Ngoài phổi, bộ phận cơ thể nào cũng tổn thương nghiêm trọng khi nhiễm COVID-19?

(Kiến Thức) - Ngoài những tổn thương ở phổi, COVID-19 còn có thể gây ra bệnh về tim, thậm chí cả với những người chưa hề mắc bệnh tim trước đó, theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí JAMA Cardiology, tạp chí của hội y khoa Mỹ.

Tác giả của nghiên cứu này là tiến sĩ Mohammad Madjid, Giáo sư trợ giảng về Tim mạch tại trường Y McGovern, tại Trung tâm khoa học Sức khỏe thuộc Đại học Texas ở Houston, Mỹ (UTHealth).
Theo tiến sĩ Mohammad Madjid, không chỉ có COVID-19 mà các bệnh về đường hô hấp khác, như cúm và SARS, có thể làm bệnh tim mạch hiện có nặng thêm và gây ra các bệnh về tim mới ở những người khỏe mạnh.
Ngoai phoi, bo phan co the nao cung ton thuong nghiem trong khi nhiem COVID-19?
Ngoài làm tổn thương phổi, COVID-19 còn có thể gây ra bệnh về tim. 
Có khả năng ngay cả khi không có bệnh tim trước đó, cơ tim có thể bị ảnh hưởng bởi virus corona, Mohammad Madjid, tác giả chính của nghiên cứu và một trợ lý giáo sư về tim mạch tại UTHealth cho biết. Về cơ bản, chấn thương cơ tim có thể xảy ra ở bất kỳ bệnh nhân nào mắc hoặc không mắc bệnh tim.
Theo nghiên cứu từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CCDC), tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 bị bệnh tim ở Trung Quốc đại lục là 10,5% trong khoảng thời gian từ 30/12 đến 11/2.
“Trước đây, COVID-19 dường như giống một căn bệnh đường hô hấp và sau đó ở giai đoạn sau, nó trở nên giống triệu chứng của bệnh tim hơn”, ông nói.
Nghiên cứu trên được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 2, đã sử dụng dữ liệu từ 416 người lớn được xác nhận mắc COVID-19 và nhập viện tại Bệnh viện Renmin thuộc Đại học Vũ Hán, Trung Quốc.
Các tác giả nghiên cứu cũng giải thích rằng nghiên cứu từ virus corona và dịch cúm trước đây cho thấy rằng nhiễm virus có thể gây ra hội chứng mạch vành cấp tính, rối loạn nhịp tim và sự phát triển hoặc làm trầm trọng thêm bệnh suy tim.

Video "Việt Nam nâng tổng số ca mắc COVID-19 lên 222". Nguồn: VTC Now.

Tiến sĩ Madjid đã đưa các lời khuyên để đối phó với các rủi ro về tim mạch do COVID-19 gây ra:
• Nhanh chóng xác định và cách ly bệnh nhân tim mạch có các triệu chứng COVID-19 với các bệnh nhân khác.
• Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch tiềm ẩn có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn và có tiến triển bệnh kém hơn.
• Tư vấn cho tất cả bệnh nhân tim mạch về nguy cơ tiềm ẩn và khuyến khích các biện pháp phòng ngừa hợp lý.
• Điều quan trọng đối với những người mắc bệnh tim mạch là duy trì tiêm vắc xin, đặc biết là bệnh cúm và viêm phổi.

Hành trình Deagu – Ninh Bình, diễn biến phát bệnh của ca nhiễm Covid-19 thứ 18

(Kiến Thức) - Việt Nam tiếp tục ghi nhận ca nhiễm COVID-19 thứ 18 là bệnh nhân N.V.T. (27 tuổi, quê Thái Bình) trở về từ vùng dịch Daegu, Hàn Quốc. Người này trở về Việt Nam trên chuyến bay VJ981 từ Busan đến Vân Đồn.

15h00 ngày 7/3, Viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, thông báo bệnh nhân COVID-19 thứ 18 ở Việt Nam.
Theo thông tin ban đầu, ngày 17/2, bệnh nhân N.V.T nhập cảnh tại sân bay quốc tế Gimhae - Busan, sau đó di chuyển về TP Daegu (Hàn Quốc). Đi cùng anh có chị N.T.P (em gái, 24 tuổi). Đến ngày 29/2, anh T bắt đầu ho khan, rát họng, không sốt, không khó thở. Anh không uống thuốc, tự theo dõi, không đi ra ngoài đến khi về Việt Nam.

4 bệnh nhân Covid-19 mới gặp bao nhiêu người trước khi nhập viện?

(Kiến Thức) - Lộ trình của 4 bệnh nhân Covid-19 mới (các ca bệnh từ 31-34) khá phức tạp. Trước khi được cách ly tại một bệnh viện ở Quảng Nam vì dương tính với SARS-CoV-2, ca bệnh thứ 31 đã đi nhiều tỉnh thành ở Việt Nam.

Bệnh nhân Covid-19 thứ 34
Chiều 10/3, Bộ Y tế đã công bố bệnh nhân Covid-19 thứ 34. Theo kết quả xét nghiệm từ Viện Pasteur Nha Trang, nữ bệnh nhân D.T.L.T (51 tuổi, ngụ tại Bình Thuận) dương tính với SARS-CoV-2.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.