Ngũ cốc nguyên hạt cực tốt nhưng 5 người này nên tránh xa

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 5 kiểu người này cần đặc biệt lưu ý khi ăn ngũ cốc nguyên hạt, nếu không tác dụng mất hết còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nhiều người cho rằng ăn ngũ cốc nguyên hạt sẽ tốt hơn cho cơ thể, vì vậy việc tuyên truyền của các doanh nghiệp cũng rất khoa trương. Trên thực tế, ăn ngũ cốc nguyên hạt rất đặc thù, không phải ai cũng thích hợp dùng loại thực phẩm này.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 5 kiểu người này cần đặc biệt lưu ý khi ăn ngũ cốc nguyên hạt, nếu không tác dụng mất hết còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
1 - Bệnh nhân thiếu máu
Bệnh nhân thiếu máu phải ăn ngũ cốc thô một cách cẩn thận, bởi vì sự hấp thụ chất sắt trong ngũ cốc thô sau khi vào cơ thể con người là rất thấp, nếu bệnh nhân thiếu máu thích ăn ngũ cốc thô, nhớ ăn thịt đỏ để cân bằng.
Ngu coc nguyen hat cuc tot nhung 5 nguoi nay nen tranh xa
Ảnh minh hoạ. 
2 - Bệnh nhân axit uric cao
Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm tất cả các loại đậu, rất giàu protein chất lượng cao. Đối với những bệnh nhân có axit uric cao, ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm có thể khiến axit uric tăng cao. Vì vậy, khẩu phần ăn của bệnh nhân mắc bệnh này chủ yếu vẫn là gạo trắng tinh chế và mì, đồng thời nên ăn càng ít ngũ cốc nguyên hạt càng tốt.
3. Người bệnh tiêu hóa
Những người có vấn đề về tiêu hóa như viêm loét dạ dày, hành tá tràng không nên ăn ngũ cốc nguyên hạt. Bởi vì những thức ăn này tương đối thô ráp, đi vào đường tiêu hóa, ma sát vật lý sẽ khiến vết thương bị đau, người dễ bị đầy hơi, sau khi ăn cũng sẽ cảm thấy khó chịu.
Bệnh nhân đã từng phẫu thuật đường tiêu hóa hoặc mắc các bệnh đường tiêu hóa không thích hợp ăn ngũ cốc thô, đặc biệt bệnh nhân ung thư đại trực tràng phải thực hiện chế độ ăn ít chất cặn bã từ khi điều trị đến ít nhất 2-3 tháng sau điều trị, tránh ăn nhiều chất xơ và thức ăn cứng, sau khi hồi phục nên bổ sung thêm lượng ngũ cốc thô theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. Người bị bệnh thận
Ở bệnh nhân bị bệnh thận, do suy thận, rối loạn chuyển hóa protein, tích tụ ure máu. Để giảm sự hình thành urê máu và giảm gánh nặng cho thận, chế độ ăn ít protein được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng, do đó nên giảm lượng protein thực vật.
Vì hàm lượng protein, kali và phốt pho trong ngũ cốc nguyên hạt tương đối cao, nếu dùng làm thức ăn chính, ăn nhiều sẽ dễ gây tăng kali máu, thúc đẩy chức năng thận suy giảm, cơ thể người bệnh sẽ không dung nạp được.
Ngu coc nguyen hat cuc tot nhung 5 nguoi nay nen tranh xa-Hinh-2
 Ảnh minh hoạ. 
5. Bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường
Mặc dù bệnh nhân tiểu đường được khuyến khích ăn nhiều ngũ cốc thô nhưng cũng nên kiểm soát lượng ăn vào, đặc biệt bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh thận thì không nên ăn ngũ cốc thô. 

Sai lầm khi ăn ngũ cốc, khiến món ngon hại nhiều hơn lợi

(Kiến Thức) - Ngũ cốc được đánh giá là một trong những thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Vậy nhưng, mắc sai lầm khi ăn ngũ cốc có thể gây hại.

Sai lam khi an ngu coc, khien mon ngon hai nhieu hon loi
Ngũ cốc nguyên hạt là một phần trong chế độ ăn uống của con người trong hàng chục ngàn năm nay. So với ngũ cốc tinh chế, ăn ngũ cốc thô giúp tận dụng tối đa nguồn protein, vitamin B và chất xơ. 

Ngũ cốc nguyên hạt cực tốt nhưng không phải ai cũng ăn được

Một số người đặc biệt dưới đây không nên thường xuyên ăn ngũ cốc nguyên hạt kẻo gây hại cho sức khỏe.

Ngũ cốc thô bao gồm các hạt ngô, kê, gạo tím, yến mạch, kiều mạch, lúa mỳ và các loại đậu khô như đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ… Phải thừa nhận rằng ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe vì phòng ngừa bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường, béo phì, giảm mỡ máu, ngừa táo bón,…

Tuy nhiên, nếu nạp quá nhiều ngũ cốc nguyên hạt cũng sẽ gây bất lợi cho sức khỏe. Một số người "đặc biệt" dưới đây không nên thường xuyên ăn ngũ cốc nguyên hạt kẻo "chữa lợn lành thành lợn què".

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.