sau. Nên sử dụng gối kê cổ dạng vòng để cố định tư thế đầu sau khi ngủ, tránh bị cứng cổ và thoái hóa đốt sống cổ. Thời gian ngủ trưa thường là 15-30 phút là phù hợp. Chỉ cần ngủ 15 phút cũng đủ để giảm bớt một phần áp lực, cho não bước vào trạng thái ngủ NREM nhẹ giúp cơ thể phục hồi.
Ngoài ra, vì thời gian ngủ trưa rất ngắn nên đừng ôm lấy điện thoại. Độ sáng của màn hình sẽ ảnh hưởng đến việc đi vào giấc ngủ, não càng nhìn vào điện thoại sẽ càng hưng phấn và càng hưng phấn thì càng khó đi vào giấc ngủ.

>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Mỹ cấp phép lưu hành thuốc chữa bệnh Alzheimer mới

Nguồn video: THĐT

Giật mình cách ngủ trưa không tốt, gây rối loạn hormone

(Kiến Thức) - Duy trì cách ngủ trưa không tốt, nhiều người dù ngủ bao lâu vẫn cảm thấy mệt mỏi. Tình trạng này đặc biệt thường xảy ra với những người có giấc ngủ trưa dài.

Giat minh cach ngu trua khong tot, gay roi loan hormone
Thông tin công bố trên tạp chí General Psychiatry cho thấy những người duy trì thói quen ngủ trưa ngắn có suy nghĩ linh hoạt hơn so với người không bao giờ ngủ. Ngủ trưa còn liên quan đến khả năng ghi nhớ, nhận thức và sự linh hoạt ngôn ngữ. 

Điều cấm kỵ đối với giấc ngủ trưa mà dân văn phòng hay mắc phải

Ngủ trưa có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và giúp lấy lại năng lượng. Tuy nhiên, ngủ trưa sai cách không chỉ phản tác dụng mà còn tăng nguy cơ tử vong.

Ngủ gục trên bàn

Đây là thói quen phổ biến của những người trẻ, dân văn phòng hay học sinh, sinh viên có thời gian nghỉ trưa ngắn và không gian chật chội.

Không chỉ ảnh hưởng đến xương, gây khó khăn cho hô hấp, ngủ trưa với tư thế ngồi gục đầu trên bàn khiến nhịp tim dần chậm lại, gây thiếu máu não làm cho chức năng hệ thống thần kinh thực vật bị rối loạn tạm thời, dẫn tới chóng mặt, ù tai, chân bủn rủn, tê tay chân. Theo thời gian, thói quen này gây tổn thương hệ thống tim mạch và mạch máu não, tương lai dẫn tới hình thành các bệnh tim mạch và bệnh về máu não mãn tính.

Ảnh minh họa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.