Mẹo chữa hóc xương cá "siêu độc" không phải ai cũng biết

Mẹo chữa hóc xương cá - bí kíp ai cũng phải giắt lưng để dùng ngay khi cần nhằm đảm bảo an toàn cho cả gia đình bạn!

Khi có dấu hiệu bị hóc xương cá
Ngay lập tức ngưng nuốt, cố nuốt không thể làm xương trôi xuống mà càng khiến cho xương đâm sâu hơn. Không dùng tay móc sâu vào họng vì làm như vậy sẽ gây nôn nhiều, dịch axit từ thực quản có thể làm cháy thanh quản, phù nề hoặc khiến người bệnh khó thở.
Meo chua hoc xuong ca
Hóc xương cá nếu không biết cách trị sẽ rất nguy hiểm. 
Mẹo chữa hóc xương cá hiệu quả
Khi bị hóc xương cá đừng nên nóng vội để móc xương ra mà hãy thử làm một trong số các mẹo chữa hóc xương cá dưới đây xem sao nhé! Cực đơn giản mà hiệu quả vô cùng.
Nhét tỏi vào lỗ mũi
Gia vị luôn sẵn có trong bếp nhà bạn, rất dễ kiếm mà không mất nhiều thời gia. Khi bị hóc xương cá hãy xác định xem mình bị hóc bên nào. Nếu là hóc bên phải thì hãy dùng một nhánh tỏi bóc vỏ và nhét vào lỗ mũi bên trái sau đó hãy bịt lỗ mũi bên phải lại và thở bằng mồm. Khoảng 1-2 phút sau bạn sẽ hắt hơi và nôn ra, khi đó xương cá sẽ theo đó mà ra ngoài. Bạn có thể làm điều ngược lại với lỗ mũi bên phải khi bị hóc xương bên trái.
Dùng một viên vitamin C
Vitamin C có tác dụng y như vỏ cam. Do đó, nếu không có vỏ cam bạn có thể thay thế bằng một viên vitamin C để ngậm.
Sau vài phút sẽ “hủy” được xương cá. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng giảm đau, kháng viêm rất tốt cho vùng thực quản bị hóc xương cá tránh được sự tổn thương.
Uống nước quả trám
Dùng quả trám mài ra rồi hòa với nước uống để tiêu xương cá khi bị hóc xương. Tuy có tác dụng tiêu xương cá rất tốt nhưng chỉ nên dùng ở những trường hợp hóc xương nhỏ. Những trường hợp hóc xương lớn hơn sẽ phải cần đến sự trợ giúp của bác sĩ.
Những điều không được làm khi bị hóc xương cá
- Bình tĩnh để giải quyết vấn đề.
- Tuyệt đối không dùng tay móc họng để lấy xương. Vì hành động này rất nguy hiểm. Có thể bạn không thể lấy xương ra được nhưng lại đẩy nó vào sâu hơn nữa.
Đồng thời việc làm này còn có thể gây tổn thương thực quản, xước, rách, thậm chí là thủng thực quản rất nguy hiểm.
- Tuyệt đối không uống nước hay ăn cơm thành miếng to để mong xương chạy theo cơm hay nước vào trong. Vì làm như vậy sẽ làm tăng nguy cơ tử vong nếu xương cá lớn đâm thủng mạch máu.
- Tuyệt đối không khạc nhổ nhiều làm tăng cảm giác đau rát khó chịu và ảnh hưởng đến thực quản của bạn.
Chú ý:
Những mẹo nêu trên chỉ áp dụng cho trường hợp bị hóc nhẹ với những loại xương nhỏ.
Khi áp dụng một trong những cách trên mà không hiệu quả thì nên đến ác sĩ đừng cố thử nhiều lần
Hóc xương là tai nạn rất thường gặp trong ăn uống, và nó có thể gây ra biến chứng rất nguy hiểm.
Khi bị hóc xương cá, cách tốt nhất là bạn nên khạc ra, không nên nuốt vào.
Nếu trót nuốt phải xương to, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ ngay khi có thể vì càng để lâu nguy cơ nhiễm trùng càng càng cao.
Mời quý độc giả xem video 7 thực phẩm càng ăn nhiều càng tốt (nguồn Youtube):

Nguyên nhân trẻ em Việt Nam thấp còi top 20 thế giới

(Kiến Thức) - Có đến hơn 3/4 của những yếu tố dẫn đến tình trạng trẻ em thấp còi ở Việt Nam là các yếu tố có thể cải tạo được. 

Nguyen nhan tre em Viet Nam thap coi top 20 the gioi

WHO đánh giá, Việt Nam là một trong 20 quốc gia có số lượng trẻ em thấp còi cao nhất thế giới. Một nghiên cứu cũng cho thấy, cứ 4 trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi có một trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. So sánh với các nước khác trong bảng đánh giá, chiều cao trung bình cả hai giới của người Việt Nam chỉ đạt 1,59cm và chỉ cao hơn một số nước như Ấn Độ, Peru, Indonesia, Philippines và Bolivia.  

Ăn cá bị xương đâm thủng ruột non

Sau khi hút dịch làm sạch ổ bụng, các bác sĩ phát hiện xương cá đâm thủng ruột non bệnh nhân dài 3cm ra ngoài thành ruột.

Chiều 10/5, Bệnh viện (BV) Đa khoa Cần Thơ cho biết, vừa phẫu thuật cứu sống một bệnh nhân bị xương cá đâm thủng ruột non.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.