Mẹ chăm vỗ béo, con bị lồng ruột

(Kiến Thức) - Cháu Ngô Hoài Anh 9 tháng tuổi mà đã nặng 13kg. Một hôm, cả nhà vui đùa thì tự nhiên cháu khóc thét, sau đó bụng căng trướng, nôn mửa...

Cháu Ngô Hoài Anh (9 tháng tuổi ở Hà Nội) mà đã nặng 13kg, nguyên nhân là do mẹ cháu rất chăm bồi bổ cho con. Ngoài việc chế biến các món cháo bổ dưỡng, sữa... mẹ cháu còn mua cả thuốc bổ sung thêm. Một hôm, cả nhà đang vui đùa, trẻ đang cười sung sướng thì tự nhiên khóc thét, sau đó bụng căng trướng, nôn mửa... Gia đình cho con đi cấp cứu thì phát hiện bị lồng ruột mà nguyên nhân là do quá mập. 
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Lời bàn: Theo BS Yên Lâm Phúc, Bệnh viện 103, béo phì là một bệnh không tốt với trẻ em. Nó là tiền đề gây ra các bệnh mạn tính âm thầm trong tương lai đồng thời còn là nguy cơ gây ra bệnh lồng ruột. Nguyên nhân béo phì dễ gây lồng ruột là bởi lượng mỡ béo phì tích trữ cơ bản ở trong bụng. Chúng làm cho chật ổ bụng và ruột không thể di động dễ dàng. 
Lẽ ra, các quai ruột nhỏ còn một khoảng không gian nhất định để di động. Nhưng khi có mỡ chèn vào, các quai ruột nhỏ không thể di chuyển đi đâu. Nếu có áp lực xảy ra, ví dụ như cười đùa hoặc các động tác tung hứng của người lớn, các quai ruột nhỏ chỉ còn cách chui vào các quai ruột lớn và lồng ruột xảy ra. 
Vì vậy, cần kiểm soát chế độ ăn của trẻ. Chăm sóc trẻ tối đa nhưng không có nghĩa là làm cho trẻ béo phì. Đo cân nặng và chiều cao của trẻ cuối mỗi tháng, so với đường cong phát triển bình thường, nếu nằm trong hai đường giới hạn là coi như ổn. 

Bố chọc cười con bị lồng ruột

(Kiến Thức) - Đang đùa với bố, bé chợt khóc thét, da tím tái, bụng đau và sau vài giờ thì mệt lả, da xanh nhợt... vì lồng ruột.

Cháu Nguyễn Văn T. (1,5 tháng tuổi ở Hà Nội) cười rất to khi được bố mẹ chọc cười bằng cách cách áp đầu vào bụng. Một lần, đang đùa như vậy thì cháu khóc thét, da tím tái, bụng đau và sau vài giờ thì mệt lả, da xanh nhợt... Khi đi khám, cháu T. đã phải mổ cấp cứu vì lồng ruột mà nguyên nhân là do trò đùa trên của bố. 
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Dấu hiệu phát hiện trẻ bị lồng ruột

(Kiến Thức) - Lồng ruột là chứng bệnh dễ mắc và nguy hiểm với trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ cần chú ý những dấu hiệu dưới đây để phát hiện và đưa con đi điều trị kịp thời.

Lồng ruột xảy ra khi một đoạn ruột không ở vị trí bình thường mà “chui” vào trong lòng một đoạn ruột kế cận kèm theo là cả các mạch máu nuôi dưỡng đoạn ruột đó.
 Lồng ruột xảy ra khi một đoạn ruột không ở vị trí bình thường mà “chui” vào trong lòng một đoạn ruột kế cận kèm theo là cả các mạch máu nuôi dưỡng đoạn ruột đó.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.