Lý giải hiện tượng Mặt trời lạ ở Huế

Ngày 9/5, người dân ở thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đang rất tò mò và ngạc nhiên trước sự xuất hiện của hiện tượng Mặt trời lạ.

Ngày 9/5, người dân ở thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đang rất tò mò và ngạc nhiên trước sự xuất hiện của một vòng sáng xung quanh Mặt Trời. Theo dân địa phương, vòng sáng kể trên bắt đầu xuất hiện vào khoảng 10h và đến thời điểm hiện tại (11h) vẫn tiếp tục.
Sau khi xem những hình ảnh về hiện tượng Mặt Trời lạ do PV VTC News ghi lại, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn - Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam cho biết: "Đây là hiện tượng quầng 22 độ. Hiện tượng quang học này xảy ra trong khí quyển Trái Đất ở khu vực lân cận đĩa sáng Mặt Trời hoặc Mặt Trăng khi thời tiết rất khô, ít hơi nước, trên tầng cao của khí quyển chỉ có mật độ thấp các hạt băng (nước đá)".
Ông Sơn giải thích: "Ánh sáng từ Mặt Trời hoặc Mặt Trăng (do Mặt Trời chiếu sáng) khi đi vào khí quyển xuyên qua các tinh thể có dạng lục giác này bị khúc xạ, gây nên hiện tượng giống như khi đi qua một thấu kính phân kì, tạo thành một vòng sáng trắng có bán kính khoảng 22 độ (độ rộng đường kính 44 độ) quanh đĩa sáng. Hiện tượng này thường được quan sát phổ biến ở Mặt Trăng và ít gặp hơn ở Mặt Trời".
Ly giai hien tuong Mat troi la o Hue
Hình ảnh Mặt Trời lạ được PV VTC News ghi lại được tại thành phố Huế (Ảnh: Nguyễn Vương) 
"Ở Mặt Trăng, hiện tượng này phổ biến hơn và chính vì nó xảy ra vào thời điểm không khí ít hơi nước, khó mưa nên người Việt Nam mới có câu "Trăng quầng trời hạn, Trăng tán trời mưa" - quầng trong câu này là chỉ quầng 22 độ của Mặt Trăng.
Còn ở Mặt Trời, tuy ít xuất hiện hơn nhưng nó cũng không phải quá hiếm và không phải hiện tượng khó hiểu hay đáng ngại. Những người thích chụp ảnh thiên nhiên thường có những bức ảnh thú vị khi có hiện tượng này quanh đĩa sáng Mặt Trời", ông Đặng Vũ Tuấn Sơn nói.
Đây không phải lần đầu tiên người dân miền Trung bắt gặp hiện tượng quầng Mặt Trời. Trước đó, vào lúc 11h ngày 7/5, hiện tượng này từng xuất hiện tại tỉnh Nghệ An.
Cho rằng đây hiện tượng hiếm thấy, người dân đã dùng điện thoại để lưu giữ những bức ảnh Mặt Trời vào thời khắc trên để chia sẻ với bạn bè, người thân.

Đâu là những hiểm hoạ không gian trong hệ Mặt trời?

(Kiến Thức) - Dưới đây là những hiểm họa không gian thường xuyên xảy ra trong hệ Mặt trời mà mỗi lần nhắc tới ai cũng phải lo sợ.

Dau la nhung hiem hoa khong gian trong he Mat troi?
Chu trình năng lượng Mặt trời. Đây là chu trình năng lượng từ trường Mặt trời thay đổi thậm chí đảo ngược từ cực Bắc xuống cực Nam theo chu trình xác định, thường kéo dài khoảng 11 năm trong hệ Mặt trời. Nguồn ảnh: Google. 

Mặt Trời trông như thế nào từ những hành tinh khác?

Khoảng cách và đặc điểm của từng hành tinh sẽ khiến cho Mặt Trời có những hình dạng vô cùng đặc thù.

Sao Thủy Mặt trời nằm cách sao Thủy một khoảng 36 triệu dặm. Xấp xỉ 39% khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Chính vì thế, nhìn từ Sao Thủy Mercury, mặt trời có kích thước lớn gấp 3 lần so với hình ảnh của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất.
Sao Thủy
Mặt trời nằm cách sao Thủy một khoảng 36 triệu dặm. Xấp xỉ 39% khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Chính vì thế, nhìn từ Sao Thủy Mercury, mặt trời có kích thước lớn gấp 3 lần so với hình ảnh của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.