Ngày càng nhiều quan chức cấp cao thế giới “lao đao” vì tham nhũng

(Kiến Thức) - Thời gian qua, liên tiếp nhiều quan quan chức cấp cao, thậm chí là người đứng đầu quốc gia "lao đao" vì tham nhũng. Mới đây nhất, một tòa án phúc thẩm tại Brazil xác nhận việc kết án cựu Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva với tội danh tham nhũng.

Ngày càng nhiều quan chức cấp cao thế giới “lao đao” vì tham nhũng
Trong phiên tòa mới diễn ra tại thành phố Porto Alegre, Hội đồng xét xử Brazil đã quyết định giữ nguyên tội danh tham nhũng và rửa tiền đối với cựu Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva. Đồng thời, Hội đồng xét xử ủng hộ việc kéo dài thời hạn bản án tù mà cựu Tổng thống Brazil đã nhận được trước đó.
Cựu Tổng thống Silva có thể gửi đơn kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn, cho phép ông đẩy lùi thời hạn và gửi hồ sơ ứng cử để tham gia cuộc bầu cử Tổng thống Brazil dự kiến diễn ra trong năm nay trước thời hạn cuối là vào ngày 15/8.
Cựu tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva bị kết án 9 năm rưỡi tù vì tham nhũng. Ảnh: Reuters.
 Cựu tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva bị kết án 9 năm rưỡi tù vì tham nhũng. Ảnh: Reuters.
Trước đó vào tháng 7/2017, thẩm phán Brazil xác định ông Luiz Inacio Lula da Silva, có tội khi nhận 1,2 triệu USD tiền hối lộ từ công ty xây dựng OAS SA.
Theo các công tố viên, công ty xây dựng trên đã dùng khoản tiền này để tân trang lại căn nhà bên bãi biển cho ông Lula, đổi lấy việc cựu Tổng thống Silva giúp công ty thắng hợp đồng với công ty dầu khí nhà nước Petroleo Brasileiro. Theo đó, ông Silva bị kết án 9 năm rưỡi tù.
Đây là cáo trạng đầu tiên trong 5 cáo trạng chống lại cựu Tổng thống Silva. Ông Silva vẫn được tự do, chờ kháng cáo và sẽ dự thêm 4 phiên xét xử tham nhũng khác. Trong suốt quá trình xét xử, đội bào chữa cho ông Lula một mực khẳng định ông vô tội và sẽ kháng cáo.
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye bị truy tố tội tham nhũng. Ảnh: Getty.
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye bị truy tố tội tham nhũng. Ảnh: Getty. 
Không riêng cựu Tổng thống Silva, thế giới từng rúng động khi các công tố viên Hàn Quốc truy tố cựu Tổng thống Park Geun Hye liên quan đến vụ bê bối tham nhũng. Theo Yonhap, bà Park Geun Hye bị buộc tội lạm quyền, cưỡng ép, tham nhũng và làm rò rỉ thông tin bí mật của chính phủ.
Trong một thông báo, các công tố viên Hàn Quốc nêu rõ họ cáo buộc bà Park thông đồng với bạn thân Choi Soon Sil để nhận 7 tỷ won (6,16 triệu USD) từ Tập đoàn Lotte.
Thêm nữa, cựu Tổng thống Park Geun Hye cũng bị buộc tội gây áp lực buộc các doanh nghiệp lớn đóng góp tiền bạc cho các quỹ phi lợi nhuận của người bạn thân Choi Soon Sil. Trước sự việc này, bà Park liên tục phủ nhận các cáo buộc tuu nhiên bà Park vẫn bị Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc chính thức phế truất khỏi chức vụ Tổng thống Hàn Quốc vào ngày 10/3/2017.
Kế đến, bà Park Geun-hye bị bắt giam ngày 31/3/2017 và chính thức bị các công tố viên luận tội vào ngày 17/4/2017. Cựu nữ Tổng thống Hàn Quốc bị cáo buộc 18 tội danh, trong đó có tội biển thủ, lạm dụng quyền lực. Như vậy, bà Park trở thành cựu Tổng thống thứ ba của Hàn Quốc bị bắt giữ vì tội hình sự trong lịch sử nước này.
Mời quý độc giả xem video: Cần chống tham nhũng, lợi ích nhóm ‘ngay và luôn’! (nguồn: VTC)
Liên quan đến việc bà Park Geun-hye bị bắt giam, Alexander Vorontsov - người đứng đầu Viện Nghiên cứu Phương Đông của Học viện Khoa học Nga nhận định, việc bắt giữ cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye là chiến thắng của hệ thống pháp luật. Cuộc điều tra đã khẳng định bà không chỉ phạm tội tham nhũng mà còn là vi phạm kỷ cương.
Trước vụ việc gây chấn động dư luận này, giới chuyên gia nhận định đây vụ bê bối của bà Park Geun-hye sẽ để lại một “bài học sâu sắc” cho Hàn Quốc.

Bạc Hy Lai và cuộc hôn nhân đầy ân oán

Lý Đơn Vũ đã mượn tiếng tăm của Bạc Hy Lai và thành công trong việc bước vào đội ngũ những người phụ nữ giàu có.

Bạc Hy Lai và cuộc hôn nhân đầy ân oán
Bạc Hy Lai làm thị trưởng thành phố Đại Liên một thời gian dài, sau đó lại lên giữ chức tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh. Người ta vẫn tưởng rằng Bạc Hy Lai không điều chuyển công tác đến Bắc Kinh là do ông này muốn ở dưới cơ sở để rèn luyện, tuy nhiên thực ra việc này có liên quan đến người vợ cũ của Bạc Hy Lai.

Đau lòng vua chết oan vì quan tham 10 mâm vàng

(Kiến Thức) - Trong sự suy thoái của nhà Trần có nhiều nguyên nhân và trên nhiều mặt, trong đó tệ nạn tham nhũng tràn lan là một phần quan trọng gây ra...

Đau lòng vua chết oan vì quan tham 10 mâm vàng
Trong sự suy thoái của nhà Trần có nhiều nguyên nhân và trên nhiều mặt, trong đó tệ nạn tham nhũng tràn lan trong giới quan lại và quý tộc là một phần quan trọng gây ra bất mãn trong quần chúng nhân dân, mâu thuẫn trong triều đình, giữa các quan đại thần với nhau... Sự kiện đau lòng nhất là việc quan Hành khiển Đỗ Tử Bình tham ô 10 mâm vàng dẫn đến cái chết thương tâm của Vua Trần Duệ Tông.
10 mâm vàng bị ỉm đi

Tội tác tày trời của viên quan tham 10 mâm vàng

(Kiến Thức) - Tên quan tham nhũng Đỗ Tử Bình, kẻ vừa chiếm đoạt 10 mâm vàng và nói dối vua đã rước họa cho đất nước. 

Tội tác tày trời của viên quan tham 10 mâm vàng
Về trận thua Chiêm Thành, người đời sau trách Vua Trần Duệ Tông chủ quan, khinh địch, không coi trọng lời can ngăn của các bậc trung thần nên chuốc họa vào thân. Nhưng xét về mặt nhân quả không thể không vạch ra cái nguyên nhân ban đầu để nhà vua phải lâm nạn là tội trạng của tên quan tham nhũng Đỗ Tử Bình, kẻ vừa chiếm đoạt 10 mâm vàng và nói dối vua.
Vua tử trận

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

Liên quan đến 3 cán bộ Sacombank vỡ nợ, các luật sư cho rằng, nếu 3 cán bộ này lợi dụng chức vụ và uy tín của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng thì Sacombank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

Tin mới