Nếu được sinh ra trên Mặt Trăng, con người sẽ thay đổi rất nhiều

Nếu được sinh ra trên Mặt Trăng, con người sẽ có rất nhiều thay đổi. Đây là những gì các nhà khoa học cảnh báo.

Mặt Trăng là "miền đất hứa" mà con người muốn chinh phục. Việc sống trên Mặt Trăng là không dễ dàng. Vậy, nếu con người được sinh ra trên hành tinh này, chuyện gì sẽ xảy ra?

Theo đó, các nhà khoa học cho biết, lực hấp dẫn của Mặt Trăng sẽ khiến việc sinh nở trở nên khó khăn hơn. Ngay khi còn là bào thai, con người sẽ phát triển chậm hơn. Chính vì vậy, thời gian người mẹ mang thai trên Mặt Trăng có thể dài hơn thời gian mang thai trên Trái Đất. Hãy tưởng tượng thời gian mang thai ở trong không gian là khoảng một năm, việc sinh con ra cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn so với khi ở trên Trái Đất.

Bởi cứ mỗi tháng ở trong không gian, người mẹ có thể mất khoảng 1 – 2% mật độ xương. Điều này sẽ khiến việc sinh con trở nên khó khăn hơn rất nhiều và cũng rất nguy hiểm.

Neu duoc sinh ra tren Mat Trang, con nguoi se thay doi rat nhieu

Sinh con trên Mặt Trăng là việc không hề dễ dàng. Ảnh: BI

Vì việc sinh nở có nguy cơ làm gãy xương chậu của người mẹ, nên các bác sĩ đỡ đẻ ngoài không gian sẽ áp dụng phương pháp mổ đẻ. Đây là phương pháp để đảm bảo an toàn cho người mẹ khi sinh con trên Mặt Trăng.

Điều này tạo ra những khác biệt đầu tiên giữa các em bé ở Trái Đất và Mặt Trăng. Cụ thể, đầu của những người sinh thường trên Trái Đất đã tiến hóa đủ nhỏ để lọt lòng. Nhưng vì không có truyền thống sinh thường trên Mặt Trăng nên những người Mặt Trăng trong tương lai có thể tiến hóa. Đầu của họ sẽ to hơn so với đồng loại ở trên Trái Đất.

Những đứa trẻ được sinh ra trên Mặt Trăng thậm chí còn có thể tiến hóa để có màu da khác với những đứa trẻ trên Trái Đất. Bởi các hắc tố trong da giúp bảo vệ con người khỏi bức xạ Mặt Trời. Làn da càng sẫm màu thì con người càng có nhiều lớp bảo vệ tự nhiên.

Do Mặt Trăng không có bầu khí quyển nên khả năng con người được bảo vệ khỏi bức xạ sẽ thấp hơn đáng kể. Chính vì vậy, màu da của người Mặt Trăng trong tương lai có thể tiến hóa thành màu sẫm để có đủ khả năng bảo vệ cần thiết.

Tuy nhiên, do phần lớn cuộc đời người Mặt Trăng chỉ ở trong nhà hoặc trong bộ đồ bảo hộ nên con người trên hành tinh này có thể tiến hóa để có màu da nhợt nhạt hơn so với người Trái Đất.

Đâu là thách thức khi con người ở trên Mặt Trăng?

Neu duoc sinh ra tren Mat Trang, con nguoi se thay doi rat nhieu-Hinh-2

Để sống được trên Mặt Trăng, con người cần vượt qua nhiều thách thức khắc nghiệt. Ảnh: Space

Bề mặt của Mặt Trăng là một nơi khó sống. Đây là nơi không có bầu khí quyển, không có sự bảo vệ khỏi bức xạ của Mặt Trời, hay thậm chí không có cách để duy trì oxy. Người ở trên bề mặt Mặt Trăng có thể nhận lượng bức xạ ion nặng, mạnh gấp hơn 400 lần liều lượng an toàn, đủ để mất mạng trong vòng 10 tiếng ngay cả khi mặc bộ đồ vũ trụ. 

Do đó, con người có thể cần đến robot, máy in 3D để xây dựng nơi ở có mái che trên Mặt Trăng, hoặc chuẩn bị những chỗ ẩn náu trong hang hình thành từ các ống nham thạch trong quá khứ của Mặt Trăng.

Tuy nhiên, con người sẽ duy trì cuộc sống bằng cách nào? Theo đó, thực phẩm cần được vận chuyển từ Trái Đất trong thời gian đầu. Thực vật sống cần có đất nhà kính và không khí giàu CO2, loại khí hiếm hoi ở Mặt Trăng. Tuy nhiên, loại khí này có thể được tổng hợp từ các nguyên liệu tái chế.

Các cư dân trên Mặt Trăng cũng phải tập thể dục hàng giờ một ngày để duy trì khối lượng xương và cơ bắp. Nguyên nhân do trọng lực Mặt Trăng chỉ bằng 1/6 của Trái Đất. Vì vậy, vận động mỗi ngày giúp con người duy trì cơ thể khỏe mạnh.

Neu duoc sinh ra tren Mat Trang, con nguoi se thay doi rat nhieu-Hinh-3

Muốn sinh tồn lâu dài trên Mặt Trăng, con người cần vượt qua nhiều thử thách. Ảnh: Peepo

Theo các chuyên gia, chu kỳ ngày đêm ở hầu hết những vị trí trên bề mặt Mặt Trăng bao gồm 14 ngày có ánh sáng Mặt Trời liên tục, sau đó sẽ là 14 ngày chìm trong bóng tối, giá lạnh.

Vì thiếu khí quyển nên nhiệt độ trên bề mặt của hành tinh này có thể dao động từ 120 độ C vào ban ngày đến -180 độ C vào ban đêm. Ngoài ra, những vùng tối vĩnh viễn (PSR) trên Mặt Trăng còn lạnh tới -240 độ C. 

Những điều này sẽ tạo thành môi trường khắc nghiệt mà những cuộc thám hiểm Mặt Trăng tương lai phải đối mặt. Khả năng kiểm soát nhiệt của robot Mặt Trăng phải đủ mạnh để giúp chúng có thể sóng sót qua những đêm dài và lạnh giá.

Trên thực tế, những hố trũng nằm trong vùng PSR chính là những nơi khuất Mặt Trời và có thể chứa băng nước. Do đó, đây có thể là tài nguyên lý tượng để giúp tạo ra oxy, nước và nhiên liệu tên lửa. Mặc dù việc tìm ra cách để sinh sống và làm việc hiệu quả trên Mặt Trăng, nhất là cực nam với nhiều PSR là điều không dễ dàng, nhưng các chuyên gia vẫn đang tiến hành nghiên cứu.

Nhà khoa học Dean Eppler tại tập đoàn Aerospace Corporation cho biết, sinh tồn ở trong đêm Mặt Trăng không những là vấn đề quan trọng đối với cực nam mà còn với tất cả những nơi mà con người muốn hoạt động trên hành tinh này.

Các chuyên gia trong chương trình Artemis của NASA hiện đang cố gắng giải quyết những vấn đề về việc sinh tồn trong đêm ở Mặt Trăng. Do đó, con người sẽ có thể tìm ra giải pháp phù hợp trong tương lai.

Bài viết tham khảo nguồn: Space, Whatif

Kinh ngạc Mặt Trăng có thể từng tồn tại sự sống tương tự Trái Đất

Nếu sự sống từng tồn tại trên mặt trăng, đó chắc chắn là trong một thời gian rất ngắn và rất lâu trước khi sự sống phát triển và biến mất trên Mặt trăng.

Kinh ngac Mat Trang co the tung ton tai su song tuong tu Trai Dat
Mặt trăng, vật thể lớn và vẫn đang gây hiệu ứng lớn đến tầm nhìn và sự nghi vấn của con người. Và trong suốt hàng thế kỷ, nhiều nhà khoa học đã tìm kiếm dấu vết của sự sống trên Mặt trăng. 

Vì sao Mỹ nỗ lực đưa phi hành gia quay trở lại Mặt trăng?

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã và đang nỗ lực thực hiện mục tiêu đầy tham vọng là đưa phi hành gia quay trở lại Mặt trăng sau thành công của sứ mệnh Apollo 11 vào năm 1969.

Vi sao My no luc dua phi hanh gia quay tro lai Mat trang?
 Vào ngày 20/7/1969, tàu vũ trụ Apollo 11 của Mỹ gồm các thành viên phi hành đoàn: Neil Armstrong, Michael Collins và Buzz Aldrin đã hạ cánh xuống Mặt trăng. Đúng 22h56 ngày 20/7/1969, phi hành gia Armstrong đặt chân xuống bề mặt phủ đầy bột mịn của Mặt trăng. Sự kiện này đã trở thành “bước tiến vĩ đại của nhân loại” trên Mặt trăng. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.