Nàng dâu phản ứng bất ngờ khi không được về ngoại ăn Tết

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau/ Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”, chắc hẳn là tâm trạng của không ít cô gái chung cảnh lấy chồng xa mỗi dịp Tết đến, nhìn người người nhà nhà về quê thăm cha mẹ đẻ còn mình chỉ biết từ xa thương nhớ và day dứt trong lòng.

“Giao thừa, mùng 1, giỗ mùng 4 phải có mặt ở nhà chồng. Nghỉ Tết hết mùng 6. Nhà ngoại cách hơn 500km. Các mẹ bảo em phải làm sao? Tết năm trước đã không về ngoại rồi ạ.
Tết đến lại ước là gái chưa chồng! Hu hu...”.
Đó là dòng tâm sự của một nàng dâu lấy chồng cách nhà ngoại 500km trên một hội nhóm kín dành cho chị em. Theo chủ nhân của dòng chia sẻ, Tết năm nay chị phải lo việc giỗ chạp bên nhà nội nên không thể thu xếp thời gian về chơi với ông bà ngoại.
Những dòng tâm sự, những câu chuyện thật xoay quanh chủ đề này cũng được nhiều chị em khác chia sẻ trên diễn đàn.
Nang dau phan ung bat ngo khi khong duoc ve ngoai an Tet
Nhiều cô gái lấy chồng xa bật khóc khi nghĩ về đấng sinh thành (ảnh minh họa). 
Cùng chung hoàn cảnh, tài khoản Vũ Minh buồn bã kể: “Nhà mình y chang nhà mom (mẹ-PV), nhưng mình gần hơn, cách có hơn 200km thôi. Tết là dịp để nghỉ ngơi, nhưng chả được nghỉ còn mệt hơn, mà không về ngoại không được, nhớ bố mẹ lắm”.
Thành viên có nickname Thảo Nguyên Xanh trải lòng: “Tớ đây 2 nhà cách có 10km mà cũng phải ở nhà nội từ 29 đến hết mồng 6. Lên ngoại được đúng nửa ngày mồng 2. Nhắc đến Tết là chán nhất khi lấy phải những ông chồng ích kỷ chỉ biết nghĩ đến nội”.
Bạn Tâm Cùi Bắp ngán ngẩm: “Hai bên cách nhau 500km, đi với về đã hết xừ 1 ngày rồi. Còn nói thật lấy vợ lấy chồng xa không chỉ phụ nữ mà đàn ông cũng thiệt thòi”.
Nhiều nàng dâu cũng lên diễn đàn bày tỏ nỗi lòng rằng, người ta nói sinh con gái là chịu thiệt thòi quả không sai. Sinh con ra rồi nuôi dưỡng con khôn lớn, trưởng thành thật không đơn giản, đến lúc lấy chồng lại thành con nhà người ta.
“Khi xưa ta bé" lúc ốm đau, bệnh tật, bố mẹ là người thức đêm thức hôm lo cho từng miếng ăn, giấc ngủ, đến khi cha mẹ già yếu lại không thể ở bên báo đáp ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục.
Trước nỗi niềm của các nàng dâu lấy chồng xa, nhiều chị em đưa ra lời khuyên, dù bận đến đâu chị em cũng nên bàn bạc, thu xếp công việc về thăm bên ngoại.
Thành viên Thùy Trang Nguyễn đưa ra giải pháp: “Nếu là mình thì mình sẽ xin phép 1 năm ăn Tết nhà nội, 1 năm ăn Tết nhà ngoại. Vừa có hiếu cả 2 bên vừa không lo con đi xa mệt. Còn bố còn mẹ còn có chỗ để về”.
“Mẹ bỉm sữa” Nguyen Nhung khuyên: “Nói chung nếu bạn không thể bỏ cái gì thì chỉ có thể tranh thủ. Không thì bảo với chồng, là muốn về bà ngoại. Bạn nên bàn bạc thống nhất với chồng, Tết nào cũng về nhà ngoại 1 lần, thời gian thì hai vợ chồng tự bố trí.
Nói thật, mình đây cũng lấy chồng xa, cách hơn 300km. Nhưng quy ước ngay từ đầu: Cứ ăn Tết luân phiên. Bố nó về quê nội thì cứ về, 2 mẹ con vẫn ở bên ngoại ăn Tết vui vẻ. Xong đến mùng 2 bố nó lại ra ăn Tết cùng vợ con và bên ngoại”.
Tài khoản Yến Lê bình luận: “Bạn ngồi nói chuyện với chồng đi, giỗ ông bà mình vắng mặt cũng không sao mà, có phải năm nào cũng vắng đâu, bố mẹ già cả chỉ mong con cái Tết về đoàn viên mà đi biền biệt, chắc nghĩ tủi thân lắm í. Mẹ mình cứ bảo Tết nhất đường xa thôi không cần qua mẹ đâu. Nghĩ mà thương hai cụ quá”.
Chị Oải Hương Tím Khổ viết: “Khổ thân mom, tớ thấy chồng mom có vẻ gia trưởng, phong kiến quá. Nhà tớ cứ đúng mồng 1 Tết cha mồng 2 Tết mẹ. Trước bố mẹ tớ ở gần thì giao thừa khấn vái xong ở nhà nội là sang nhà ngoại xông đất, xong về sáng mồng 1 đi Tết nhà nội. Mồng 2 về Tết nhà ngoại. Từ ngày bố mẹ tớ về quê thì mồng 2 cả nhà lên đường về quê. Mẹ chồng tớ lắm lúc cũng không bằng lòng, nhưng được cái chồng tớ thương vợ nên mẹ chồng cũng chẳng nói được gì.
Bạn cứ thử nói chuyện với chồng và cả mẹ chồng xem chứ giờ cha mẹ mình còn đó còn chẳng về thăm được đến lúc các cụ khuất núi có muốn báo hiếu cũng không có cơ hội”.
Bên cạnh những dòng chia sẻ động viên, nhiều nàng dâu cảm thấy bản thân thực sự may mắn khi đã lấy chồng gần nhà, lúc nào cũng có thể về thăm cha mẹ.
Chị Hoang Hien tâm sự: “Mình thì 10 năm rồi năm nào cũng về quê ăn Tết. 2 quê cách nhau khoảng 26km nhưng chưa năm nào được đón giao thừa bên ngoại. An ủi là Tết năm nào cũng được ăn 1 bữa tất niên và mồng 2 lên ngoại, mồng 3 về. Ngẫm thấy mình vẫn còn may mắn hơn nhiều mom nhỉ”.
Bạn Phan Huyền cho hay: “Mình lấy chồng ngay gần nhà, nội ngoại cách nhau có 4km, sáng nội, chiều ngoại. Lấy chồng rồi mới thấy không gì bằng lấy chồng gần nhà”.
Đọc chia sẻ của các chị em mới thấy, con gái khi đã “xuất giá tòng phu” là chẳng còn cơ hội được cùng mẹ sửa soạn mâm cơm cúng giao thừa, chẳng được cùng cha rong ruổi trên các con phố để chọn được cành đào thật ưng ý về chưng Tết và cũng chẳng còn được háo hức khi nhận những đồng lì xì đầu tiên của năm mới từ tay cha mẹ dù đã lớn tồng ngồng.
Cả một năm trời chị em đã vất vả lo toan, quán xuyến việc nhà chồng, sẽ thật tuyệt vời nếu anh chồng và nhà chồng biết thông cảm, chia sẻ, tạo điều kiện để nàng dâu có dịp về đón Tết bên cha mẹ đẻ, để mong ước không chỉ còn là ước mong.

Bạn gái ngoan hiền rủ vào nhà nghỉ và cái kết đắng

Tôi cởi áo chui vào trong chăn cùng em. Nhưng chưa được 10 phút, tôi tá hỏa thấy em run lập cập, khuôn mặt tái mét...

Tôi và em yêu nhau được 1 năm. Chúng tôi chưa bao giờ đi quá giới hạn bởi em còn sợ. Tôi thấy em xinh đẹp, ngoan ngoãn, hiền lành, lại biết nghe lời, cũng rất biết quan tâm tôi thế nên cố gắng kìm nén bản thân cho dù nhiều lúc rất bực bội.
Ban gai ngoan hien ru vao nha nghi va cai ket dang
 

Phía sau cô đơn, luôn có anh đứng chờ

Mỗi ngày anh sẽ tiến lại gần em thêm một bước, cho dù em có chạy bao xa, anh cũng theo đuổi đến cùng.

Nếu một ngày em cảm thấy cô đơn, hãy viết nó ra những trang word và gửi cho anh. Anh sẽ lấp đầy những khoảng trắng bằng yêu thương của chính mình.
Phia sau co don, luon co anh dung cho
Ảnh minh họa. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.