Merapi - ngọn núi lửa nguy hiểm và những cú “thức giấc” kinh hoàng

Sự vụ hơn 20 nhà leo núi thiệt mạng ở đảo Sumatra ngày 3/12 một lần nữa gọi tên Merapi - một trong những ngọn núi lửa vẫn được mô tả là “đỏng đảnh và nguy hiểm nhất thế giới”.

Đỏng đảnh đến mức rất khó đoán trước được những cú “thức giấc” của Merapi và vì thế, hàng trăm người đã trở thành nạn nhân thảm khốc của ngọn núi lửa này.
Đất nước vạn đảo và số phận trên “Vành đai lửa Thái Bình Dương”
Vành đai lửa Thái Bình Dương hay còn gọi vành đai địa chấn Thái Bình Dương là cụm từ để mô tả khu vực được coi là địa bàn nơi có khả năng xảy đến nhiều vụ động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. Theo các nhà địa chất, khu vực này có hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000km, gắn liền với một dãy liên tục các rãnh đại dương, vòng cung quần đảo, các dãy núi lửa và sự chuyển động của các mảng kiến tạo. Khoảng 71% - 90% các trận động đất có cường độ mạnh nhất thế giới được cho là xảy ra trong khu vực này. Điều này có nghĩa cuộc sống của người dân ở Indonesia, Philippines, Malaysia, Nhật Bản, Úc và New Zealand, Papua New Guinea gần như bị đe dọa thường xuyên.
Trong số các quốc gia nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, Indonesia là nước “vô địch” về sở hữu số lượng núi lửa, khi hiện có khoảng 130 - 140 ngọn núi lửa đang hoạt động, nhiều thứ ba thế giới sau Mỹ và Nga. Khoảng 8,6 triệu người Indonesia sống trong phạm vi 10km từ núi lửa.
Merapi - ngon nui lua nguy hiem va nhung cu “thuc giac” kinh hoang
Núi lửa Merapi phun nham thạch, được quan sát từ Sleman ở Yogyakarta, Indonesia ngày 18/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngọn núi lửa đang hoạt động mạnh nhất
Trong số hàng trăm những ngọn núi lửa đang “ẩn mình” tại đất nước vạn đảo này, núi Merapi nằm cách thủ phủ tỉnh Yogyakarta chỉ 28km về phía Bắc, có độ cao 2.963m là một trong những ngọn núi lửa đang hoạt động mạnh nhất ở Indonesia, hiện ở mức cảnh báo cao thứ hai. Rất nhiều những vụ phun trào bất ngờ của núi Merapi đã khiến người dân Indonesia điêu đứng. Đơn cử như năm 1930, vụ phun trào mạnh nhất từ trước đến nay của Merapi đã khiến khoảng 10 ngôi làng bị thiêu rụi và 1.300 người chết. Một vụ khác xảy ra năm 1994 cướp đi sinh mạng của khoảng 60 người.
Lần phun trào lớn mới nhất của núi lửa Merapi xảy ra hồi tháng 10 - 11/2010. Thời điểm đó, không phải là một đợt, mà núi lửa Merapi phun trào nhiều đợt liên tiếp. Có những thời điểm núi lửa Merapi phun tro bụi, khí độc trong khoảng một giờ đồng hồ, lên đến độ cao 10km. Các bệnh viện ngập bệnh nhân trong đó có những bệnh nhân bị bỏng từ 70 - 80 độ. Thậm chí nhiều nạn nhân bị chết bỏng do những dòng nham thạch nóng tới 600 độ C và những cột khói bụi phun trào từ miệng núi lửa với tốc độ 300km/giờ.
Lúc đó, Chính phủ Indonesia đã phải thiết lập vùng nguy hiểm có bán kính đến 20km từ ngọn núi lửa Merapi. Bộ Giao thông Indonesia cảnh báo các phi công nên tránh xa ngọn núi ít nhất 12km. Hàng chục chuyến bay quốc tế trong tuần tại thủ đô Jakarta, cách núi lửa 430km về phía tây, đã phải hủy bỏ vì các lý do an toàn. Động đất và sóng thần thời điểm đó đã khiến tổng cộng khoảng hơn 300 người thiệt mạng và khoảng 280.000 cư dân sống khu vực quanh đó phải sơ tán. Hầu hết thi thể người thiệt mạng được tìm thấy ở 4 khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của trận sóng thần là Nam Pagai, Bắc Pagai, Sikakap và Nam Sipora, những khu vực nằm dọc bờ biển Tây Sumatra. Thi thể các nạn nhân nằm rải rác trên bãi biển và đường đi vì không đủ người chôn cất.
Người đứng đầu Bộ Tài nguyên khoáng sản và năng lượng Indonesia thời điểm đó cho biết, đây là đợt phun trào dữ dội nhất kể từ khi núi lửa Merapi thức giấc hôm 26/10 và lớn nhất trong khoảng 100 năm qua xét về cường độ, tầm ảnh hưởng và số người thiệt mạng.
Merapi - ngon nui lua nguy hiem va nhung cu “thuc giac” kinh hoang-Hinh-2
Núi lửa Merapi nằm ở ranh giới các tỉnh Trung Java và Yogyakarta của Indonesia phun trào dung nham, ngày 31/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Tổ chức Giám sát núi lửa thế giới (WOVO), trừ bảng cảnh báo riêng của ngành hàng không, hiện chưa có cảnh báo quốc tế tiêu chuẩn nào về núi lửa do 2 nguyên nhân: (1) sự khác nhau về cách hoạt động của mỗi núi lửa và khả năng giám sát của các quốc gia liên quan và (2) mỗi nhóm dân số khác nhau có nhu cầu về một hệ thống cảnh báo không giống nhau về màu sắc, ký hiệu và sự phân loại mức độ cảnh báo. Theo GS Michael Cassidy, Trường Đại học Birmingham, Anh, từng chia sẻ quan điểm: “Xung quanh vấn đề núi lửa phun trào còn rất nhiều tranh luận. Nhưng từ quan điểm của tôi, việc thiếu đầu tư, thiếu kế hoạch và thiếu nguồn lực để ứng phó với các vụ phun trào núi lửa siêu lớn trong tương lai là sự bất cẩn lớn. Nhân loại cần làm gì để đối phó với các vụ núi lửa tương tự là cuộc thảo luận cần bắt đầu ngay bây giờ”.
Hồi tháng 8/2021, Merapi lại tiếp tục phun trào dữ dội với dòng dung nham được phun cao tới 600m, chảy dài hơn 2 km xuống các sườn núi trên đảo Java đông dân cư - dòng dung nham được cho là lớn nhất của Merapi kể từ khi giới chức trách nước này nâng mức độ nguy hiểm của nó vào tháng 11/2020. Các vụ nổ gây tro bụi từ bay xa tới 3,5 km bao phủ toàn bộ các sườn núi xung quanh.
Merapi - ngon nui lua nguy hiem va nhung cu “thuc giac” kinh hoang-Hinh-3
Cột tro bụi do núi lửa Marapi ở tỉnh Tây Sumatra, Indonesia phun trào ngày 3/12. Ảnh: AFP
Merapi - ngon nui lua nguy hiem va nhung cu “thuc giac” kinh hoang-Hinh-4
Núi lửa Merapi tại Tây Sumatra, Indonesia phun trào ngày 3/12/2023. Ảnh: Reu-ters
Chỉ riêng trong năm 2023, người Indonesia đã phải nhiều lần chứng kiến núi lửa Merapi “thức giấc”. Tháng 3/2023, núi lửa Merapi phun trào đã tạo ra khối mây nóng bốc cao 100m lên không trung và mây tro nóng di chuyển 7km xuống sườn dốc của ngọn núi. Vụ phun trào cũng tạo ra dòng dung nham dài 1,5km. Ngày 23/5, núi lửa Merapi đã phun trào những dòng nham thạch chảy dài hơn 2km từ miệng núi.
Merapi - ngon nui lua nguy hiem va nhung cu “thuc giac” kinh hoang-Hinh-5
Dung nham phun trào từ miệng núi lửa Merapi, nhìn từ Tunggul Arum, huyện Sleman, Yogyakarta, Indonesia. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Và mới đây nhất là vụ việc 22 người thiệt mạng (con số tính đến ngày 5/12/2023) do Merapi phun trào dữ dội. Theo trạm quan sát núi lửa Merapi, từ nửa đêm đến 8h sáng 5/12, núi lửa đã phun trào 5 lần. Đến giữa ngày 5/12, núi lửa vẫn phun tro bụi, cản trở hoạt động của hơn 200 nhân viên cứu hộ. Trước đó, ngày 3/12, núi lửa Merapi phun cột khói bụi cao tới 3.000m - cao hơn cả chính độ cao của núi lửa này, khiến những người leo núi bị mắc kẹt và bị thương. Tro bụi của núi lửa cũng lan rộng ra một số ngôi làng lân cận. Điều đáng nói là thời điểm Merapi phun trào có 75 người đang trong hành trình leo núi. Chính cũng bởi sự thất thường và nguy hiểm không thể lường trước của Merapi, kể từ năm 2011, cơ quan nghiên cứu núi lửa Indonesia kêu gọi cơ quan bảo tồn địa phương và Bộ Môi trường đóng cửa khu vực trong bán kính 3 km quanh đỉnh núi đối với những người leo núi. Tuy nhiên, sự việc hôm 3/12 cho thấy mọi cảnh báo đã bị xem nhẹ.

Ngọn núi lửa đêm đến phát ánh sáng xanh, tắt ngay khi mặt trời mọc

Kawah Ijen của Indonesia là một ngọn núi lửa nổi tiếng bởi cứ đến đêm là sẽ phát ra thứ ánh sáng màu xanh kỳ bí nhưng biến mất khi mặt trời vừa mọc.

Ngon nui lua dem den phat anh sang xanh, tat ngay khi mat troi moc
Kwan Ijen là một trong số nhiều ngọn núi lửa vẫn đang hoạt động tại phía Đông đảo Java, Indonesia. Có độ cao lên đến 2.443 m so với bề mặt nước biển, trên miệng ngọn núi lửa này còn có một hồ nước với độ sâu lên đến 200m. 

Núi lửa “đáng xấu hổ nhất thế giới“: Trở thành... bếp lò nấu ăn

Monte Busca được đánh giá là đã hoàn toàn mất đi “sự tự tôn của một ngọn núi lửa”.

Nui lua “dang xau ho nhat the gioi“: Tro thanh... bep lo nau an
Nhắc đến những ngọn núi lửa đặc biệt nhất trên thế giới, thì Monte Busca là cái tên không thể bỏ qua với chiều cao chỉ hơn 1 m. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.