Màu sắc lạ trong cơn bão lớn nhất trong hệ Mặt trời

(Kiến Thức) - Đốm đỏ bí ẩn của sao Mộc phát ánh sáng trắng trong bức ảnh hồng ngoại mới nhất chụp cơn bão lớn nhất trong hệ Mặt trời.

Quan sát bức ảnh hồng ngoại chụp cơn bão lớn nhất hệ Mặt trời mới đây, các nhà khoa học phát hiện Vệt Đỏ Lớn (Great Red Spot) của sao Mộc biến sang màu trắng kỳ lạ.

Mau sac la trong con bao lon nhat trong he Mat troi
Bức ảnh hồng ngoại cho thấy màu sắc lạ trong cơn bão lớn nhất trong hệ Mặt trời.
Hình ảnh được chụp bởi máy ảnh gắn trên Kính viễn vọng Subaru, được lắp đặt trên đỉnh ngọn núi lửa Mauna Kea ở đảo lớn Hawaii, Mỹ.
Mau sac la trong con bao lon nhat trong he Mat troi-Hinh-2
Chuỗi khung hình (kéo dài trên 1 tháng) khi tàu Voyager 1 tiếp cận sao Mộc, cho thấy các dải mây chuyển động trong khí quyển, và hoàn lưu của Vệt Đỏ Lớn. 
Vệt Đỏ Lớn là một cơn bão với xoáy nghịch trên Mộc Tinh, nằm ở khoảng 22° phía nam xích đạo, đã kéo dài 340 năm. Cơn bão này lớn đến mức có thể thấy từ Trái đất qua kính viễn vọng. Vệt Đỏ Lớn dài khoảng 24.000 đến 40.000km và rộng khoảng 12.000 đến 14.000km, đủ sức chứa ba Trái đất bên trong. Giống như một cơn bão trên Trái đất, trung tâm của cơn bão là tương đối điềm tĩnh, nhưng ở ngoài xa, gió gào thét và di chuyển với tốc độ 680km/h.
Mau sac la trong con bao lon nhat trong he Mat troi-Hinh-3
Bức ảnh kính thiên văn Hubble chụp cảnh tượng hiếm hoi của ba mặt trăng lớn nhất của sao Mộc cùng diễu qua mặt hành tinh đầu tháng 2/2015.

Cơn bão sao Mộc thường xuất hiện nổi bật như một con mắt màu đỏ đậm bao quanh bởi các lớp xoáy màu trắng, màu vàng, màu cam, nhưng hình ảnh mới nhất này cho thấy trung tâm nó phát ra một ánh sáng mới. Các hình ảnh hồng ngoại có thể cắt qua chất khí và bụi chụp lấy ánh sáng.

Bức ảnh được công bố bởi Đài thiên văn quốc gia Nhật Bản, cũng cho thấy mặt trăng Ganymede của sao Mộc (ở góc phía trên bên phải hình ảnh) xuất hiện như là ba dấu chấm màu. Hiệu ứng này thực tế là do mặt trăng Ganymede di chuyển đúng thời điểm tạo ra hình ảnh ba màu riêng biệt.

Những kiểu thời tiết quái đản nhất vũ trụ

(Kiến Thức) - Sương mù khí metan ở Mặt trăng Titan, siêu bão Vệt đỏ lớn ở sao Mộc, mưa kim cương, quỷ bụi sao Hỏa… là những điều quái đản nhất.

Sương mù khí metan ở Mặt trăng Titan (Mặt trăng lớn nhất của sao Thổ). Tàu thám hiểm Cassini bay quanh sao Thổ lần đầu tiên đã phát hiện màu xanh da trời bao trùm cả khu vực bán cầu bắc của hành tinh này. Các nhà khoa học cho rằng chính sự hiện diện của khí metan chủ yếu hấp thu trong sắc đỏ của quang phổ khiến sao Thổ chuyển sang màu xanh dương đặc trưng.
Sương mù khí metan ở Mặt trăng Titan (Mặt trăng lớn nhất của sao Thổ). Tàu thám hiểm Cassini bay quanh sao Thổ lần đầu tiên đã phát hiện màu xanh da trời bao trùm cả khu vực bán cầu bắc của hành tinh này. Các nhà khoa học cho rằng chính sự hiện diện của khí metan chủ yếu hấp thu trong sắc đỏ của quang phổ khiến sao Thổ chuyển sang màu xanh dương đặc trưng.  

Phát hiện hành tinh có vành đai bụi khổng lồ nhất

(Kiến Thức) - Hành tinh J1407b mà các nhà khoa học mới phát hiện có vành đai khổng lồ, lớn gấp 200 lần vành đai của sao Thổ.

Từ trước đến nay, sao Thổ vẫn luôn được cho là hành tinh có hệ vành đai bụi vũ trụ lớn nhất trong hệ Mặt trời, rộng khoảng 7.000-80.000km tính từ đường xích đạo của sao Thổ. Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện hành tinh J1407b có vành đai khổng lồ lớn gấp 200 lần vành đai của sao Thổ, lớn gấp nhiều lần so với đường kính của chính nó.

Phat hien hanh tinh co vanh dai bui khong lo nhat
Hành tinh J1407b có vành đai bụi khổng lồ lớn gấp 200 lần vành đai của sao Thổ.
Các nhà thiên văn phát hiện hệ vành đai khổng lồ bao quanh ngôi sao lùn nâu nằm cách Trái đất hơn 430 năm ánh sáng qua quan sát kính thiên văn. Đây là lần đầu tiên một hệ thống vành đai được nhìn thấy bên ngoài Hệ mặt trời.

Hành tinh J1407b được phát hiện bên ngoài dải Ngân hà, có ít nhất 30 vành đai xung quanh, mỗi vành đai rộng hàng chục triệu km. Dựa trên những đường cong ánh sáng, các nhà nghiên cứu tính toán được đường kính của hệ thống vành đai kéo dài gần 120 triệu km và chứa một một lượng bụi vũ trụ dày đặc khiến cho ánh sáng không thể xuyên qua. Độ rộng vành đai gấp 120 lần đường kính của Mặt trời và gấp 13.000 lần so với Trái đất.

Phat hien hanh tinh co vanh dai bui khong lo nhat-Hinh-2
Nếu sao Thổ có vành đai khổng lồ của hành tinh J1407b thì chúng ta có thể thấy bằng mắt thường.
Các nhà khoa học cho rằng, các vành đai sẽ mỏng dần trong vài triệu năm tới, cuối cùng sẽ biến mất, có thể nó chỉ còn lại giống như vành đai của sao Thổ hiện nay. Do đó, có thể trước đây sao Thổ cũng có một vành đai rất lớn.

Chu kỳ quỹ đạo của J1407b xung quanh ngôi sao của nó kéo dài khoảng một thập kỷ dài, và khối lượng của nó có thể gấp 40 lần sao Mộc. Nếu chúng ta có thể thay thế các vành đai của sao Thổ bằng vành đai của J1407b, chúng ta có thể dễ dàng quan sát hành tinh này vào ban đêm. Nó lớn và sáng hơn Mặt trăng nhiều lần.

Hành tinh J1407b có sự tồn tại của một vành đai khổng lồ xung quanh có thể che khuất ánh sáng từ một Mặt trời gần đó và khiến cho hiện tượng Nhật thực xảy ra trong một khoảng thời gian rất dài.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.