Mặt trăng bị tiểu hành tinh hành hạ ra sao?

(Kiến Thức) - Video là lời lý giải chân thực nhất về những tác động kinh hoàng khi một tiểu hành tinh khổng lồ va vào Mặt trăng.

Thông qua quan sát quá trình va chạm của tiểu hành tinh khổng lồ tới Mặt trăng, chúng ta có thể nắm rõ hơn về các va chạm diễn ra trong hệ Mặt trời. Bề mặt Mặt trăng đầy các hố trũng, là kết quả do đá vũ trụ va chạm vào. Các khối đá vũ trụ đó hầu hết đều là các mảnh vỡ từ sao chổi và các hành tinh nhỏ. Các khối đá va chạm vào bề mặt Mặt trăng với tốc độ cực nhanh, mạnh (khoảng 10 ngàn dặm mỗi giờ). Các khối đá càng lớn thì tác động của va chạm càng khốc liệt.
Các luồng khí nóng bốc ra từ các vụ va chạm trên Mặt trăng sẽ thành tia sáng lóe lên khi được quan sát từ Trái đất.
 Các luồng khí nóng bốc ra từ các vụ va chạm trên Mặt trăng sẽ thành tia sáng lóe lên khi được quan sát từ Trái đất.
Các hố trũng trên bề mặt Mặt trăng đều hình thành do tác động va chạm mạnh, nhưng không giống như Trái đất, bề mặt Mặt trăng không có lớp khí quyển bảo vệ nên ngay cả khi các khối đá nhỏ va chạm phải thì nó cũng tạo nên các hố trũng nhỏ. Các luồng khí nóng bốc ra từ các vụ va chạm trên Mặt trăng sẽ thành tia sáng lóe lên khi được quan sát từ Trái đất.

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện “một quầng sáng sáng nhất và kéo dài nhất” có thể thấy được ngay cả từ Trái đất do va chạm ở trên vùng Mare Nubium của Mặt trăng. Vụ va chạm để lại quầng sáng với độ sáng tương đương như sao Bắc Đẩu và ánh sáng sau vụ va chạm kéo dài tám giây. Các nhà khoa học tin rằng vụ va chạm đã tạo nên hố khổng lồ trên bề mặt sao Hỏa, với đường kính vào khoảng 40m. Di chuyển với tốc độ hơn 61.000 km/h, thiên thạch này đã va vào vùng Mare Nubium của Mặt trăng với lực tương đương 15 tấn thuốc nổ TNT.

Theo các nhà nghiên cứu, những hình ảnh va chạm từ Mặt trăng này có thể giúp ích khoa học để phân tích tác động của nó lên Trái đất, và tác động của va chạm nếu xuất hiện trên Trái đất có thể lớn hơn so với những nghiên cứu trước đó.

10 thiên thạch “kỳ bí” từng lao xuống Trái đất

Hố thiên thạch khổng lồ Sudbury Basin dài khoảng 64 km, rộng khoảng 30 km, sâu khoảng 15km. Theo nhiều nhà khoa học, vụ va chạm thiên thạch này đã xảy ra vào khoảng 1,85 tỷ năm trước tại Sudbury, Ontario, Canada.
Hố thiên thạch khổng lồ Sudbury Basin dài khoảng 64 km, rộng khoảng 30 km, sâu khoảng 15km. Theo nhiều nhà khoa học, vụ va chạm thiên thạch này đã xảy ra vào khoảng 1,85 tỷ năm trước tại Sudbury, Ontario, Canada.

Thiên thạch Vredefort ở Nam Phi được cho là hố thiên thạch lớn nhất thế giới với kích thước khoảng 300 km.
 Thiên thạch Vredefort ở Nam Phi được cho là hố thiên thạch lớn nhất thế giới với kích thước khoảng 300 km.

Hố thiên thạch Barringer ở phía Bắc sa mạc Arizona của Mỹ. Barringer trở thành một địa điểm thu hút rất nhiều khách thăm quan trên thế giới, bởi một tảng thiên thạch với kích thước khoảng 50 m đã hạ cánh xuống đây. Tảng thiên thạch để lại một hố sâu khoảng 170 m và đường kính khoảng 1,6 km.
Hố thiên thạch Barringer ở phía Bắc sa mạc Arizona của Mỹ. Barringer trở thành một địa điểm thu hút rất nhiều khách thăm quan trên thế giới, bởi một tảng thiên thạch với kích thước khoảng 50 m đã hạ cánh xuống đây. Tảng thiên thạch để lại một hố sâu khoảng 170 m và đường kính khoảng 1,6 km.

Barwell, một ngôi làng ở Leicestershire, Anh, nhận được một món quà Giáng sinh bất ngờ khi một thiên thạch vỡ tung thành các mảnh và rơi xuống đúng vào đêm Giáng sinh năm 1965.
Barwell, một ngôi làng ở Leicestershire, Anh, nhận được một món quà Giáng sinh bất ngờ khi một thiên thạch vỡ tung thành các mảnh và rơi xuống đúng vào đêm Giáng sinh năm 1965.

Thiên thạch Hoba, được tìm thấy tại một nông trại ở Namibia vào năm 1920, là tảng thiên thạch nặng nhất từng được tìm thấy. Với cân nặng ước tính chừng... 66 tấn, tảng thiên thạch này được cho là đã "hạ cánh" xuống Trái đất từ hơn 80.000 năm trước. Đối lập với kích thước khổng lồ của mình, tảng thiên thạch này không hề để lại một vệt lõm nào.
 Thiên thạch Hoba, được tìm thấy tại một nông trại ở Namibia vào năm 1920, là tảng thiên thạch nặng nhất từng được tìm thấy. Với cân nặng ước tính chừng... 66 tấn, tảng thiên thạch này được cho là đã "hạ cánh" xuống Trái đất từ hơn 80.000 năm trước. Đối lập với kích thước khổng lồ của mình, tảng thiên thạch này không hề để lại một vệt lõm nào.

Thiên thạch khổng lồ như chiếc xe hơi rơi xuống Trái đất hôm 26/3/2003 tại bang Illinois, Hoa Kỳ.
Thiên thạch khổng lồ như chiếc xe hơi rơi xuống Trái đất hôm 26/3/2003 tại bang Illinois, Hoa Kỳ.

Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết về sự tuyệt chủng khủng long liên quan tới thiên thạch. Họ cho rằng, khoảng 65 triệu năm trước, một tảng thiên thạch khổng lồ đã đâm vào trái đất. Vụ va chạm khủng khiếp gây ra nhiều trận sóng thần, hỏa hoạn, mưa acid, và thậm chí, che phủ ánh mặt trời trong nhiều tháng liền. Chuỗi thức ăn của động vật bị hủy hoại dẫn đến hậu quả tất yếu là sự diệt chủng của loài khủng long.
 Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết về sự tuyệt chủng khủng long liên quan tới thiên thạch. Họ cho rằng, khoảng 65 triệu năm trước, một tảng thiên thạch khổng lồ đã đâm vào trái đất. Vụ va chạm khủng khiếp gây ra nhiều trận sóng thần, hỏa hoạn, mưa acid, và thậm chí, che phủ ánh mặt trời trong nhiều tháng liền. Chuỗi thức ăn của động vật bị hủy hoại dẫn đến hậu quả tất yếu là sự diệt chủng của loài khủng long.

Thiên thạch Peekskill là một trong những sự kiện đáng nhớ trong lịch sử về thiên thạch. Vụ va chạm diễn ra vào ngày 9/9/1992 tại Peekskill, New York (Mỹ). Nhân chứng của vụ này là Michelle Knapp kể lại rằng khi cô đang ở nhà, bất chợt một tiếng động lớn nổ ra ở sân sau. Khi cô chạy ra để kiểm tra thì phần sau chiếc xe của cô đã nát vụn bởi một mảnh thiên thạch với kích thước bằng khoảng một quả bóng.
 Thiên thạch Peekskill là một trong những sự kiện đáng nhớ trong lịch sử về thiên thạch. Vụ va chạm diễn ra vào ngày 9/9/1992 tại Peekskill, New York (Mỹ). Nhân chứng của vụ này là Michelle Knapp kể lại rằng khi cô đang ở nhà, bất chợt một tiếng động lớn nổ ra ở sân sau. Khi cô chạy ra để kiểm tra thì phần sau chiếc xe của cô đã nát vụn bởi một mảnh thiên thạch với kích thước bằng khoảng một quả bóng.

Sự kiện Tunguska là một vụ nổ thiên thạch vô cùng mạnh mẽ đã xảy ra ở Nga vào ngày 30/6/1908.
 Sự kiện Tunguska là một vụ nổ thiên thạch vô cùng mạnh mẽ đã xảy ra ở Nga vào ngày 30/6/1908.

Thiên thạch Ensisheim, được cho coi là vụ va chạm sớm nhất trong lịch sử. Thiên thạch này rơi xuống cánh đồng lúa mì tại một thị trấn nhỏ thuộc vùng Ensisheim, Pháp, vào ngày 7/11/1492.
 Thiên thạch Ensisheim, được cho coi là vụ va chạm sớm nhất trong lịch sử. Thiên thạch này rơi xuống cánh đồng lúa mì tại một thị trấn nhỏ thuộc vùng Ensisheim, Pháp, vào ngày 7/11/1492.

Lỗ đen nuốt chửng một ngôi sao theo cách nào?

(Kiến Thức) - Khi lực hấp dẫn của lỗ đen khổng lồ kéo một ngôi sao vào, ngôi sao sẽ kéo thành một đốm màu dài trước khi bị phá hủy hoàn toàn.

“Khi lỗ đen nuốt chửng một ngôi sao, mọi thứ đều diễn ra bạo lực, rất bạo lực”, đây là miêu tả chân thực nhất của các nhà khoa học về cách thức lỗ đen nuốt chửng một ngôi sao trong nghiên cứu mới.

Các nhà khoa học đã sử dụng máy tính để mô phỏng sự “chết chóc” của một ngôi sao khi nó rơi vào một lỗ đen khổng lồ. Các mô phỏng cho thấy khi lực hấp dẫn của lỗ đen khổng lồ kéo một ngôi sao vào, ngôi sao sẽ bị kéo thành một đốm màu dài trước khi bị phá hủy hoàn toàn. Khoảng một nửa khối lượng của ngôi sao có thể bị đẩy ra thành một dòng thác của các mảnh vỡ và nửa còn lại tạo thành đường xoắn ốc bị cuốn vào trong lỗ đen.

Hình ảnh mô tả quá trình ngôi sao bị hút vào lỗ đen.
 Hình ảnh mô tả quá trình ngôi sao bị hút vào lỗ đen.
Mô phỏng về quá trình ngôi sao hút vào lỗ đen được xây dựng trên cơ sở dữ liệu hoàn toàn phù hợp, về một vụ va chạm giữa một lỗ đen và một ngôi sao đã được quan sát thấy vào năm 2012, được đặt tên là PS1-10jh. Vào thời điểm đó, các nhà khoa học nghĩ rằng ngôi sao bị phá hủy có thể là một ngôi sao heli hiếm bởi không có khí thải hydro đặc trưng tại đường cong ánh sáng. Nhưng nghiên cứu mới này cho thấy một kết luận hoàn toàn khác. Nhà nghiên cứu James Guillochon cho biết, "khí hydro vẫn tồn tại, chỉ là người ta không nhìn thấy bởi nó đã bị ion hóa cao”.

Các nhà thiên văn học gọi sự va chạm giữa một ngôi sao và hố đen là "sự gián đoạn thủy triều" (tidal disruption event), và trong một thiên hà điển hình, trung bình quá trình xảy ra khoảng một lần/10.000 năm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.