Ngộ độc rượu giả, bác sĩ cho uống rượu thật liền khỏi bệnh?

Phát hiện nam bệnh nhân ngộ độc rượu giả, bác sĩ dùng rượu thật để giải độc, thành công cứu sống bệnh nhân, khiến nhiều người kinh ngạc.

Mới đây, Bệnh viện Nhân dân Tứ Xuyên (Trung Quốc) tiếp nhận một nam bệnh nhân họ Trương, 45 tuổi, ở Thành Đô, bị đau bụng, nôn mửa nhiều lần và nhìn mờ. Sau khi vào viện, bệnh nhân được chẩn đoán là bị nhiễm toan chuyển hóa. Bác sĩ lập tức tiến hành điều trị bổ sung chất lỏng và kiềm cho anh Trương.
Bác sĩ nói rằng tình trạng ban đầu không rõ ràng, vì anh Trương khỏe mạnh và không mắc bệnh tiềm ẩn, cũng không phát hiện bất thường ở các bộ phận quan trọng như phổi và khoang ngực, không phát hiện dùng thuốc trừ sâu hoặc quá liều thuốc khác.
Ngo doc ruou gia, bac si cho uong ruou that lien khoi benh?
Nam bệnh nhân ngộ độc rượu giả, bác sĩ dùng rượu thật để giải độc, thành công cứu sống bệnh nhân, khiến nhiều người kinh ngạc. 
Sau khi anh Trương được chuyển đến ICU, bác sĩ hỏi lại người nhà về tình trạng của bệnh nhân, nghi ngờ có thể anh Trương đã uống rượu. Gia đình của anh Trương tìm thấy một bình nhựa màu trắng ở nhà với khoảng 3 lít chất lỏng nghi là rượu.
Kết quả kiểm tra được công bố, bình nhựa chứa đầy 98% methanol, là một loại rượu giả. Bác sĩ cho rằng có thể dùng cồn ethanol (thường được gọi là cồn) để cấp cứu bệnh nhân ngộ độc methanol nên đã yêu cầu người nhà mua một chai rượu thật.
Theo bác sĩ, ethanol là một phương thuốc truyền thống để chữa ngộ độc methanol, có thể ngăn chặn methanol chuyển hóa bởi alcohol dehydrogenase (ADH) thành axit formic (axit Formic, HCHO2), từ đó đạt được mục đích giải độc.
Theo nguyên tắc đó, bác sĩ đổ một lượng rượu thích hợp vào túi dinh dưỡng đường tiêu hóa rồi từ từ bơm vào cơ thể bệnh nhân qua ống thông mũi dạ dày, khoảng 12 ml mỗi giờ.
Bác sĩ cho biết, việc sử dụng rượu thật để giải độc rượu giả không phải cho uống thật nhiều và ngay lập tức mà phải giám sát chặt chẽ, theo dõi nồng độ methanol trong cơ thể người bệnh để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Khoảng một ngày sau, khi không còn phát hiện methanol trong cơ thể anh Trương, các nhân viên y tế ngừng bơm ethanol. Tiếp đó, sau khi ngừng sử dụng thuốc an thần và giảm đau, anh Trương tỉnh lại. Sau khi tỉnh táo hoàn toàn, anh Trương kể lại rằng, anh đã uống một chút rượu trắng trong bình nhựa, sau đó lăn ra bất tỉnh, không ngờ đó là ngộ độc rượu giả.
Ngoài ra, kết quả kiểm tra của bác sĩ cho thấy anh Trương có thể đã bị mắc chứng não nhiễm độc do methanol gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, ở một mức độ nào đó, ngôn ngữ và tư duy của anh Trương cũng sẽ bị ảnh hưởng, để lại di chứng.

Hôn mê sâu sau khi uống rượu mua tại quầy tạp hóa

Bệnh nhân 43 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử giãn, huyết áp tụt, được chẩn đoán ngộ độc cồn công nghiệp methanol sau bữa rượu cùng họ hàng.

Vào thời điểm trước Tết và sau Tết, tình trạng ngộ độc cồn công nghiệp methanol có chiều hướng gia tăng.

Theo thông tin từ Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, riêng trong tháng 11, 12/2021, trung tâm đã tiếp nhận vài chục ca ngộ độc methanol. Phần lớn các ca bệnh này đều nặng và nhiều trường hợp đã tử vong.

Thủ phạm khiến nhiều người có thể mất mạng sau cuộc nhậu

Uống phải rượu giả, rượu pha cồn công nghiệp có thể khiến nạn nhân gặp nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, triệu chứng của nó dễ nhầm với say rượu thông thường.

Gần đây, 8 sinh viên đi nhậu, uống rượu không rõ nguồn gốc khiến một người tử vong, 7 trường hợp còn lại bị đau bụng, chóng mặt, nôn, uống thuốc nhưng không hết. Sau đó, các nạn nhân xuất hiện triệu chứng co giật, lơ mơ, hôn mê nên được người nhà chuyển đến bệnh viện cấp cứu.

Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) là nơi tiếp nhận điều trị các ca bệnh trên. Cơ sở y tế này khẳng định các bệnh nhân ngộ độc rượu do methanol. Họ đã uống rượu pha cồn công nghiệp.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.