Nghĩ chỉ bị đau răng, đi khám mới biết mình mắc ung thư

Bị đau răng ở bên phải miệng, cô gái trẻ chủ quan cho rằng chỉ là việc bình thường. Kết quả cô được chẩn đoán mắc ung thư tuyến nước bọt.

Theo Daily Mail, câu chuyện xảy ra với Nicole Kowalski, 28 tuổi đến từ Los Angeles, Mỹ. Từ tháng 6/2017, Nicole bắt đầu bị đau răng ở bên phải miệng. Ban đầu cô nghĩ đó chỉ là vấn đề bình thường nên cố chịu đựng đến khi cơn đau qua đi. Khi tình hình ngày càng nghiêm trọng, cô mới đến phòng khám nha khoa chụp X-quang. Tại đây các bác sĩ cho biết không có gì phải lo lắng.

Tuy nhiên 6 tháng sau, cơn đau răng tiến triển thành suy nhược cơ hàm và đau mặt. Nicole luôn cảm thấy mệt mỏi và không còn sức để làm việc.

Tháng 1/2018, khi trở lại gặp nha sĩ cô được chẩn đoán là rối loạn chức năng khớp thái dương hàm (TMJ) do nghiến hàm vào ban đêm. Đồng thời qua kết quả chụp X-quang của Nicole, nha sĩ nhận thấy rất nhiều xương bị thiếu.

Nghi chi bi dau rang, di kham moi biet minh mac ung thu

Sau đó cô được giới thiệu đến gặp một chuyên gia nha khoa nhưng vẫn không xác định được tình trạng bệnh. Vì vậy chuyên gia này tiếp tục gửi Nicole đến một bác sĩ chuyên phẫu thuật miệng - hàm mặt.
Bác sĩ đã quyết định nhổ chiếc răng tại vị trí cơn đau bắt đầu. Tại thời điểm này, chiếc răng đã lung lay và cô gái hầu như không thể nhai. Bác sĩ cũng phán đoán Nicole có một khối u lành tính.

Bác sĩ phẫu thuật răng miệng sau đó đã gửi mẫu sinh thiết nhổ răng của cô đến một bệnh viện khác. Kết quả cho thấy cô bị u xơ mô mềm, loại u xương rất hiếm nhưng lành tính và cần phải phẫu thuật.

Nicole tiếp tục tìm gặp nhiều bác sĩ và cuối cùng gặp được một chuyên gia tai mũi họng để thực hiện phẫu thuật. Bác sĩ thông báo để loại bỏ khối u, cần phải nhổ bỏ 4 chiếc răng và phẫu thuật một phần vòm miệng. Ca phẫu thuật đã diễn ra vào tháng 3/2018.

Nhưng 2 tuần sau, bệnh viện thông báo có sự sai lệch trong kết quả sinh thiết và cô thực sự bị ung thư tuyến nước bọt cấp độ thấp. Nó rất hiếm, nhiều người còn không biết về sự tồn tại của loại ung thư này.
"Gia đình tôi có người mắc ung thư nên tôi luôn biết khả năng cao mình sẽ mắc căn bệnh này. Dù cảm thấy sợ hãi nhưng tôi đã sẵn sàng chiến đấu", Nicole nói.

Nicole hoàn thành 30 ngày xạ trị vào tháng 5/2018. Mặc dù vậy triệu chứng và cơn đau âm ỉ trong quai hàm vẫn hành hạ cô. "Trong thang đau 10 mức, có lẽ tôi luôn ở mức 8 hoặc 9. Tại thời điểm đó, tôi chỉ bị nhổ 4 chiếc răng bên phải nhưng sau đó bác sĩ chuyên khoa nói rằng xương trong miệng tôi có thể bị hoại tử vì bức xạ và sẽ cần phải phẫu thuật lại. Lần này, họ phải nhổ toàn bộ răng cửa và phẫu thuật bất kỳ mô nào bị chết", Nicole kể.

Nghi chi bi dau rang, di kham moi biet minh mac ung thu-Hinh-2

Tháng 12/2018, sau khi trải qua ca phẫu thuật lần thứ hai, kết quả sinh thiết cho thấy Nicole âm tính với tế bào ung thư. Thật không may, khi tái khám kết quả không như mong đợi. Nicole lại tiếp tục chiến đấu với căn bệnh ung thư tuyến nước bọt.

Cuối cùng vào tháng 11/2020, cô đã thoát khỏi căn bệnh ung thư. "Tôi rất vui song cũng phải đối mặt với các di chứng nặng nề. Vì không còn vòm miệng nên tôi gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và nuốt. Mặt và mũi bị biến dạng dẫn đến khó thở. Nếu kết quả sinh thiết lần đầu chính xác, tôi có thể tránh được nhiều chấn thương", Nicole tâm sự.

Nữ bệnh nhân phải đi trị liệu ngôn ngữ và thực hiện nhiều bài tập để kéo giãn hàm. Cô còn bị tê vĩnh viễn ở mặt và bị lệch vách ngăn làm biến dạng mũi gây khó thở.

Dù vậy Nicole đã biết thêm rất nhiều điều từ kinh nghiệm này. Cô học cách trân trọng bản thân hơn cùng với việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Với Nicole, điều quan trọng nhất là còn sống và đã vượt qua căn bệnh ung thư.

"Tôi đã gặp 15 bác sĩ để tìm ra đúng căn bệnh của mình. Với những ai đang lo lắng về việc bị chẩn đoán sai, đừng bao giờ bỏ cuộc. Hãy tìm đến một bác sĩ khác, đặt câu hỏi về vấn đề của mình", Nicole chia sẻ.

Bệnh ung thư liên quan đến hai 'món' cả triệu người Việt mê mẩn

Ung thư hạ họng đứng hàng thứ 2 (sau ung thư vòm) trong các bệnh lý ung thư vùng tai mũi họng. Hút thuốc lá và nghiện rượu là hai yếu tố nguy cơ chính của ung thư hạ họng.

Bệnh nhân H.V.C., (43 tuổi, trú tại Ba Vì, Hà Nội) đến Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội khám với khối u kích thước “khủng” ở cổ khiến mặt lệch hẳn sang một bên. Anh C. cho biết, cách đây 2 tháng, anh thấy cổ nổi cục to bằng đốt ngón tay nên đã tìm đến một “thầy lang” khá “nổi tiếng” tại địa phương và được cho điều trị bằng cách đắp lá.
Benh ung thu lien quan den hai 'mon' ca trieu nguoi Viet me man
Ảnh minh họa: Internet 

Những dấu hiệu sớm phát hiện 5 bệnh ung thư nhiều người Việt mắc nhất

5 loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới Việt gồm: Ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng; ung thư hầu họng. Ở nữ giới, hàng đầu là ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư gan.

Nhung dau hieu som phat hien 5 benh ung thu nhieu nguoi Viet mac nhat
Ảnh minh họa: Internet 
Hầu hết người bệnh được phát hiện mắc ung thư nói chung đã vào giai đoạn muộn của bệnh, nên thời gian sống sót thường ngắn. Nếu được phát hiện sớm dấu hiệu ung thư sẽ giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn.
Ung thư vú: Ở Việt Nam, ung thư vú đứng hàng đầu các căn bệnh gây ung thư ở phụ nữ. Bệnh xuất hiện nhiều nhất từ 45-55 tuổi và đang ngày càng có nhiều bệnh nhân trẻ tuổi mắc căn bệnh này.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh: Bạn có mẹ và chị em ruột bị ung thư vú; Bạn có bệnh mạn tính hay một số bất thường tại vú; Bạn bị béo phì hoặc hay ăn đồ ăn béo; Bạn không có con, không nuôi con bằng sữa mẹ hoặc có con đầu lòng muộn sau 30 tuổi.
Phát hiện sớm ung thư vú: Tự khám vú của mình hàng tháng sau kỳ kinh, đứng trước gương, bạn quan sát hình dáng kích thước màu sắc, sau đó thứ tự sờ nắn từng bên, so sánh và tự chiêm nghiệm. Dùng tay phải khám vú trái, nách trái và ngược lại. Sờ trực tiếp vú bằng 4 ngón tay, lần lượt trên dưới trong ngoài. Bạn có thấy cục gì không? Nắn nhẹ đầu vú xem có dịch màu, vàng lạ chảy không. Nếu thấy bất thường, đừng nghĩ vội là bị ung thư, hãy tới bác sĩ chuyên khoa hỏi ý kiến. Các bác sĩ sẽ khám, chụp vú và làm một số xét nghiệm cần thiết. Bị ung thư vú giai đoạn sớm, điều trị sớm giữ được vú mà vẫn bảo toàn cuộc sống lâu dài.
Nhung dau hieu som phat hien 5 benh ung thu nhieu nguoi Viet mac nhat-Hinh-2
 
Ung thư cổ tử cung: Hiệu quả điều trị 100% khi còn giai đoạn sớm.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh: Hoạt động tình dục sớm, giao hợp trước 20 tuổi. Quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người. Vệ sinh phụ nữ kém. Đẻ nhiều. Nhiễm virut Herpes, Papilome.
Phát hiện sớm: Lấy mẫu bệnh phẩm từ cổ tử cung và nhuộm tiêu bản để phát hiện mức độ thoái hóa tế bào. Biện pháp này là hữu hiệu nhất. Chỉ 5 phút bạn không phải khó chịu, hay đau đớn gì. Nếu có gì nghi ngờ bác sĩ sẽ khuyên bạn cách xét nghiệm tiếp và có biện pháp điều trị. Nên quệt cổ tử cung hàng năm sau 40 tuổi, vào ngày 12-14 sau hành kinh.
Ung thư đại tràng: Có thể phát hiện sớm.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh: Gia đình có người bị ung thư đại trực tràng, vú, tử cung, buồng trứng, tuyến tiền liệt, bàng quang. Có polip (bướu thịt lành) trong ruột. Có bệnh viêm đại tràng mãn lâu ngày. Có thói quen ăn ít xơ, nhiều mỡ đạm. Tuổi trên 45.
Phát hiện sớm: Cần tìm hồng cầu trong phân khi bạn trên 45 tuổi, mỗi năm 1 lần nếu có đau bụng, ỉa nhày mũi, táo lỏng thất thường, phải đến khám bác sĩ chuyên khoa. Nếu nghi ngại sẽ soi trực tràng, hay soi đại tràng để phát hiện bệnh sớm.
Nhung dau hieu som phat hien 5 benh ung thu nhieu nguoi Viet mac nhat-Hinh-3
 
 Ung thư dạ dày: Nước ta nằm trong khu vực có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao, hiệu quả phẫu thuật không cao nếu phát hiện muộn. Nhật Bản là nước đầu tiên nghĩ ra công nghệ phát hiện sớm và đã thành công với kết quả sống quá 5 năm tới trên 70%.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.