NASA đã tìm ra tàn tích sinh vật ngoài hành tinh bơi trong nước?

Nhà thám hiểm đang dấn thân vào thế giới ngoài hành tinh Perseverance của NASA đã tìm thấy một kho báu sự sống đáng kinh ngạc.

Phân tích mới từ Trường Đại học Hoàng gia London (ICL, thuộc Đại học London - Anh) dựa trên một loại đá được Perseverance tìm thấy dưới đáy miệng hố khổng lồ Jezero Crater của Sao Hỏa đã cho thấy đồng thời sự tương tác giữa đá và nước lỏng, cũng như các hợp chất hữu cơ.

Jezero Crater từ lâu đã được cho là một lãnh địa của sự sống ngoài hành tinh cổ đại. Các bằng chứng trước đó dựa trên dữ liệu viễn thám của NASA cho thấy miệng hố va chạm khổng lồ này có thể từng chứa đựng cả một đồng bằng sông. Nhiệm vụ của Perseverance là tìm ra bằng chứng xác thực điều đó.

6NASA da tim ra tan tich sinh vat ngoai hanh tinh boi trong nuoc?

Một bức ảnh về thế giới Sao Hỏa được chụp trong hành trình khai phá Jezero Crater - Ảnh: Perseverance/NASA/ASU

Có lẽ nó đã có thêm một thành công. Theo giáo sư Mark Sephton từ Khoa Khoa học và kỹ thuật Trái Đất của ICL, thành viên nhóm nghiên cứu Perseverance, cho biết đáy Jezero Crater là nơi robot thám hiểm này đã hạ cánh vì lý do an toàn trước khi di chuyển đến vùng đồng bằng.

Trong lòng hồ này, các nhà khoa học chỉ dự định sẽ tìm thấy và lấy mẫu một số lớp trầm tích, nhưng rồi ngạc nhiên khi thấy magma được làm mát ở đó, với các khoáng chất ghi lại sự tiếp xúc đáng kể với nước thông qua một thiết bị quét tối tân mang tên SHERLOC, được gắn trên cánh tay của con robot dạng xe tự hành Perseverance.

Các khoáng chất này, chẳng hạn cacbonat và muối, cần nước để có thể lưu thông trong đá núi lửa, tạo ra các hốc và lắng đọng các khoáng chất hòa tan trong những lỗ rỗng và vết nứt.

Và cũng giống như các tảng đá đầy hốc tương tự trong đại dương Trái Đất - nơi các sinh vật nhỏ bé chọn làm nơi trú ẩn - các hốc này cũng chứa tàn tích của chất hữu cơ.

Điều này dẫn đến khả năng đây chính là bằng chứng về các sinh vật cổ xưa của Sao Hỏa, từng bơi lội trong nước, mà các nhà khoa học sẽ cần thời gian để kiểm tra thêm.

Công trình được tài trợ bởi NASA, Hội đồng Nghiên cứu châu Âu, Cơ quan vũ trụ Quốc gia Thụy Điển và Cơ quan Vũ trụ Anh này vừa được công bố trên tạp chí Science.

NASA tung ảnh độc về mặt trăng xoáy sắp đâm hành tinh mẹ

Tàu thăm dò Perseverance của NASA đã ghi lại những thước phim rõ ràng nhất về nhật thực tạo nên Phobos.

Đoạn video vừa công bố cho thấy "mặt trăng tử thần" hình củ khoai tây của Sao Hỏa di chuyển ngang Mặt Trời ngày 2-4. Perseverance đã vô tình bắt được khoảnh khắc này trên hành trình di chuyển đến vùng châu thổ sông thuộc miệng hố khổng lồ Jezero rộng 45 km, nơi nó sẽ tìm kiếm bằng chứng của sự sống.

Phobos là một trong 2 vệ tinh tự nhiên của Sao Hỏa, nhỏ hơn mặt trăng của Trái Đất khoảng 157 lần. Mặt trăng Sao Hỏa còn lại là Deimos, thậm chí còn nhỏ hơn. Các nhà khoa học tin rằng cặp đôi này vốn là các tiểu hành tinh, bị Sao Hỏa bắt phải bằng lực hấp dẫn.

Đoạn video ngắn mà Perseverance đã ghi lại về nhật thực Phobos - Ảnh: NASA

Theo các nhà nghiên cứu từ NASA, quỹ đạo của các mặt trăng này không ổn định nên chỉ trong vài chục triệu năm nữa Sao Hỏa sẽ mất đi cả 2 mặt trăng theo 2 cách trái ngược nhau.

Deimos được dự báo sẽ... văng ra ngoài không gian; trong khi Phobos sẽ có cú tự sát đáng sợ: lao thẳng vào hành tinh mẹ, gây ra một vụ va chạm khốc liệt.

Con người có thể thở trên Hỏa tinh không?

Con người sẽ chết vì ngạt khí nếu thở trên Hỏa tinh mà không mặc đồ phi hành gia, tuy nhiên mọi thứ có thể thay đổi trong tương lai nhờ thiết bị chế tạo oxy của NASA.

Giống như trên Trái Đất, con người cần nước, thức ăn, nơi ở và oxy để tồn tại nếu đặt chân lên Hỏa tinh. Cây cối và một số vi khuẩn tạo ra oxy để chúng ta hít thở. Trên thực tế, thành phần oxy trong không khí chỉ chiếm 21%, phần lớn còn lại là nitơ với 78%. Tuy nhiên về cơ bản, cơ thể con người không cần đến nitơ nên sẽ không hấp thụ khí này.

Trong khi đó, bầu khí quyển trên Hỏa tinh rất mỏng, thể tích chỉ bằng 1% khí quyển Trái Đất. Nói cách khác, lượng không khí trên "hành tinh đỏ" ít hơn 99% so với Trái Đất. Một phần lý do đến từ kích thước Hỏa tinh chỉ bằng một nửa, lực hấp dẫn không đủ mạnh để ngăn khí quyển thoát ra ngoài không gian.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.