Mắc bệnh da liễu hiếm gặp, cả người cậu bé sắp "hóa đá"

Cậu bé người Bangladesh đã mắc một căn bệnh lạ làm cho cơ thể cậu ''hóa đá'' khiến mọi người xung quanh đều khiếp sợ.

Mehendi Hassan, sống tại ngôi làng Dona Raninagar (huyện Naogaon, thành phố Rajshahi, Bangladesh) mắc phải một chứng bệnh da liễu hiếm gặp. Ngoại trừ khuôn mặt thì toàn bộ phần cơ thể của cậu bé bị bao phủ trong một lớp da dày như đá, có vảy cứng, khiến cho cậu bé rất khó khăn để vận động cũng như chạm vào bất cứ thứ gì.
Mac benh da lieu hiem gap, ca nguoi cau be sap
Cậu bé mắc bệnh lạ khiến cơ thể dần bị "hoá đá" 
Mười hai ngày sau khi Mehendi Hassan chào đời, cha mẹ cậu bé nhận thấy một vết phát ban nhẹ trên cơ thể Mehendi Hassan. Tuy nhiên, họ đã phớt lờ những vết phồng rộp và cho rằng đó là vết muỗi đốt. Chẳng mấy chốc, những vết phồng rộp lan từ gót chân đến bụng, và trong vòng ba tháng, các ngón tay, ngực và lưng được bao phủ bởi một lớp da dày và cứng.
Lớn lên lớp da dày khiến cậu bé vô cùng ngứa ngáy, không thể gãi được. Tình trạng bệnh ngày một nặng hơn, nếu không được điều trị hiệu quả, rất có thể cậu bé sẽ trở thành một "tảng đá" di động.
Mac benh da lieu hiem gap, ca nguoi cau be sap
 
Mac benh da lieu hiem gap, ca nguoi cau be sap
 
Căn bệnh lạ này khiến cho mọi người trong ngôi làng và thậm chí cả bà nội của Mehendi Hassan cũng xa lánh cậu vì sợ. Điều này khiến cho Hassan chỉ có thể ở trong nhà mà không đi đâu.
Sau đó, bố mẹ Hassan cố gắng dành dụm, lấy hết tiền tiết kiệm và thu nhập để đưa cậu bé đến bệnh viện điều trị. Bức ảnh cho thấy ngoại hình của cậu bé sau khi được điều trị, lớp vảy cứng trên tay đã giảm đáng kể và làn da ban đầu cũng lộ ra trên khuôn mặt.
Mac benh da lieu hiem gap, ca nguoi cau be sap
 
Mac benh da lieu hiem gap, ca nguoi cau be sap
 
Bây giờ cậu bé có thể chơi với một số đồ chơi nhỏ và đi chậm vài mét. Bố mẹ cũng yên tâm khi thấy cậu bé thay đổi như vậy.
Bác sĩ cũng chia sẻ rằng: "Bệnh của cậu bé là một bệnh ngoài da cực kỳ hiếm gặp. Trên thế giới có thể không đến 10 người mắc bệnh này".

Tiêm filler để có tai Phật, ai ngờ thành… tai thối

Nam thanh niên 24 tuổi tại TP..HCM bị loét tai, tắc mạch vì tiêm filler tạo dáng tai Phật.

Sáng 18/2, Bệnh viện (BV) Da liễu TP.HCM xác nhận với Vietnamnet, các bác sĩ vừa tiếp nhận trường hợp tắc mạch, hoại tử dái tai do tiêm chất làm đầy (hay còn gọi filler) để tạo tai Phật.

Trước đó, anh TVM (24 tuổi, ở TP.HCM) tới BV Da liễu TP.HCM khám trong tình trạng dái tai bầm tím, đau nhức.

Bác sĩ da liễu cảnh báo về những mẹo chăm sóc da sai lệch trên TikTok

Bác sĩ da liễu phân tích một số trào lưu làm đẹp trên TikTok và chỉ ra cái nào nên và không nên làm theo.

Bac si da lieu canh bao ve nhung meo cham soc da sai lech tren TikTok

Các TikToker đang mê hoặc người dùng bằng lời hứa về một làn da đẹp không tì vết với chi phí rẻ (Ảnh chụp màn hình).

HadLey King, một bác sĩ da liễu chuyên về dược mỹ phẩm đã được cấp chứng nhận chuyên ngành ở New York, cho biết để tìm ra được "mẹo" nào nên thử, người xem cần phải biết nghi ngờ.

"Có rất nhiều bác sĩ da liễu uy tín chia sẻ cách chăm sóc da trên TikTok, vì vậy có thể tìm thấy rất nhiều thông tin hữu ích, nhưng cũng không thiếu thông tin sai lệch", bác sĩ King nói.

Vì vậy, bà cảnh báo rằng trước khi tìm đến một sản phẩm tự chế kỳ lạ nào đó và thoa lên mặt mình, hãy nhớ tìm hiểu kỹ nguồn gốc và chất lượng của chúng, đồng thời tìm kiếm lời khuyên chuyên môn từ các chuyên gia".

Dùng nước biển để làm sạch da mặt

Các TikToker đã lăng-xê lợi ích của việc dùng nước biển (lấy trực tiếp từ biển) để rửa mặt. Bác sĩ King nói rằng bơi trong đại dương không có vấn đề gì, nhưng tốt nhất hãy để nước biển ở nơi nó thuộc về, đừng đóng chai nó.

Bac si da lieu canh bao ve nhung meo cham soc da sai lech tren TikTok-Hinh-2

Về lý thuyết, nước biển có thể tốt cho da, nhưng liệu đó có phải là cách tốt để cấp muối? (Ảnh chụp màn hình).

"Mặc dù nước muối có thể hữu ích trong việc làm khô dầu và giảm vi khuẩn trên da, nhưng ở một số vùng, nước biển có rất nhiều vi khuẩn, có thể tự nhiên hoặc do hoạt động của con người", bác sĩ da liễu King nói thêm rằng việc đóng chai ngẫu nhiên nước biển có nghĩa là lượng nước đó không vô trùng.

"Nếu bạn có các tổn thương mụn nghiêm trọng hoặc vết thương hở, hệ thống miễn dịch có vấn đề, hoặc bạn sống ở vùng biển bị ô nhiễm thì cần hết sức thận trọng".

Sử dụng aspirin để điều trị mụn trứng cá

Các TikToker từng phát cuồng với phương pháp điều trị được cho là kỳ diệu này vào năm 2021 và nó đang trở lại vào năm 2022. Trong các đoạn clip, người dùng nghiền aspirin, trộn với nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt và sau đó bôi lên mụn, để ít nhất 15 phút rồi rửa sạch.

Bac si da lieu canh bao ve nhung meo cham soc da sai lech tren TikTok-Hinh-3

Các TikToker phát cuồng mẹo chăm sóc da giá rẻ này, nhưng các chuyên gia da liễu cho rằng nên thận trọng (Ảnh chụp màn hình).

Bác sĩ da liễu Hadley King nói: "Aspirin là một loại thuốc chống viêm không có steroid và có thể có một số đặc tính chống viêm khi bôi tại chỗ. Tuy nhiên, bà cho biết thêm rằng các hóa chất trong aspirin phân hủy thành axit axetic và axit salicylic. Trong khi chất thứ hai có thể hữu ích cho các lỗ chân lông bị tắc và mụn trứng cá, axit axetic thực sự có thể làm tăng kích ứng.

Bà nói: "Chúng ta có những lựa chọn mua thuốc theo kê đơn hoặc không kê đơn khác tốt hơn. Các thành phần như benzoyl peroxide và axit salicylic có sẵn dưới dạng phương pháp điều trị tại chỗ mà không cần kê đơn và chúng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và cho thấy có hiệu quả đối với mụn trứng cá".

Mẹo sở hữu làn da rám nắng 'an toàn'

Một TikToker đã chia sẻ cách để có được làn da rám nắng bằng cách xịt hỗn hợp kem dưỡng ẩm và nước lên chân trước khi đi tắm nắng.

Bac si da lieu canh bao ve nhung meo cham soc da sai lech tren TikTok-Hinh-4

"Không có cái gì gọi là nhuộm da lành mạnh cả", bác sĩ da liệu Hadley King nói (Ảnh chụp màn hình).

Không phải ai cũng thấy mẹo này thuyết phục, nhưng đã có nhiều người nóng lòng muốn thử. Một số bày tỏ sự lo ngại về việc không thành phần chống nắng trong dung dịch xịt tự chế này. TikToker sau đó đã làm rõ rằng cô ấy đang sử dụng kem chống nắng SPF 30.

Bác sĩ Hadley King đồng ý rằng kem chống nắng rất quan trọng và khuyên những người có kế hoạch hoạt động ngoài trời nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng với SPF 30 hoặc cao hơn, và thoa lại ít nhất 2 tiếng/lần và sau khi đổ mồ hôi.

Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo: "Không có cái gọi là làn da rám nắng khỏe mạnh cả; làn da rám nắng là một cơ chế bảo vệ hoạt động khi DNA của bạn bị tổn thương".

Mặt nạ mắt bằng nghệ

Ai mà không muốn loại bỏ những quầng thâm dưới mắt? Trên TikTok có rất nhiều công thức tự chế cho vấn đề này, trong đó có một công thức liên quan đến một loại gia vị nhà bếp đơn giản: bột nghệ.

Bac si da lieu canh bao ve nhung meo cham soc da sai lech tren TikTok-Hinh-5

Chuyên gia da liễu khuyên người dùng nên pha loãng vì bột nghệ nguyên chất có thể để lại màu khó làm sạch trên da (Ảnh chụp màn hình).

Mặt nạ mắt bằng bột nghệ đang trở nên phổ biến. Đó là một công thức pha chế đơn giản của mật ong và nghệ, với lời hứa hẹn "vùng da dưới mắt sẽ trở nên sáng và đầy đặn hơn" từ các TikToker.

Bác sĩ Hadley King không phản đối phương pháp này, nhưng có đi kèm một lời cảnh báo.

Bà nói: "Nghệ có chứa chất curcumin với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, nhưng sử dụng nó tại chỗ có thể gây ra chút vấn đề vì màu vàng đậm, có thể làm ố da".

Bà gợi ý một cách bổ sung đơn giản: "Trộn nó với sữa bơ theo tỷ lệ 1:1 giúp làm loãng màu. Đồng thời, sữa bơ cũng chứa axit lactic, có thể nhẹ nhàng tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm cho da".

Dùng kem đánh răng để điều trị mụn 

Đây là một mẹo "xưa như trái đất". 

"Kem đánh răng có thành phần tương tự cồn, gồm hydrogen peroxide, baking soda và sodium laureth sulfate; tất cả đều có thể làm khô và gây kích ứng da" bác sĩ King giải thích.

Bac si da lieu canh bao ve nhung meo cham soc da sai lech tren TikTok-Hinh-6

Các thành phần trong kem đánh răng có thể gây kích ứng da (Ảnh chụp màn hình).

Các thành phần trong kem đánh răng giúp làm sạch bề mặt cứng của răng, chứ không phải để bôi lên da mặt nhạy cảm. Kết quả có thể là viêm da do kích ứng".

Quy trình "JelloSkin"

"JelloSkin" là một thuật ngữ được đặt ra bởi Ava Lee, một người có ảnh hưởng trên TikTok, khuyến khích việc chăm sóc làn da bằng công cụ rất đơn giản: những ngón tay. Nói một cách dễ hiểu, nó không thực sự liên quan đến Jell-O.

Bac si da lieu canh bao ve nhung meo cham soc da sai lech tren TikTok-Hinh-7

Bác sĩ Hadley King ủng hộ phương pháp massage này (Ảnh chụp màn hình).

"Jello skin" là một cách thú vị để mô tả làn da săn chắc và căng mọng - điều có được ở một làn da khỏe mạnh với lượng collagen và elastin tốt", bác sĩ King nói.

Trong video của mình, Lee nói rằng hãy massage da của bạn theo nhiều hướng khác nhau, bắt đầu bằng việc bôi serum, sau đó dùng bốn ngón tay vuốt từ mũi ra ngoài về phía tai. Cô tiếp tục bằng cách vỗ nhẹ vùng dưới mắt và dùng hai mặt phẳng của bàn tay ấn ra từ nếp gấp mũi - môi đến xương má.

Lee khẳng định rằng thói quen này giúp thoát bạch huyết và thúc đẩy làn da tỏa sáng.

Trong khi đó, bác sĩ King nói rằng chu trình này không chỉ không làm tổn thương da, mà còn giúp làn da trông khỏe mạnh.

"Tuổi tác và di truyền đóng vai trò quan trọng, giống như việc chống nắng, không hút thuốc, ăn uống lành mạnh, tập thể dục, ngủ, giảm thiểu căng thẳng và sử dụng các loại thuốc bôi như retinoids", bà nói.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.