Ly kỳ những “cụ” cây quý hiếm ở vườn thú 155 tuổi tại VN

Vào Sở thú, du khách thường “hăm hở” đi tìm và hỏi han về những loài thú, đặc biệt là những loài thú quý hiếm. Tuy nhiên, nhiều nhân viên Sở thú nói rằng, nếu không có những cây cổ thụ, thảm thực vật tạo nên hệ sinh thái rất độc đáo hàng trăm năm qua thì vườn thú này không thể tồn tại.

“Chứng nhân” lịch sử

Sở thú hiện có trên 2.500 cây xanh thuộc 360 loài, trong đó có trên 700 cây cổ thụ. Ngoài một số cây lấy gỗ du nhập từ các nước châu Phi, châu Úc, Indonesia, Malaysia có giá trị kinh tế cao, trong Sở thú còn có nhiều cây ăn trái cũng được nhập về và trồng thử, đến nay đã phát triển nhiều và đã trở thành đặc sản Nam bộ, được thế giới biết đến như: xoài, vú sữa, măng cụt, sầu riêng...

Sở thú được hình thành trên một góc rừng miền Đông Nam bộ, thuộc kiểu rừng mưa nhiệt đới, nay vẫn lưu dấu tích như: cây mét ở góc Bảo tàng lịch sử, cây lòng mang lá nhỏ ở khu đảo vượn, cây cườm thị ở khu nhà tròn kỳ lân, cây râm ở khu văn phòng, cây tung ở khu hồ sen, cây giáng hương, gõ đỏ, gõ mật, cây mù u... Trong đó có nhiều cây quý trong sách đỏ như: Giáng hương, gõ đỏ, gõ mật, lim xanh, lát hoa, kơ nia, cẩm lai bông...

Ly ky nhung “cu” cay quy hiem o vuon thu 155 tuoi tai VN

Cây Sọ khỉ lớn nhất Việt Nam tại Sở thú. 

Sở thú hiện có khá nhiều loài cây tuổi thọ cao hàng hiếm, thuộc dạng nguy cấp. Đứng dưới tán một “cụ” dầu con rái cổ thụ có mã số 844, cao trên 32m, được xem là cao nhất so với những cây cùng loại tại đây, chị Lê Thị Ngọc Mai, Giám đốc Xí nghiệp thực vật cho biết, trong khuôn viên Sở thú hiện có 110 cây dầu con rái, tạo bóng mát cơ bản cho nhiều loài thú ở phía dưới. Chị Mai cho biết quần thể cây dầu con rái này cũng là chứng tích của một cánh rừng nguyên sinh của miền Đông Nam bộ hàng trăm năm trước còn sót lại.

Sở thú còn nhiều cây rất quý hiếm như trầm hương, mặc nưa (mắc nưa, mạc nưa, mac leua), lát hoa, gõ đỏ, đinh... Chúng tôi được chị Mai dẫn đi xem một “cụ” sọ khỉ (quen gọi là xà cừ) cạnh khu hồ sen. “Cụ” sọ khỉ này có nguồn gốc từ châu Phi, được đưa về đây trồng cuối thế kỷ XIX. Với đường kính khoảng 4m, phải 8 người ôm mới hết, cao trên 40m, “cụ” này được xác định là cây sọ khỉ lớn nhất Việt Nam.

Cách “cụ” sọ khỉ khoảng 20m, là “cụ” cây tung - một trong những cây quý hiếm và thuộc hàng lâu đời nhất ở đây, có tuổi đời trên 150 năm. “Cả Sở thú chỉ còn một cây này. Cây tung có đường kính thân 1,2m và cao hơn 20m, có bộ rễ bạnh đồ sộ rất đẹp nên được nhiều du khách ưa thích chụp hình”, chị Mai cho biết.

Ở khu vực nuôi hà mã có một “cụ” giáng hương trên 200 tuổi. Khi thành lập Sở thú, nó đã có mặt ở đây hơn nửa thế kỷ rồi. Nhựa của giáng hương màu đỏ như máu. Là loài gỗ quý, bền, có mùi thơm, có vân rất đẹp, không con mối mọt nào đụng tới... nên ở các cánh rừng bên ngoài, giáng hương bị săn lùng khai thác rất dữ. Loài này được ghi vào Sách đỏ Việt Nam, thuộc dạng nguy cấp.

Cách “cụ” cây giáng hương khoảng 15m là cây hợp hoan thơm - loài khổng lồ và quý hiếm. Cây có lớp vỏ nhẵn bóng, đường kính thân 1,46m, cao hơn 25m, tầng nhánh đẹp cao vút. Cách đó không xa là 3 cây trầm hương quý giá và cũng thuộc hàng “cụ”.

Cây mét ở bên phải Bảo tàng lịch sử TP Hồ Chí Minh, phía ngoài cổng Thảo cầm viên, các nhánh mọc sum sê. Cây chính già mục gốc và bị đổ do mưa bão. Cây này cũng là một trong những cây lâu đời nhất ở đây với tuổi đời gần 200 năm.

Cạnh khu chuồng hổ trắng Bengal, một “cụ” dạng dây leo um tùm, bò lên những ngọn cây khác, có chiều dài phải đến gần 50m, bao phủ cả một khu vực rộng lớn. “Đây chính là cây dây gùi, có lẽ là đại diện duy nhất và cuối cùng của rừng nguyên sinh xưa còn lại. Cây dây gùi này có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng, khẳng định nguồn gốc hình thành của vùng đất Sài Gòn xưa”, chị Mai cho biết.

Theo nhiều tài liệu, chúng tôi được biết trung tâm Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh xưa kia cũng từng là một khu rừng nguyên sinh lớn. Theo thời gian, rất nhiều thảm thực vậy đặc hữu bị dẹp bỏ, chỉ giữ lại những cây cổ thụ lớn. “Cụ” dây gùi này lâu năm hơn Thảo cầm viên, được nhân viên chăm sóc cây xanh của Sở thú xem đây như là “cây thần”, tuyệt đối không được có hành động nào làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của “cụ”. Mỗi ngày, “cụ” dây gùi này càng vươn dài, các nhân viên phải xây dựng hệ thống giá đỡ cho cây.

Ly ky nhung “cu” cay quy hiem o vuon thu 155 tuoi tai VN-Hinh-2

Cây Dây gùi được cho có tuổi cao hơn Sở thú. 

Ở đây còn rất nhiều cây quý như lát hoa, gõ mật, gõ đỏ, đinh, cẩm lai bông, cây đầu lân... Gần khu chuồng voi là một cây cao su cũng thuộc hàng “cụ tổ” của loài này tại Việt Nam. “Cụ” cây cao su này có thân hình không lớn, chỉ khoảng 2 người ôm, nhưng gốc cây có những ụ nổi to thể hiện sự “gạo cội” của nó.

Những giá trị nghiên cứu khoa học

Ông Nguyễn Quốc Hưng - “Chủ tịch Sở thú” cho rằng, đây có thể là cây cao su cao tuổi nhất Việt Nam. Thú thật khi mới nghe nhận định này, chúng tôi hơi ngờ ngợ bởi trước đó, chúng tôi từng nghe kể về những “cụ” cây cao su được trồng vào năm 1906 và quần thể này hiện đang tồn tại ở vườn cao su tại ấp Phan Bội Châu, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

Một số người cũng tán đồng giả thuyết của ông Hưng và cho rằng điều đó có cơ sở, bởi trước thời điểm được trồng đại trà tại Việt Nam, cây cao su được trồng thử nghiệm ở một số nơi. Vườn Thực vật Sài Gòn - tên gọi ban đầu của Thảo cầm viên là nơi đầu tiên của Việt Nam người Pháp đưa cây cao su vào trồng thử nghiệm năm 1878. Tuy nhiên, cũng theo tài liệu này, việc trồng thử nghiệm cây cao su tại đây không thành công.

Một tài liệu cho thấy, cây cao su chính thức thâm nhập vào Việt Nam được ghi nhận bởi việc ông E.Raoul - một dược sỹ người Pháp vào hải quân từ năm 1865. Sau một chuyến công du ở Viễn Đông, năm 1897, ông đã gửi giống cao su về cho ông G.Capus - Tổng Giám đốc Nông nghiệp Đông Dương (ở Sài Gòn).

Một thời gian ngắn sau đó, thấy cây cao su có thể thích nghi và phát triển được tại Việt Nam, nhà nước thời Pháp thuộc và tư nhân bắt đầu tiến hành thử nghiệm trồng cao su khoảng 1.000 cây tại Trạm ông Yệm (Bến Cát, Bình Dương) và 200 cây chuyển cho Dr. A.Yersin - Giám đốc Viện Pasteur Nha Trang thành lập đồn điền Suối Dầu - cách Nha Trang 20km. Hai năm sau, 5.000 cây cao su con tiếp tục được phân phối cho các nhà trồng tỉa người Pháp để trồng rải rác ở nhiều địa phương, khắp miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên.

Tuy nhiên, cũng trong năm này, ông Achard, khi đó là Giám đốc Nông nghiệp Nam Kỳ rất “mặn” với việc khai thác những cây cao su rừng sẵn có, không quan tâm đến trồng những cây cao su phải mất thời gian ít nhất 7-8 năm mới cho thu hoạch mủ lứa đầu. Chính vì vậy, giai đoạn này, việc tập trung trồng cây cao su chỉ là sự quan tâm của đồn điền nhỏ của tư nhân.

Ly ky nhung “cu” cay quy hiem o vuon thu 155 tuoi tai VN-Hinh-3

Một “cụ” Giáng hương được cho là ngang tuổi với Thảo cầm viên (ảnh trái); một “cụ” Tung có gốc và rễ khá ấn tượng. 

Và đây cũng là điều dễ hiểu khi từ năm 1906 trở về trước gần chục năm, tờ tin của Phòng Nông nghiệp Nam Kỳ không đăng một thông tin nào có liên quan đến việc thực nghiệm cao su đang diễn ra. Năm 1907, khi công ty cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai), người ta mới nhìn nhận công bằng về tiềm năng cây cao su được đồng hóa, ngành công nghiệp cao su Việt Nam cũng được chính thức ghi dấu từ đây...

Câu chuyện “cụ tổ” cây cao su nghi khoảng 140 tuổi đang tồn tại ở Sở thú có thể là đề tài nghiên cứu thú vị cho các nhà khoa học.

Để bảo vệ cây, lãnh đạo Xí nghiệp thực vật cho chúng tôi tận mắt những “cụ cây” cây trao trảo, cẩm lai bông được hỗ trợ bằng giá đỡ thép rất chắc chắn đề phòng cây bị ngã đổ, nhất là vào mùa mưa bão. Kế bên chuồng linh cẩu, chúng tôi thấy có 2 gốc cây to nằm nghiêng. “Cơn bão cách nay 7 năm làm 2 cây này đổ. Rất may, có nhiều cây to xung quanh đỡ lại chứ không nó đổ xuống đè bẹp khu nhà chế biến thức ăn và chuồng linh cẩu rồi”, chị Mai cho biết.

Tại Sở thú cũng có ban phòng chống lụt bão. Khi nơi đây dự báo sắp có mưa bão, cán bộ và nhân viên được phân công trực ngày đêm để xử lý tình huống trong trường hợp có cây đổ, tét nhánh. Nhân viên trực tiếp chăm sóc cây xanh tại Sở thú đều học hành hết sức bài bản. Hầu hết đã được tham gia khóa tập huấn do Cộng đồng đô thị Lyon PADDI (Pháp) tổ chức tập huấn về kỹ thuật và phương pháp quản lý cây xanh đô thị.

Trong 12 năm phụ trách Thảo cầm viên Sài Gòn (1865-1877), “ông Tây” J.B Louis Pierre (1833-1905; người sáng lập và là giám đốc đầu tiên) đã để lại một di sản quý giá là bộ sưu tập hơn 100.000 tiêu bản (hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Thực vật thuộc Viện Sinh học nhiệt đới TP Hồ Chí Minh) và hàng ngàn cây cổ thụ trên các công viên và đường phố khu trung tâm TP Hồ Chí Minh hôm nay.

Lãnh đạo Sở thú cho biết hiện đã xây dựng phòng tiêu bản thực vật, với mục đích lưu giữ các mẫu quả thực vật đã và đang được chăm sóc tại đây. Công trình bổ sung mẫu và thực hiện tập tiêu bản thực vật thu được tất cả 400 mẫu thuộc 100 loài dây leo và cây thân gỗ theo các chỉ tiêu: 40% cây đẹp làm cảnh; 26% cây có giá trị trong công nghiệp; 46% cây cho gỗ tốt; 71% cây làm thuốc; 20% cây có tên trong Sách đỏ; 1% cây đặc hữu của Việt Nam. 100 mẫu đẹp nhất được chọn làm tiêu bản và được trưng bày để phục vụ khách tham quan.

Cưa cây cổ thụ, người đàn ông bị cây “cho ăn đòn”

Một người thợ rừng đã lãnh hậu quả đau đớn, khi bất cẩn trong lúc cưa cây cổ thụ ở bang Florida, Mỹ.

Đoạn video hài hước cho thấy người thợ rừng sử dụng cưa máy để đốn một cây cổ thụ ở thành phố Alachua thuộc bang Florida, Mỹ.

Đốn tim với 16 cây cổ thụ lộng lẫy bậc nhất thế giới

Dưới đây là 16 cây cổ thụ lộng lẫy bậc nhất thế giới - những loại cây sống hàng trăm tuổi, những tán hoa hùng vĩ đẹp hơn cả trong cổ tích. Hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng nhé!

Don tim voi 16 cay co thu long lay bac nhat the gioi
Làm thế nào để yêu người Mẹ thiên nhiên? Hãy để tôi giúp bạn hiểu rõ về giá trị của cây cối: cây cối chuyển hóa khí carbon dioxide thành khí oxy cho chúng ta hít thở và là nơi trú ẩn cho vô số sinh vật trên hành tinh này. Không chỉ vậy, cây cối còn được xem như những người khổng lồ xanh của Trái Đất, giúp che chở và bảo vệ con người khỏi những tác động xấu từ thảm họa thiên nhiên. Hơn nữa, cây cối còn là người bạn tri kỷ mỗi khi ta buồn và mệt mỏi.

1. Cây đỗ quyên hơn 125 tuổi ở British Columbia, Canada

Được trồng trước một ngôi nhà ở Ladysmith – một thị trấn nhỏ trên đảo Vancouver, Canada, cây đỗ quyên này khiến bao người đi qua phải ngơ ngẩn vì sắc hồng rực của nó. Cây đỗ quyên này tồn tại hơn 125 năm, cao 7,6m, tán rộng khoảng 9m với những chùm hoa rực rỡ góp phần giúp ngôi nhà đẹp hơn nhiều lần.
Don tim voi 16 cay co thu long lay bac nhat the gioi-Hinh-2
Có rất nhiều lý do để chúng ta yêu quý các loài cây, một trong số đó là vẻ đẹp lộng lẫy mà cây cối mang lại. Dưới đây là 16 cây cổ thụ lộng lẫy bậc nhất thế giới - những loại cây sống hàng trăm tuổi, những tán hoa hùng vĩ đẹp hơn cả trong cổ tích. Hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng nhé!

 2. Cây tử đằng 144 tuổi tại công viên Ashikaga, Tochigi, Nhật Bản

Cây tử đằng khổng lồ 144 năm tuổi này nằm tại công viên Ashikaga, tỉnh Tochigi, Nhật Bản, không phải là cây tử đằng lớn nhất thế giới nhưng cũng đủ khiến du khách bị choáng ngợp khi tán cây trải rộng trên diện tích 1.990m2 và được trồng từ khoảng năm 1870.
Don tim voi 16 cay co thu long lay bac nhat the gioi-Hinh-3
 3. Cây bão táp ở Slope Point, phía Nam New Zealand
Loài cây bão táp này có hình dạng rất độc đáo, chúng mọc xoắn lại với nhau và xuôi theo một chiều, do luôn phải oằn mình chịu những trận gió khốc liệt và lạnh lẽo từ Nam cực thổi tới.
Don tim voi 16 cay co thu long lay bac nhat the gioi-Hinh-4
4. Cây thích Nhật Bản được trồng tại công viên Washington, Mỹ
Cây thích Nhật Bản được trồng tại công viên Washington, thuộc phía Tây thành phố Portland, tiểu bang Oregon, Mỹ, đẹp rực rỡ tựa mặt trời giữa rừng cây, là một trong những điểm thu hút du khách đến công viên Washington rộng hơn 22.000m2 ngắm cảnh và chụp hình. 
Don tim voi 16 cay co thu long lay bac nhat the gioi-Hinh-5
 5. Cây sồi Nam cực phủ đầy rêu ở bang Oregon, Mỹ
Loài cây sồi này có nguồn gốc từ Chile và Argentina và phát triển mạnh ở vùng Bắc Thái Bình Dương của Mỹ.
Don tim voi 16 cay co thu long lay bac nhat the gioi-Hinh-6
6. Cây hoa anh đào ở thành phố Bonn, Đức
Mỗi năm cứ đến tháng Tư, một con đường tại thành phố Bonn, Đức biến thành một đường hầm hoa anh đào đẹp mê hoặc. Khi đi bộ dưới đường cây này, bạn sẽ có cảm giác khoan khoái và quên đi những ồn ào, xô bồ của cuộc sống phố thị. 
Don tim voi 16 cay co thu long lay bac nhat the gioi-Hinh-7
7. Cây sồi Thiên thần nằm trên hòn đảo John, bang South Carolina, Mỹ
Cây sồi 1.500 tuổi ở Charleston, Nam Carolina, Mỹ được biết đến như một câu chuyện cổ tích và là tài sản quý giá của nơi đây. Cây sồi Thiên thần này có chiều cao 20m, đường kính 8,5m và độ che phủ lên tới 1.600m2, nhánh cây dài nhất của nó có chiều dài 56m. Với tuổi thọ khoảng 1.400 đến 1.500 tuổi, cây sồi này được xem là một trong những sinh vật sống lâu đời nhất ở phía bờ đông của dòng sông Mississippi, Mỹ. 
Don tim voi 16 cay co thu long lay bac nhat the gioi-Hinh-8
8. Cây phượng đỏ ở Brazil
Cây phượng đỏ rực rỡ này là loài cây đặc trưng của Madagascar nhưng nó cũng phát triển rất nhiều ở các vùng nhiệt đới trên khắp thế giới. 
Don tim voi 16 cay co thu long lay bac nhat the gioi-Hinh-9
 9. Cây máu rồng (Dragonblood tree) mọc trên quần đảo Socotra, Yemen
Loài cây máu rồng (Dragonblood tree) này có hình thù kỳ lạ trông giống như một chiếc ô khổng lồ. Sở dĩ nó có cái tên đáng sợ này là do nhựa cây màu đỏ thẫm giống như màu máu. Trước kia, nhựa cây máu rồng rất hữu ích được dùng làm thuốc nhuộm và chữa bệnh trong các bài thuốc dân gian. Ngày nay, nhựa cây máu rồng được dùng chủ yếu để làm sơn và nước bóng.
Don tim voi 16 cay co thu long lay bac nhat the gioi-Hinh-10
 10. Cây cù tùng khổng lồ ở vườn quốc gia Sequoia, bang California, Mỹ
Cây cù tùng khổng lồ này tên là President, 3.200 năm tuổi và cao khoảng 75 mét, chu vi 28 mét, tương đương một tòa nhà cao 20 tầng, nằm ở vườn quốc gia Sequoia, California, Mỹ. Đây là cây cổ thụ lớn thứ ba trên thế giới sở hữu độ cao chọc trời. Đặc biệt, cây President là một trong những kỳ quan rất nổi tiếng của Mỹ.
Don tim voi 16 cay co thu long lay bac nhat the gioi-Hinh-11
11. Rừng cây phong đỏ rực lá ở St. Louis, thuộc tiểu bang Oregon, Mỹ
Khi đi giữa con đường này, bạn sẽ ngỡ như mình đang đặt chân trên một tấm thảm đỏ đẹp mê hồn, đặc biệt là đi cùng người bạn yêu thương thì còn gì bằng, phải không? 
Don tim voi 16 cay co thu long lay bac nhat the gioi-Hinh-12
 12. Cây bạch đàn cầu vồng trên hòn đảo Kauai, thuộc quần đảo Hawaii, Mỹ
Loài cây bạch đàn cầu vồng này thay vỏ nhiều lần trong năm. Sau mỗi quá trình thay vỏ, cây lại để lộ ra một lớp màu xanh lá nhạt. Sau đó, lớp vỏ bên trong dần sẫm màu hơn và chuyển thành màu xanh da trời, cam và nâu sẫm trông như một bức tranh tuyệt đẹp. Ngoài ra, màu sắc đặc biệt của loài cây này còn được dùng để sản xuất giấy và mọc khắp ở miền Nam Thái Bình Dương.
Don tim voi 16 cay co thu long lay bac nhat the gioi-Hinh-13
13. Cây phượng tím (Jacaranda) ở Cullinan, Nam Phi
Nếu có dịp đến thăm thị trấn Cullinan vào tháng Mười, chắc chắn bạn sẽ bị mê mẩn trước những đường hoa phượng tím biếc đua nhau khoe sắc. 
Don tim voi 16 cay co thu long lay bac nhat the gioi-Hinh-14
 14. Đại lộ cây sồi già ở Nam Carolina, Mỹ
Những cây sồi cổ thụ này được trồng từ năm 1790 tại con đường Sixie Plantation, thuộc bang South Carolina, Mỹ.
Don tim voi 16 cay co thu long lay bac nhat the gioi-Hinh-15
 15. Cây bao báp ở Madagascar
Cây bao báp thuộc họ Gạo và là một trong tám loại cây đặc biệt chỉ sống ở Madagascar, châu Phi hoặc châu Úc. Cây bao báp có khả năng sinh tồn rất mạnh mẽ, ngay cả khi sống ở những nơi có điều kiện sống khắc nghiệt nhất. Nó được xem như biểu tượng cho những vùng đất khô cằn của châu Phi. Người dân nơi đây tận dụng thân cây khổng lồ của cây bao báp làm đồ chứa nước khi hạn hán.
Don tim voi 16 cay co thu long lay bac nhat the gioi-Hinh-16
16. Đường cây sồi già Dark Hedges gần ngôi làng Armoy ở Bắc Ai-len
Đường cây sồi già Dark Hedges nằm dọc trên một con đường nhỏ yên tĩnh Bregagh, gần ngôi làng Armoy ở Bắc Ireland. Hàng cây sồi này được gia đình Stuart trồng từ thế kỷ XVIII với dự định tạo nên cảnh quan đẹp mắt nhằm gây ấn tượng với các vị khách đến dinh thự của mình. Hai thế kỷ sau, hàng sồi cổ thụ vẫn giữ được vẻ đẹp tuyệt vời của mình và trở thành một trong những kiệt tác thiên nhiên được chụp ảnh nhiều nhất ở vùng Bắc Ireland. 

Cây cổ nhất thế giới có trước cả "Chúa", sống sót gần 3.000 năm

Xuất hiện trước cả "Chúa Jesus", cây bách ở bang Bắc Carolina, Mỹ vẫn thể hiện sức sống mãnh liệt trong hơn 2.600 năm dù trải qua bao mưa nắng và chiến tranh.

Theo USA Today, cây bách lâu đời này phát triển trong rừng bách cổ, dọc bờ sông gần thành phố Raleigh, bang Bắc Carolina. Các nhà khoa học mới đây cho biết thời điểm cây bách cổ xuất hiện vào khoảng năm 605 trước Công nguyên, trước cả khi “Chúa Jesus” ra đời (khoảng năm 4-6 TCN).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.