Lý do rau cải, súp lơ giúp ổn định đường trong máu

Ăn các loại rau cải, súp lơ ngay đầu bữa có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, tốt cho sức khỏe, đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường loại 2.

Đa số các loại rau rất giàu chất xơ, giúp ngăn ngừa lượng đường tăng đột biến. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị mỗi người nên ăn hơn 400g rau mỗi ngày để cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm. 

Ly do rau cai, sup lo giup on dinh duong trong mau

Các loại rau cải, súp lơ được bác sĩ khuyến khích ăn hằng ngày. Ảnh: OHC  

Ổn định đường huyết

Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên những người mắc bệnh tiểu đường tiêu thụ nhiều rau. Họ đề xuất thay thế carbohydrate tinh chế trong chế độ ăn uống bằng thực phẩm thực vật. 

Theo Indian Express, nhiều nghiên cứu cho thấy, dùng rau trước các món khác có thể giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn. Rau lá cung cấp chất xơ hòa tan và không hòa tan, vitamin, khoáng chất. Hơn nữa, chúng còn chứa nhiều chất có lợi, bao gồm sterol thực vật, flavonoid và các chất chống oxy hóa khác, có đặc tính chống viêm. 

Với bệnh nhân tiểu đường loại 2, rau còn đóng vai trò quan trọng hơn. Hàm lượng chất xơ cao trong rau giảm bớt nguy cơ chỉ số đường huyết tăng đột biến sau bữa ăn. Rau mang lại cảm giác no hơn dù lượng calo thấp hơn so với ngũ cốc, đồng thời mang lại sự đa dạng và hương vị hấp dẫn. Tuy nhiên, không một loại rau nào có tất cả các đặc tính mong muốn, vì vậy ăn đa dạng các loại rất quan trọng. 

Những người bị tiểu đường loại 2 nên chọn những loại rau cải, súp lơ... giàu chất xơ, chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Một số chất chống oxy hóa có lợi cho người bị tiểu đường bao gồm axit alpha-lipoic (ALA) trong cải xoăn, rau chân vịt; N-acetylcystein (NAC) trong hành, tỏi; vitamin C ớt, dâu tây và bông cải xanh. Các loại rau chứa nitrat, có tác dụng làm giảm huyết áp cũng là một lựa chọn tốt như củ cải đường, rau diếp, cần tây và củ cải. 

Ly do rau cai, sup lo giup on dinh duong trong mau-Hinh-2

Bạn nên ăn nhiều loại rau trái để nhận được nhiều dưỡng chất khác nhau. Ảnh: Organicfacts

Cung cấp protein, tốt cho đường ruột

Nguồn protein thực vật bao gồm đậu phụ, đậu xanh và lạc. Mặc dù rau không phải là nguồn cung cấp protein dồi dào nhưng một số loại rau lại giàu protein hơn những loại khác. Cải xoong, rau chân vịt, măng tây, bông cải xanh, súp lơ chứa từ 2 đến 4g trên 100g rau.

Hệ vi sinh vật đường ruột đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa carbohydrate, chất béo, có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh lượng đường huyết. Các phân tích ghi nhận những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có hệ vi sinh vật đường ruột kém đa dạng và kém cân bằng hơn so với những người khỏe mạnh. 

Chất xơ từ các loại rau lá cung cấp thức ăn cho vi khuẩn trong ruột, giúp chúng sinh sản. Các loại rau tốt nhất cho đường ruột khỏe mạnh là rau chân vịt, đậu bắp, tỏi, hành tây, nấm, cải chíp, bắp cải và súp lơ.

Hãy đặt mục tiêu một nửa lượng thức ăn mỗi bữa là các loại rau ít tinh bột như rau chân vịt, bông cải xanh. Rau sống có nhiều chất xơ hơn rau nấu chín hoặc chế biến.  

8 tác hại khôn lường của việc lười ăn rau xanh mỗi ngày

Rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và nhiều loại vi chất thiết yếu khác cho cơ thể nếu thiếu hụt sẽ dẫn đến ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe.

Các nghiên cứu cho thấy, ăn ít rau xanh và trái cây là nguyên nhân của 19% số ung thư dạ dày, ruột, 31% các bệnh thiếu máu tim cục bộ và 11% số trường hợp đột quỵ.

Tác hại khôn lường của việc lười ăn rau xanh mỗi ngày đối vớ sức khỏe (Ảnh minh họa)

Giới trẻ hiện nay thường có xu hướng “thích ăn thịt, lười ăn rau”, đồng nghĩa với cơ thể đang không được cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, điển hình như:

Tăng nguy cơ bị táo bón
 Empty

Ảnh minh họa.

Rau xanh chứa rất nhiều chất xơ – thành phần rất có lợi cho hoạt động tiêu hóa. Khác với các thức ăn thông thường, chất xơ từ rau xanh không bị hòa tan trong quá trình tiêu hóa. Từ đó chúng sẽ làm tăng kích thước của thức ăn tiêu hóa, góp phần kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn, dễ dàng đẩy thức ăn thừa ra ngoài. Vì vậy, nếu không ăn rau hoặc ăn quá ít rau sẽ khiến việc đi đại tiện gặp nhiều khó khăn. Táo bón lâu ngày có thể gây nên bệnh trĩ hoặc viêm ruột thừa.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

 Empty

Ảnh minh họa.

Việc thiếu chất xơ từ rau cũng khiến bạn có thể mắc phải các bệnh về tim mạch như tắc nghẽn mạch máu, đau tim, thậm chí là đột quỵ. Rau xanh vừa hạn chế tăng huyết áp vừa điều chỉnh mỡ máu và giảm đáng kể cholesterol trong máu giúp bạn không phải đối mặt với bệnh tật. Chính vì vậy, bạn nên bổ sung thêm rau xanh vào khẩu phần ăn của mình thay vì ăn những thực phẩm chứa nhiều cholesterol.

Dễ bị bầm tím trên cơ thể

 Empty

Ảnh minh họa.

Bổ sung quá ít vitamin C có thể gây tím trên cơ thể nhiều hơn, đồng thời còn làm tăng nguy cơ chảy máu răng lợi và làm chức năng hệ miễn dịch bị giảm sút. Vì vậy, bạn nên bổ sung ngay vào chế độ ăn uống các loại rau như cải xoăn, ớt đỏ, rau lá xanh đậm, bông cải xanh, cà chua… để củng cố lại lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.

Tăng cân

 Empty

Ảnh minh họa.

Trong rau xanh chứa rất nhiều nước khiến bạn có cảm giác no nhanh hơn. Nếu không ăn rau, bạn buộc phải bổ sung bằng những thực phẩm giàu năng lượng và chất béo khác như thịt, cá... Đây đều là những thức ăn rất giàu calo khiến cân nặng của bạn tăng nhanh.

Trào ngược acid dạ dày

Chất xơ trong thực ph ẩm thực tế giúp làm giảm các vấn đề trào ngược acid dạ dày . Nhưng quá nhiều chất xơ lại là nguyên nhân gây ra vấn đề này. Nhiều chất xơ sẽ gây áp lực lên dạ dày, dẫn đến hiện tượng trào ngược acid dạ dày.

Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi

 roi loan noi tiet to 1

Ảnh minh họa.

Ngoài việc cung cấp vitamin C thì rau xanh còn chứa folate (vitamin B9) để giảm bớt căng thẳng và điều hoà lượng máu trong cơ thể. Bạn có thể bổ sung vitamin B9 từ những loại rau quả như đậu đen, đậu lăng, củ dền, măng tây, bơ...

Nguy cơ gây bệnh ung thư tăng cao

Không ăn rau có thể dẫn đế bị ung thư, mối liên hệ này là đến từ lượng dư chất bảo quản có trong thịt, hay chất tạo nạc, chất kích thích... còn tồn đọng nhiều trong thực phẩm.

Thịt vốn giàu chất đạm nên dễ bị hỏng, vì thế không ít người kinh doanh đã tẩm thịt với chất bảo quản có nitrat, nitrit... Những chất này không bị phân hủy khi thịt nấu chín. Về lâu dài, khi vào cơ thể, chúng sẽ tích tụ, kết hợp với axit amin tạo thành nitrosamin - 1 chất gây ung thư. Mặt khác, cũng có người chăn nuôi sử dụng chất kích thích tăng trưởng, kháng sinh cho vật nuôi mau lớn... điều này cũng khiến cho nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao hơn.

Nhiễm trùng thường xuyên hơn

Nhiễm trùng thường xuyên là dấu hiệu của hệ miễn dịch suy yếu, suy dinh dưỡng cũng như không ăn đủ rau. Do không bổ sung dưỡng chất thích hợp, hệ miễn dịch suy yếu nên không có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh nguy hiểm và cơ thể cũng nhanh chóng mất khả năng tự vệ khỏi bị nhiễm trùng.

Giật mình tác hại "khủng khiếp" của việc ăn nhiều rau xanh

Rau xanh rất giàu vitamin và dinh dưỡng cho cơ thể nhưng nếu quá lạm dụng và sử dụng chủ yếu để giảm cân thì đó là một sai lầm, vì nếu bị thừa chất xơ, có thể chúng ta sẽ gặp một số vấn đề nghiêm trọng.

Giat minh tac hai

Những lợi ích của việc ăn rau xanh

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.