Mẹ ôm con gái 4 tháng tuổi nhảy lầu từ tầng 19 xuống đất

Một người phụ nữ 30 tuổi đã ôm theo đứa con gái 4 tháng tuổi nhảy lầu tự tử khiến mọi người bàng hoàng.

Sự việc xảy ra hôm 22/4 tại một khu chung cư thuộc thành phố Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Một người mẹ 30 tuổi đã ôm theo đứa con gái 4 tháng tuổi của mình rồi nhảy lầu tự tử, để lại nỗi đau xót không thể nào nguôi cho gia đình và những người thân.
Theo đó, vào sáng ngày 22/4, những người dân sống quanh khu chung cư đã bị sốc nặng khi nhìn thấy một người phụ nữ ôm theo con nhỏ nhảy từ tầng 19 xuống. Người phụ nữ này được xác định là cô Wang, 30 tuổi và đứa con gái mà cô ôm theo chỉ mới 4 tháng tuổi.
Me om con gai 4 thang tuoi nhay lau tu tang 19 xuong dat
Người mẹ và đứa trẻ đã tử vong tại hiện trường. 
Theo những bức ảnh từ hiện trường vụ việc, cô Wang mặc bộ quần áo ở nhà màu trắng đang nằm giữa vũng máu, trong khi đứa con nhỏ của cô rơi xuống những chậu cây cảnh gần ngay đó. Ngay lập tức, người dân đã gọi điện cho xe cấp cứu và cảnh sát nhưng đã quá muộn. Khi các nhân viên y tế tới nơi, cô Wang cùng đứa con đã không còn dấu hiệu của sự sống.
Những người hàng xóm cho biết, cô Wang vừa mới sinh đứa con gái thứ 2 này được vài tháng. Bên ngoài, cô Wang là một người có tính tình dễ chịu, thoải mái và tốt bụng với mọi người. Vì vậy, khi nghe tin cô Wang nhảy lầu tự tử, nhiều người đã không thể tin nổi.
Cảnh sát địa phương hiện đang vào cuộc điều tra nguyên nhân khiến cho cô Wang quyết định ôm con tự tử nhưng vẫn chưa thể xác định được. Những người dân sống quanh đó cho biết cô Wang và chồng rất hiếm khi cãi nhau, 2 vợ chồng hòa thuận nên không thể có chuyện tự tử do mâu thuẫn gia đình. Nhiều người đã suy đoán rằng có thể cô Wang bị mắc chứng trầm cảm sau sinh.
Những người hàng xóm cho biết, cô Wang vừa mới sinh đứa con gái thứ 2 này được vài tháng. Bên ngoài, cô Wang là một người có tính tình dễ chịu, thoải mái và tốt bụng với mọi người. Vì vậy, khi nghe tin cô Wang nhảy lầu tự tử, nhiều người đã không thể tin nổi.
Cảnh sát địa phương hiện đang vào cuộc điều tra nguyên nhân khiến cho cô Wang quyết định ôm con tự tử nhưng vẫn chưa thể xác định được. Những người dân sống quanh đó cho biết cô Wang và chồng rất hiếm khi cãi nhau, 2 vợ chồng hòa thuận nên không thể có chuyện tự tử do mâu thuẫn gia đình. Nhiều người đã suy đoán rằng có thể cô Wang bị mắc chứng trầm cảm sau sinh.
Mới đây, một người phụ nữ ôm theo con 3 tháng tuổi định nhảy cầu tự tử khiến mọi người thót tim.
Chiều 20/4, Đại tá Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Công an TP Tuy Hòa (Phú Yên), cho biết trưa cùng ngày, lực lượng Cảnh sát 113 và Công an phường Phú Lâm (TP Tuy Hòa) nhận tin báo của người dân có một phụ nữ ôm con đứng trên trụ cầu đường sắt Đà Rằng có ý định nhảy cầu tự tử.
Theo đó, người dân phát hiện một người phụ nữ ôm con đứng bên lề một trụ bê tông phía Nam cầu đường sắt Đà Rằng nên đã báo cơ quan chức năng. Người này mặc áo vàng, váy đen, đầu đội mũ bảo hiểm, tay ôm khư khư một trẻ nhỏ và chăm chú nhìn xuống dòng sông.
Sau đó, lực lượng công an đã có mặt tại hiện trường, tiếp cận từ phía sau, nhanh chóng ôm người mẹ và con nhỏ thoát khỏi ý định nhảy cầu tự tử.
Sau cuộc giải cứu, người mẹ trẻ và con nhỏ được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên cấp cứu vì bị kiệt sức giữa trưa nắng.
Hiện chưa rõ nguyên nhân khiến người phụ nữ này muốn nhảy cầu tự tử.

Ôm con 2 tháng tuổi nhảy xuống ao tự tử vì trầm cảm sau sinh

"Đó là một người mẹ trẻ, sinh con lần đầu. Cô vừa được ra viện sau thời gian dài điều trị chứng trầm cảm sau sinh", bác sĩ  BV Quân y 103, chia sẻ.
 

Tìm đến các bác sĩ chuyên khoa tâm thần sau khi xảy ra sự việc người mẹ sinh năm 1997 bị trầm cảm nặng, không kiểm soát được hành vi đã giết đứa con 35 ngày tuổi ở huyện Thạch Thất, Hà Nội, chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện thương tâm như thế.
Om con 2 thang tuoi nhay xuong ao tu tu vi tram cam sau sinh
TS Tô Thanh Phương - Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần trung ương 1. Ảnh: Việt Hùng. 
Mẹ trầm cảm sau sinh tăng nặng vì thái độ của gia đình
PGS.TS bác sĩ cao cấp Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội) cũng chia sẻ về ca bệnh trầm cảm sau sinh gần đây nhất ông vừa tiếp nhận.
Đó là một người mẹ trẻ sinh con lần đầu. Trước khi được đưa vào viện, cô từng ôm đứa con 2 tháng tuổi nhảy xuống ao tử tử, nhưng được cấp cứu kịp thời. Sau khi điều trị chứng trầm cảm sau sinh, người mẹ này đã được xuất viện vào đầu tháng 6.
Trong cuộc đời tiếp xúc với các bệnh nhân tâm thần, PGS Đức vẫn không thể quên người mẹ bị trầm cảm sau sinh đầu tiên mà ông trực tiếp điều trị. Sau khi sinh em bé 3 ngày, người mẹ này có biểu hiện lạ, không cho con bú, xa lánh bé. Bên cạnh đó, cô còn có ghét chồng, ăn ngủ kém.
“Lúc đó, khái niệm trầm cảm không như bây giờ. Nhiều bác sĩ điều trị cho cô gái này nhưng không hiệu quả nên bệnh ngày càng nặng”, PGS Đức kể lại.
Khi đến gặp bác sĩ Đức, ông chẩn đoán cô bị trầm cảm sau sinh nhưng trước đó gia đình vẫn cho rằng cô "khó tính, làm mình làm mẩy". Bác sĩ Đức nhấn mạnh chính thái độ đó của người thân đã khiến bệnh của cô ngày càng nặng. May mắn, người mẹ này được phát hiện và điều trị kịp thời trước khi xảy ra hậu quả khủng khiếp.
Om con 2 thang tuoi nhay xuong ao tu tu vi tram cam sau sinh-Hinh-2
 Trầm cảm sau sinh có thể gặp với bất cứ phụ nữ nào sau khi sinh con. Ảnh: RD.

 Mẹ giết con trong cơn trầm cảm nặng

Là tiến sĩ về trầm cảm đầu tiên ở Việt Nam, với 31 năm điều trị những nữ bệnh nhân mắc căn bệnh này, TS.BS Tô Thanh Phương - Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (Hà Nội), cho biết bản thân đã chứng kiến không ít trường hợp chị em bị trầm cảm sau sinh.

TS Phương chia sẻ vấn đề này đã xảy ra với chị em từ rất lâu và có thể gặp với bất cứ ai.

Cách đây hơn 10 năm, bác sĩ đã từng chứng kiến một trường hợp tương tự khi người mẹ bị trầm cảm sau sinh ra tay sát hại chính con gái của mình.

“Khi đó bệnh trầm cảm sau sinh vẫn chưa được phổ biến rộng rãi như bây giờ, nên nhiều người cho rằng người phụ nữ giết con là có mục đích trả thù. Chỉ khi người phụ nữ phát điên, được công an đưa đến bệnh viện, được các bác sĩ thăm khám, kết luận bị trầm cảm thì mọi người mới tin”, TS Phương cho biết.

Sau nhiều tháng kiên trì điều trị, người mẹ ấy đã hồi phục và biết rằng mình đã sát hại con nên đau đớn, ám ảnh vô cùng.

Sau sinh, người mẹ không chỉ phải đối mặt với trầm cảm!

Theo PGS Đức, trầm cảm sau sinh có các triệu chứng đầy đủ là buồn (thể hiện khí sắc, trầm, vẻ mặt buồn rầu), chán (mất hứng thú, sở thích). WHO liệt kê thêm triệu chứng quan trọng nữa là mệt mỏi, giảm năng lượng, hay ngồi hoặc nằm một chỗ.

Ngoài ra, bệnh nhân có những triệu chứng rối loạn ăn uống, giấc ngủ, lo lắng, cẳng thẳng, bứt rứt, bồn chồn, bi quan, mặc cảm tội lỗi, và nhiều biểu hiện trên cơ thể như đau đầu, đau bụng, đau ngực, khớp, tim, vã mồ hôi… Cuối cùng, người bệnh có ý tưởng hoặc hành vi tự sát. Các triệu chứng này tồn tại ít nhất 2 tuần. Mỗi bệnh nhân có 2-3 triệu chứng thường gặp.

Theo PGS Đức, người trầm cảm thường có xu hướng tự sát. Hiện nay, y học đã nghiên cứu thêm hành vi tự sát mở rộng, nghĩa là người bệnh không chỉ tự giết mình, mà còn tự giết những người xung quanh mình, sau đó tự sát.

Chuyên gia cũng cảnh báo thêm sau khi sinh, người mẹ có thể đối mặt với nhiều rối loạn tâm thần, không chỉ là trầm cảm sau sinh. Đó có thể là rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt,...

“Nhiều người không mắc trầm cảm nhưng lại có các rối loạn tâm thần khác. Khi đó, việc sinh đẻ là động lực để căn bệnh này bộc phát. Đó là do căng thẳng tâm lý, sự suy yếu về cơ thể, biến đổi tâm lý, biến đổi về nội tiết tố. Phụ nữ sau sinh phải đối mặt với nhiều rối loạn khác. Do đó, gia đình và bác sĩ phải biết phân biệt và phát hiện kịp thời để có phương pháp điều trị riêng đối với từng căn bệnh”, PGS Đức khuyến cáo.

Sau sinh, người mẹ không chỉ phải đối mặt với trầm cảm!

Theo PGS Đức, trầm cảm sau sinh có các triệu chứng đầy đủ là buồn (thể hiện khí sắc, trầm, vẻ mặt buồn rầu), chán (mất hứng thú, sở thích). WHO liệt kê thêm triệu chứng quan trọng nữa là mệt mỏi, giảm năng lượng, hay ngồi hoặc nằm một chỗ.

Ngoài ra, bệnh nhân có những triệu chứng rối loạn ăn uống, giấc ngủ, lo lắng, cẳng thẳng, bứt rứt, bồn chồn, bi quan, mặc cảm tội lỗi, và nhiều biểu hiện trên cơ thể như đau đầu, đau bụng, đau ngực, khớp, tim, vã mồ hôi… Cuối cùng, người bệnh có ý tưởng hoặc hành vi tự sát. Các triệu chứng này tồn tại ít nhất 2 tuần. Mỗi bệnh nhân có 2-3 triệu chứng thường gặp.

Theo PGS Đức, người trầm cảm thường có xu hướng tự sát. Hiện nay, y học đã nghiên cứu thêm hành vi tự sát mở rộng, nghĩa là người bệnh không chỉ tự giết mình, mà còn tự giết những người xung quanh mình, sau đó tự sát.

Chuyên gia cũng cảnh báo thêm sau khi sinh, người mẹ có thể đối mặt với nhiều rối loạn tâm thần, không chỉ là trầm cảm sau sinh. Đó có thể là rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt,...

“Nhiều người không mắc trầm cảm nhưng lại có các rối loạn tâm thần khác. Khi đó, việc sinh đẻ là động lực để căn bệnh này bộc phát. Đó là do căng thẳng tâm lý, sự suy yếu về cơ thể, biến đổi tâm lý, biến đổi về nội tiết tố. Phụ nữ sau sinh phải đối mặt với nhiều rối loạn khác. Do đó, gia đình và bác sĩ phải biết phân biệt và phát hiện kịp thời để có phương pháp điều trị riêng đối với từng căn bệnh”, PGS Đức khuyến cáo.

Phụ nữ trầm cảm sau sinh: dễ thành "đối tượng" nguy hiểm

(Kiến Thức) - Phụ nữ trầm cảm sau sinh dễ rơi vào trạng thái mất kiểm soát bản thân, có thể thực hiện những hành vi nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.

Phu nu tram cam sau sinh: de thanh doi tuong nguy hiem
Mới đây, vụ việc một bà mẹ trẻ trầm cảm sau sinh chính tay sát hại đứa con khi mới được hơn tháng tuổi của mình ở Thạch Thất, Hà Nội đã gây chấn động dư luận. Nhiều người trách cứ lên án, nhưng cũng không ít người cảm thương dành cho người mẹ trẻ này. Ảnh: Afamily. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.