Lý giải chuyện côn trùng bay thấp thì trời mưa

(Kiến Thức) - Chim én thường chỉ xuất hiện vào mùa xuân. Thời điểm này én thường bay thành đàn. Thông thường khi chúng sà xuống mặt đất là báo hiệu trời sắp mưa.

Hỏi: Tại sao khi chim én và một số loài côn trùng khác bay thấp thì trời lại chuẩn bị mưa? - Nguyễn Anh Vũ (Phú Thọ).
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
TS Võ Thành An, Đại học Quốc gia Hà Nội: Chim én thường chỉ xuất hiện vào mùa xuân. Thời điểm này én thường bay thành đàn. Thông thường khi chúng sà xuống mặt đất là báo hiệu trời sắp mưa. Nguyên nhân là trước lúc trở trời, trong không khí có nhiều hơi nước, đọng vào những bộ cánh mỏng của côn trùng, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thể bay là là sát mặt đất. 
Trong số các côn trùng này có loài lớn như chuồn chuồn, nhưng cũng có các loài mối, muỗi nhỏ mà chúng ta không nhìn thấy. Ngoài ra, vì áp thấp, ngột ngạt, nên nhiều loài sâu bọ cũng chui lên khỏi mặt đất. Chim én hay một số loài khác bay xuống thấp chính là để bắt những côn trùng, sâu bọ này. 

Côn trùng - những "chuyên gia" công nghệ đỉnh cao

(Kiến Thức) - Vi khuẩn M. xanthus dùng “mạng xã hội” giống Facebook, côn trùng đất sử dụng “wifi” để giao tiếp… là những "công nghệ" mà động vật cũng có.

Vi khuẩn M. xanthus dùng “mạng xã hội” giống Facebook để duy trì trật tự. Tế bào của vi khuẩn M. xanthus kết nối với nhau thành các màng chuỗi thống nhất giống như một mạng xã hội để né tránh và tiêu diệt các vi khuẩn thù địch như E. coli… Loài vi khuẩn này khiến con người ngạc nhiên hơn khi nó cũng cài đặt “bảo mật”, nghĩa là nó chỉ cho phép các vi khuẩn M. xanthus gia nhập và “cấm cửa” các loại vi khuẩn khác.
Vi khuẩn M. xanthus dùng “mạng xã hội” giống Facebook để duy trì trật tự. Tế bào của vi khuẩn M. xanthus kết nối với nhau thành các màng chuỗi thống nhất giống như một mạng xã hội để né tránh và tiêu diệt các vi khuẩn thù địch như E. coli… Loài vi khuẩn này khiến con người ngạc nhiên hơn khi nó cũng cài đặt “bảo mật”, nghĩa là nó chỉ cho phép các vi khuẩn M. xanthus gia nhập và “cấm cửa” các loại vi khuẩn khác. 
Côn trùng đất sử dụng “wifi” để giao tiếp. Trong thế giới động vật, việc cạnh tranh tìm kiếm thức ăn cũng rất khó khăn, vì vậy mà một số loài côn trùng sống trong đất đã gửi tín hiệu không dây cho các loài côn trùng khác trên mặt đất đề phòng trường hợp tranh giành hoặc vô tình đụng chạm đến thức ăn của chúng.
Côn trùng đất sử dụng “wifi” để giao tiếp. Trong thế giới động vật, việc cạnh tranh tìm kiếm thức ăn cũng rất khó khăn, vì vậy mà một số loài côn trùng sống trong đất đã gửi tín hiệu không dây cho các loài côn trùng khác trên mặt đất đề phòng trường hợp tranh giành hoặc vô tình đụng chạm đến thức ăn của chúng. 

Những côn trùng là “sát nhân” đáng sợ

(Kiến Thức) - Vết cắn của những loài côn trùng nguy hiểm này có thể làm cho nạn nhân nhẹ nhất là đau đớn đến nặng nhất là tử vong. 

Bọ sát thủ châu Phi (African Assassin Bug) có tên khoa học là Platymeris biguttata. Loài côn trùng này nổi tiếng là có nọc độc nguy hiểm chết người, thậm chí độ độc của nó hơn một con rắn hổ mang mười lần. Một người làm vường ở California gần chết khi bị loài côn trùng này cắn. Nó có khả năng hại chết con mồi lớn hơn chính mình và là một trong những loại côn trùng nguy hiểm nhất trên thế giới.
Bọ sát thủ châu Phi (African Assassin Bug) có tên khoa học là Platymeris biguttata. Loài côn trùng này nổi tiếng là có nọc độc nguy hiểm chết người, thậm chí độ độc của nó hơn một con rắn hổ mang mười lần. Một người làm vường ở California gần chết khi bị loài côn trùng này cắn. Nó có khả năng hại chết con mồi lớn hơn chính mình và là một trong những loại côn trùng nguy hiểm nhất trên thế giới. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.