Mẹo bảo quản bắp cải như chuyên gia chỉ bằng 3 que tăm

Nghe thì thật vô lý nhưng việc cắm 3 que tăm vào cây xà lách sẽ mang lại kết quả vô cùng bất ngờ. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Cách bảo quản rau xà lách
Xà lách là một loại rau rất dễ héo. Do đó, để "kéo dài tuổi thọ" cho chúng, bạn cần một vài bí kíp nhỏ.
Đầu tiên, hãy chuẩn bị 3 que tăm. Sau đó lần lượt cắm chúng vào phần cuống xà lách. Bạn cần phải cắm thật sâu và chỉ chừa lại một phần nhỏ của que tăm. Giờ bạn có thể cho rau vào tủ lạnh bảo quản như bình thường. Cách làm đơn giản này có thể giúp những cây xà lách của bạn vẫn giữ được độ tươi ngon trong sau 1 tuần.
Cách này bạn có thể áp dụng cho cả bắp cải luôn đấy.
Meo bao quan bap cai nhu chuyen gia chi bang 3 que tam
Ảnh minh họa. 
Một cách khác là bạn hãy cho xà lách vào một hộp nhựa có nắp, sau đó đặt một tờ khăn giấy khô lên trên và cất vào tủ lạnh. Sau cả tuần, chỗ rau của bạn sẽ vẫn tươi ngon như mới.
Một số cách bảo quản rau củ khác
- Đối với rau thơm, măng tây, súp lơ... bạn hãy cắm chúng vào một ly nước giống như cắm hoa vậy. Cách làm này sẽ giữ cho rau không bị héo trong vòng 3-4 ngày.
- Cà chua khi cất trữ trong tủ lạnh sẽ dễ bị mất đi hương vị và độ mọng nước. Tốt nhất bạn nên để chúng ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, phần cuống là nơi dễ bị thối đầu tiên nên khi bảo quản cà chua, bạn nhất định phải để phần này hướng lên trên.
- Xếp khoai tây cùng táo sẽ "kéo dài tuổi thọ" cho khoai tây. Bởi táo sẽ sản sinh ra khí ethylene, một loại khí giúp khoai tây tươi ngon đến hàng tuần.
- Hành, tỏi cũng là loại thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh. Bởi nhiệt độ thấp và độ ẩm cao dễ khiến chúng bị thối. Ngoài ra, đây đều là loại thực phẩm có mùi mạnh, sẽ làm ảnh hưởng đến những thức ăn có trong tủ. Cách bảo quản tốt nhất là nên cho hành, tỏi vào túi giấy có đục vài lỗ nhỏ để chúng không bị mọc mầm và tươi lâu hơn.

Hóa chất diệt nấm quá liều gây vô sinh

- Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn vừa lấy mẫu nho, mận và lựu nhập khẩu từ Trung Quốc kiểm nghiệm và phát hiện chứa carbendazim và tebuconazole với dư lượng vượt mức cho phép từ 1,5 - 5 lần. Đây là những chất diệt nấm sử dụng trong bảo quản trái cây mà nếu dùng vượt quá mức cho phép có thể gây vô sinh và nguy hại cho sức khoẻ.

Diệt nấm, diệt cả sức khoẻ người dùng

Carbendazim và tebuconazole đều là hóa chất diệt nấm trên rau củ quả. Carbendazim là một chuyển hóa chất của benomyl được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc diệt nấm, được tìm thấy là chất gây tổn thương tinh hoàn và mào tinh ở chuột thí nghiệm và chuột đồng. Ở Nhật Bản, khi thử nghiệm hóa chất carbendazim trên các loài chim trưởng thành và có hoạt động tình dục, cho thấy, khả năng gây vô sinh ở những con chim tiếp xúc kéo dài với carbendazim.

Đối với benomyl kích ứng da có thể xảy ra thông qua tiếp xúc với benomyl trong công nghiệp, trồng hoa, hái nấm. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho chó ăn benomyl trong khẩu phần ăn trong ba tháng cho thấy thay đổi chức năng gan ở liều cao nhất (150mg/kg). Khi tiếp xúc thời gian dài với hóa chất gây tổn thương gan nghiêm trọng, bao gồm cả xơ gan.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ phân loại benomyl như là hợp chất có thể gây ung thư. Hai năm nghiên cứu thử nghiệm qua chuột đã cho thấy nó có thể gây gia tăng các khối u gan. Bộ Nông nghiệp Thủy sản và Thực phẩm của Anh cũng đưa ra quan điểm này và cho rằng benomyl mang lại hiệu ứng độc cho gan. Ngoài ra, nó còn gây dị tật bẩm sinh, nếu người mẹ tiếp xúc với một liều cao bất thường của benomyl thông qua nghề nghiệp của mình trong thời gian mang thai thì ảnh hưởng đến sự hình thành của các dây thần kinh thị giác ở thai nhi.

Thuốc diệt nấm tebuconazole được Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ xác định có thể gây ra rủi ro với liều dùng cao, gây hại cho gan và đặc biệt kích ứng mắt, khá độc khi bị nhiễm qua đường miệng và mắt. Đồng thời, văn phòng cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ cho rằng, tebuconazole được liệt kê như là một chất gây ung thư có trong danh sách thuốc trừ sâu chứa chất gây ung thư với đánh giá thuộc loại C.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới phân loại độc tính, tebuconazole được liệt kê thuộc độc tính nhóm III. Do khả năng tác dụng phá vỡ nội tiết của tebuconazole, nên hóa chất này được xem xét loại bỏ ra khỏi thị trường châu Âu.

Mẹo bảo quản rau quả trong tủ lạnh

 
 
 
 
 
 
 
 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.