Ngoài nội tạng, những bộ phận nào của bò không nên ăn?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều phủ tạng bò, lợn, gà bởi có lượng cholesterol cao. Ngoài ra, một số bộ phận khác của bò cũng không nên ăn thường xuyên.

Gia đình tôi rất thích ăn thịt bò, từ các món chế biến với nội tạng bò đến phở tái, phở gầu bò, sốt vang... Tôi muốn hỏi nếu ăn nhiều thịt bò, nội tạng bò thì có sao không? Bố tôi bị gout và đại tràng có nên ăn thịt bò?
Ngoai noi tang, nhung bo phan nao cua bo khong nen an?
 
Bác sĩ Đào Thị Hảo, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, tư vấn:
Ai cũng có thể ăn thịt bò, quan trọng là ăn bao nhiêu, ăn bộ phận gì, tần suất như thế nào để phù hợp với tình trạng sức khỏe. Ví dụ thỉnh thoảng chỉ ăn khoảng 20-30g (1/5 lạng) thịt bò để lấy tính chất hương vị thì không gây ảnh hưởng.
Bình thường, một người 50kg cần khoảng 50g đạm mỗi ngày, tương đương với 250 gam từ thịt, cá, trứng, đậu... Có nghĩa là, mỗi bữa ăn không nên ăn quá 100g.
Tuy nhiên, thịt bò là thực phẩm chứa rất nhiều sắt, đạm, vì thế, người bị dư thừa sắt, cơ thể không đào thải được chất sắt, không nên ăn. Những người đang trong giai đoạn cần hạn chế đạm, người suy thận hoặc suy giảm chức năng gan, không thể tiêu thụ được lượng đạm lớn, cũng không nên ăn.
Đặc biệt, người mắc bệnh gout không nên ăn nhiều thịt bò. Người có đường ruột kém, có nguy cơ bị suy giảm miễn dịch, thì không nên ăn thịt bò tái.
Không nên ăn quá nhiều phủ tạng động vật (bò, lợn, gà) như phổi, gan, tim bởi có lượng cholesterol cao, nguy cơ chứa giun sán, vi khuẩn, virus, hoặc tồn dư lượng thuốc trong quá trình chăn nuôi.
Những người có bệnh lý tim mạch, rối loạn chuyển hóa (như gout), huyết áp, béo phì, tắc mạch chi, không nên ăn nội tạng động vật để giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh.
Tiết, da, mỡ, gàu bò cũng được khuyến cáo không nên ăn nhiều dù là món ăn được người Việt ưa thích (thường dùng để nấu phở hay sốt vang). Mỡ bò là mỡ chứa nhiều axit béo no, khi tiêu thụ rất dễ tích lũy, khó đào thải, vì thế không nên ăn nhiều và thường xuyên.
Nên ăn thịt bò ở bắp, thịt nạc, nếu muốn tăng gia vị, ngậy béo thì dùng thêm gân, không nên dùng mỡ bò thuần khiết vì sẽ gây chứng khó tiêu, nhất là người đại tràng, gout.
Thịt bò là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon, chứa nguồn protein chất lượng, cần thiết cho quá trình tăng trưởng và phát triển cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng khi sử dụng nội tạng hay một số bộ phận của bò. Ngoài ra, nên ăn thịt bò đã được nấu chín, đề phòng sán xâm nhập cơ thể.

Ướp thịt bò với đường hay muối trước?

Thịt bò là thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách ướp thịt bò ngon nhất.

Thịt bò là 1 trong những thực phẩm phổ biến nhất trong mâm cơm người Việt. Thường thì chúng ta hay có thói quen thái mỏng thịt bò, sau đó cho thêm chút bột canh, nước mắm...Thế nhưng cách làm này lại vô tình khiến thịt bị dai.

Dưới đây là công thức ướp thịt bò chuẩn nhất mà cả nhà nên tham khảo.

Muốn hầm thịt bò nhanh mà vẫn mềm tan, nhất định phải thêm 1 thứ

Đầu bếp lâu năm chỉ ra, khi hầm thịt bò nếu muốn nhanh mềm và ngon, chúng ta phải thêm thứ này vào.

Thịt bò có thể nói là loại thịt phổ biến nhất, giá trị dinh dưỡng của nó rất cao, hương vị thơm ngon. Với thực phẩm này, mọi người có thể chế biến được nhiều kiểu như: Nướng, xào, kho, hấp... đều hấp dẫn, phù hợp với mọi đối tượng.

Trong đó, món thịt bò hầm là món ăn được nhiều gia đình cực yêu thích. Thế nhưng món này dù rất ngon nhưng không hề dễ làm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.