Ngoạn mục ngôi sao hình sứa tím lan tỏa trong không gian

(Kiến Thức) - Bức ảnh ngôi sao mới tuyệt đẹp này được chụp bởi Kính viễn vọng Không gian Hubble, mô phỏng một con sứa vũ trụ trôi nổi trong không gian, nhưng thực tế cấu trúc này không phải là sinh vật sống.

Thay vào đó, vật thể này được gọi là NGC 2022, là một ngôi sao cũ, có kích thước tương tự mặt trời, già đi, đã và đang thải ra các lớp khí phân tử đặc biệt.

NGC 2022 là một ngôi sao khổng lồ đỏ đang trong giai đoạn kết thúc quá trình chuyển đổi hydro thành helium trong lõi của nó, bằng các phản ứng tổng hợp hạt nhân. Hai loại nguyên tử nhẹ liên kết hoặc hợp nhất với nhau tạo ra một nguyên tử nặng hơn.

Ngoan muc ngoi sao hinh sua tim lan toa trong khong gian
 Nguồn ảnh: Space.

Cuối cùng, ngôi sao NGC 2022 này cũng sẽ hết hydro trong lõi. Trọng lực ép ngôi sao khiến nhiệt độ tăng lên trong quá trình co lại. Khi nhiệt độ tăng đủ cao, helium có thể hợp nhất thành carbon - và điều đó khiến ngôi sao mở rộng bán kính lớn hơn nhiều so với trước đây, sau đó tách các lớp khí bên ngoài của nó vào không gian.

"Hơn một nửa khối lượng của NGC 2022 có thể được đổ ra theo cách này, tạo thành một lớp vỏ khí xung quanh," các quan chức Hubble nói trong một tuyên bố.

"Đồng thời, lõi của ngôi sao co lại và ngày càng nóng hơn, phát ra tia cực tím khiến các khí phát sáng."

Bức xạ của nó chiếu sáng những đám mây khí xung quanh, được miêu tả dưới những bước sóng lạnh hơn nhiều có màu hồng và tím đặc trưng.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Hiện tượng lạ trong ngôi sao Eta Carinae gây sửng sốt

(Kiến Thức) - Ngôi sao trẻ Eta Carinae tỏa sáng nổi bật trên bầu trời của bán cầu nam. Và mới đây, các nhà khoa học làm việc tại Kính viễn vọng Hubble của NASA quan sát ngôi sao này và bất ngờ tìm thấy một hiện tượng lạ.

Được biết, ngôi sao trẻ Eta Carinae có vị trí tương đối xa Trái đất (cách xa khoảng 7 nghìn năm ánh sáng, xa hơn so với khoảng cách trung bình của các ngôi sao có thể nhìn thấy bằng mắt thường khoảng một nghìn năm ánh sáng). Trong lần phát hiện mới đây, Kính Hubble nhìn thấy hiện tượng nhiễu loạn ánh sáng cực khủng xuất hiện quanh ngôi sao này.

Hien tuong la trong ngoi sao Eta Carinae gay sung sot
Nguồn ảnh: Phys. 

Kinh ngạc ngôi sao cực nhẹ, lớn hơn Mặt trời 2.000 lần

(Kiến Thức) - Ngôi sao kỳ lạ UY Scuti có mật độ phân tử khí là 7×10⁻⁶ kg/m³, tức kém đặc hơn một tỷ lần so với nước, nhưng có kích thước khổng lồ và trọng lượng gấp 20 - 40 lần Mặt trời.

Ngôi sao cực nhẹ, nhưng lại lớn hơn Mặt trời gần 2000 lần này nằm cách Trái Đất tầm 9.500 năm ánh sáng. Ánh sáng phải mất 6 tiếng 55 phút để chuyển động quanh ngôi sao UY Scuti.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.