"Ngôi mộ tình nhân" Trung Quốc mang thông điệp tình yêu bất tử
Hai bộ xương một nam một nữ ôm chặt nhau trong "ngôi mộ tình nhân" từ thế kỷ thứ 5 được phát hiện ở Trung Quốc đã truyền đi thông điệp tình yêu bất tử - đến "cái chết cũng không thể chia lìa được đôi ta" - vô cùng lãng mạn làm rung động hàng triệu co
Theo Bảo Tuấn/ Tienphong
"Romeo-Juliet phương Đông"
"Tình yêu là một thứ cảm xúc tuyệt diệu của con người đã được miêu tả trong văn học dân gian và nghệ thuật từ thời Trung Quốc cổ đại. Tuy nhiên, trong lĩnh vực khảo cổ, những bằng chứng trực tiếp phản ánh tình yêu "bằng xương bằng thịt" là vô cùng hiếm", bình luận của các tác giả nghiên cứu về 2 bộ xương ôm nhau trong "ngôi mộ tình nhân" ở Trung Quốc được NY Post dẫn lại.
Theo Ancient Pages, ngôi mộ tình nhân được xác định khoảng 1.500 năm tuổi thuộc thời Bắc Ngụy (386-534) - một thời đại chính trị hỗn loạn ở Trung Quốc cổ đại.
Ngôi mộ được phát hiện tình cờ tại một công trường xây dựng ở thành phố Đại Đồng, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào mùa hè năm ngoái. Các nhà khảo cổ đã bị sốc khi phát hiện 2 bộ xương một nam một nữ ôm chặt lấy nhau trong một mộ cổ đơn sơ.
Trong ngôi mộ đơn sơ, người đàn ông nằm phía bên trái, một cánh tay dang ra ôm lấy phần bụng của bộ xương nữ nằm bên cạnh. Bộ xương nữ nằm áp mặt vào vai bộ xương nam, tay trái đặt ngang eo chồng. Trên ngón tay đeo nhẫn của cô có một chiếc nhẫn bạc đơn giản. Vật chứng này cùng với tư thế 2 bộ xương ôm chặt lấy nhau trong ngôi mộ đã khiến các nhà khảo cổ tin rằng, họ là một cặp vợ chồng.
Hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết cặp vợ chồng này là ai hoặc họ chết như thế nào, nhưng có một số manh mối cung cấp một số giả thiết về điều này.
Cụ thể, nhờ bộ xương cốt được bảo quản tốt, các nhà nghiên cứu đã xác định được người chồng chết lúc 30 tuổi và bị gãy xương không lành ở cánh tay phải. Từ đó, ông Wang cho rằng, người đàn ông có thể là một chiến binh. Còn người phụ nữ khoảng 35 tuổi và dường như gặp vấn đề với một trong những chiếc răng khôn của cô ấy.
Theo NY Post, các nhà nghiên cứu tin rằng, cặp vợ chồng là những người bình thường trong xã hội Bắc Ngụy. Sau khi khai quật ngôi mộ, các nhà nghiên cứu đều đặt ra câu hỏi rằng, tại sao cặp vợ chồng này lại chết trong tư thế đáng yêu như vậy?"
Có một số giả thiết đã được đưa ra nhưng giả thiết người chồng chết vì bệnh tật trước và người vợ tự tử theo để được chôn chung một mộ với chồng với mong ước sang thế giới bên kia họ vẫn là cặp tình nhân được ủng hộ hơn cả.
“Việc tự do theo đuổi tình yêu được ca ngợi và việc tự tử vì tình cũng được chấp nhận”, ông Qian Wang, nhà cổ sinh học kiêm giáo sư tại Trường Cao đẳng Nha khoa thuộc Đại học Texas A&M của Mỹ chia sẻ.
Theo ông Wang, giả thiết người vợ tự tử chết theo chồng được ủng hộ còn vì nó phù hợp với các giá trị của thời đó. Cụ thể ở triều đại Bắc Ngụy của Trung Quốc, chuyện tình cảm nam nữ được ca tụng. Vào thời đại này cũng xuất hiện các câu chuyện tình yêu thắm thiết nhưng có kết cục buồn tương tự như chuyện tình "Romeo và Juliet" ở phương Tây.
Ông Wang lấy ví dụ câu chuyện dân gian "Chuyện tình bươm bướm", trong đó cô gái trong câu chuyện đã nhảy xuống ngôi mộ của người yêu để chết chung với người tình. Sau đó, linh hồn của họ biến thành bươm bướm, bay ra khỏi ngôi mộ và không bao giờ bị chia cắt nữa.
Tình yêu lãng mạn được cộng đồng ủng hộ do ảnh hưởng từ phương Tây?
Ông Qian Wang, nhà cổ sinh học kiêm giáo sư tại Trường Cao đẳng Nha khoa thuộc Đại học Texas A&M của Mỹ cho biết, việc hai người hoặc nhiều người được chôn cất chung trong cùng một ngôi mộ không phải là chuyện hiếm ở Trung Quốc cổ đại.
Trên thực tế, trong nghĩa trang hơn 600 ngôi mộ, được Viện Khảo cổ học tỉnh Thiểm Tây khai quật vào tháng 6/2020 cũng có ít nhất 2 ngôi mộ chôn cất chung khác. Nhưng 2 bộ xương gần như hoàn chỉnh ôm chặt nhau trong vòng tay là duy nhất và là "khám phá đáng chú ý". Nó tiết lộ cái nhìn hiếm hoi về văn hóa Trung Quốc trong khoảng thời gian này, ông Wang chia sẻ.
Vị giáo sư cũng cho biết, khi nhận được những bức ảnh về 2 bộ xương ôm chặt nhau trong vòng tay, ông đã rất sốc.
Bởi văn hóa Trung Quốc cổ đại chịu ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo nên việc nam nữ, thậm chí vợ chồng thể hiện tình cảm với nhau là điều không được công chúng ủng hộ, thậm chí là một điều cấm kỵ.
Tuy nhiên, bộ xương cặp vợ chồng thời Bắc Ngụy ôm chặt nhau đã cho thấy điều ngoại lệ, khi mà chính cộng đồng đã hỗ trợ đặt cặp vợ chồng nằm ở tư thế ôm chặt nhau sau khi họ qua đời. Điều này cũng khiến các nhà khảo cổ học tin rằng, cặp vợ chồng chắc hẳn đã có một câu chuyện tình yêu vô cùng bền chặt, cảm động, đủ sức lay động trái tim của mọi người.
"Bạn có thể tìm thấy những ngôi mộ chôn chung hoặc nhiều quan tài trong cùng 1 mộ, nhưng ở đây, chúng ta thấy một "vòng tay yêu thương". Điều đó cho thấy người quá cố đã được đặt vào quan tài trong tư thế đó (ngay sau khi chết). Đó không chỉ là biểu tượng của tình yêu mà nó còn thể hiện sự hỗ trợ của cộng đồng (dành cho cặp vợ chồng quá cố); sự tôn trọng tình yêu của cặp tình nhân từ những người đã chôn cất họ", ông Wang bình luận.
“Sự tự do bày tỏ và chủ động theo đuổi tình yêu trong văn hóa Trung Quốc đã trở nên nổi bật trong suốt thiên niên kỷ đầu tiên và chiếc nhẫn thể hiện khát vọng tình yêu vĩnh cửu của đôi lứa", các nhà nghiên cứu giải thích thêm.
Cũng theo các nhà nghiên cứu, việc chôn cất cặp vợ chồng thời Bắc Ngụy này có thể bị ảnh hưởng bởi các phong tục từ phương Tây hoặc “xa hơn nữa” do sự giao thoa văn hóa thông qua "con đường Tơ lụa" đã ảnh hưởng trực tiếp đến những người bốc mộ.
Theo họ, khám phá về 2 bộ xương ôm chặt nhau "phản ánh một sự thể hiện độc đáo về cảm xúc yêu thương của con người khi mai táng, mang đến một cái nhìn hiếm hoi về quan điểm của con người đối với tình yêu, cuộc sống, cái chết và thế giới bên kia ở miền bắc Trung Quốc trong thời kỳ giao lưu văn hóa và sắc tộc mãnh liệt".
Ngôi mộ có khả năng được xây từ thế kỷ thứ VI TCN đến thế kỷ thứ IV TCN.
Các nhà khảo cổ học Ai Cập mới đây đã phát hiện một ngôi mộ gần Aswan, dọc theo sông Nile. Những văn bản chữ tượng hình khắc trên các mảnh quan tài bằng gỗ được tìm thấy trong ngôi mộ hé lộ nó thuộc về một người đàn ông bí ẩn được đặt tên là Tjt.
Phát hiện ngôi mộ cổ có 22 miếng vàng lá chạm khắc tinh xảo
Các nhà khảo cổ đã khai quật được một sảnh tiệc lớn trong khu mộ cổ tập thể dạng gò đặc trưng của người Viking ở Thuỵ Điển. Đáng chú ý nhất là 22 miếng vàng lá có hình chạm khắc tinh xảo.
Tại địa điểm khảo cố Aska, cách thủ đô Stockholm của Thụy Điển khoảng 36 km, các nhà khảo cổ đã khai quật được một sảnh tiệc lớn trong khu mộ cổ tập thể dạng gò đặc trưng của người Viking, nơi một gia đình hoàng gia được chôn cất qua nhiều thế hệ. Tại sảnh tiệc có thể được sử dụng cho những nghi thức tang lễ, họ tìm thấy vô số báu vật, trong đó đáng chú ý nhất là 22 miếng vàng lá có hình chạm khắc tinh xảo.
Cận cảnh các miếng vàng bí ẩn - Ảnh: Academia
Nói trong bài báo vừa đăng tải trên Academia, giáo sư Martin Rundkvist từ Đại học Lodz (Ba Lan), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết những miếng vàng đã 1.300 năm tuổi, tức có thể được tạo ra từ trước khi xây dựng khu mộ cổ, sau đó mới được đặt xuống sảnh tiệc này. Bản thân khu mộ cổ được sử dụng bởi một gia đình hoàng gia Viking trị vì từ năm 793 sau Công Nguyên đến năm 1066 sau Công Nguyên.
Khu vực khai quật - Ảnh: Academia
Theo Live Science, một người thợ kim hoàn chuyên nghiệp tên Eddie Herlin đã được giao nhiệm vụ mở các miếng vàng lá bị gấp nát trong khu mộ cổ ra. Sau khi khôi phục nguyên trạng, họ nhận ra tất cả đều có hình những cặp đôi đang ôm nhau.
Một miếng vàng đã được mở ra, phục hồi hình dạng ban đầu - Ảnh: Academia
Ngoài 22 miếng lớn, họ còn phát hiện 52 mảnh vàng vụn nhỏ khác với tổng trọng lượng 0,75 gram. Tất cả chúng đều được xác định là phần còn lại của một vật tạo tác lớn hơn, cũng mang hình các cặp đôi ôm hôn. Một số lá bạc, vật dụng bằng ngà voi và nhiều đồ tạo tác giá trị khác cũng được thu thập từ khu mộ cổ.
Theo Acient Origins, nhóm nghiên cứu nghiêng về 3 giả thuyết: các cặp đôi trong hình đại diện cho các hoàng tử và công chúa mới kết hôn; hoặc họ là những nam thần và nữ thần, bởi các vị vua Viking vẫn tin rằng mình thuộc dòng dõi thần thánh; hoặc họ là 2 người khổng lồ thần thoại Freyr và Gerdr trong thần thoại Bắc Âu. Sự ôm hôn có thể không chỉ là biểu tượng tình yêu, mà còn nói lên sự ràng buộc về mặt tinh thần. Các miếng vàng lá này có thể được dán vào các cột đỡ mái nhà hay ngai vàng của nhà vua.
Câu nói của người đồng nghiệp làm tôi giật mình đánh rơi chiếc chén uống nước. Thấy sự bối rối của vợ, chồng bảo công ty mới có quyết định thưởng hôm trước...
Câu nói của người đồng nghiệp làm tôi giật mình đánh rơi chiếc chén uống nước. Thấy sự bối rối của vợ, chồng bảo công ty mới có quyết định thưởng hôm trước...
Măng khô là một món thực phẩm khá quen thuộc ngày Tết, vì vừa dễ ăn mà lại còn "chống ngán" , nhưng không phải ai cũng biết cách chọn và chế biến ra sao để ngon, đảm bảo an toàn.
Ứng dụng đơn thuần là đo đếm các chỉ số hình thể mà các chị em quan tâm nhưng lại yêu cầu các quyền truy cập quan trọng vào hệ thống. Các chuyên gia khuyến cáo nên gỡ bỏ ngay lập tức.
Các nhà khoa học ở Hàn Quốc đã phát triển camera mô phỏng mắt kép của côn trùng, có độ dày chưa tới 1 mm và có thể chụp cực nhanh, rõ nét trong điều kiện ánh sáng yếu.
Khi chúng tôi đang ngủ say thì chị Thúy gõ cửa cầu cứu. Chị xin được tá túc một đêm vì chồng chị uống rượu với bạn sắp về đến nhà. Dạo gần đây, lần nào anh ấy say xỉn cũng về đánh vợ...
GS.VS Trần Đình Long khẳng định, phương châm của cuộc sống là hãy đứng lên vai người khổng lồ, liên tục học hỏi để không ngừng sáng tạo. Và sách khoa học giúp làm điều đó.
Cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều buổi tiệc tất niên, gặp gỡ bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Tuy nhiên, việc tham gia các bữa tiệc triền miên có thể gây áp lực lớn cho sức khỏe.
Dịp Tết Nguyên Đán, khi nhu cầu mua sắm tăng cao, nhiều đối tượng lợi dụng tâm lý ham rẻ của người tiêu dùng để tung ra các chiêu khuyến mãi giả mạo gây thiệt hại tài chính nghiêm trọng cho người dân.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo sẽ tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình. Dù không cần cầu kỳ, nhưng mâm cỗ cúng cần sự trang trọng, chu đáo nhằm thể hiện lòng thành của gia chủ trước các vị thần.
Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.
Không chỉ giàu protein, thịt lươn còn chứa đựng một kho tàng dinh dưỡng quý giá với nhiều vitamin, khoáng chất và axit béo thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe toàn diện cho con người.
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc (CGS), mỏ đất hiếm mới phát hiện ở tỉnh Vân Nam có thể cung cấp hơn 1,15 triệu tấn tài nguyên góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước.
Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai vừa phẫu thuật cho người đàn ông nuốt nhiều dị vật gây biến chứng thủng đại tràng. Người bệnh được chẩn đoán mắc hội chứng Pica - thích ăn các đồ vật.
Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã gửi thư chúc tết các Hội thành viên, các tổ chức KHCN cùng đội ngũ các nhà khoa học, hội viên và người lao động.