Lý do lần thứ 2 tạm hoãn phóng vệ tinh NanoDragon của Việt Nam

Lễ phóng vệ tinh NanoDragon được phát trực tiếp trên internet. Đây là vệ tinh do các nhà khoa học thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo.

Sáng nay 7/10, theo như dự kiến, tại Trung tâm Vũ trụ Uchinoura Nhật Bản, tên lửa Epsilon số 5 sẽ được phóng lên quỹ đạo vào lúc 7 giờ 51 phút 21 giây.
Trong lần phóng này có vệ tinh NanoDragon - "Made in Việt Nam". Cùng với vệ tinh NanoDragon có 8 vệ tinh khác của Nhật Bản.
Tất cả các điều kiện kỹ thuật về buổi sóng đã được thực hiện. Chương trình livestream trực tiếp phát sóng về buổi chuẩn bị phóng vệ tinh từ Bãi phóng Uchinoura, Nhật Bản đã được truyền tới Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.
Ly do lan thu 2 tam hoan phong ve tinh NanoDragon cua Viet Nam
 Lễ phóng vệ tinh NanoDragon được phía Nhật Bản phát trực tiếp trên internet. Đây là vệ tinh do các nhà khoa học thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo. Ảnh chụp màn hình tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.
Tuy nhiên, vào khoảng 7h33 phút, thông tin từ buổi livestream trực tiếp cho hay, vụ phóng hôm nay đã bị huỷ bỏ vì gió trên trời không đáp ứng được các hạn chế tại thời điểm phóng. Chương trình phát sóng trực tiếp sẽ kết thúc.
Trao đổi với báo chí, TS Lê Xuân Huy - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, theo thông báo từ Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), vụ phóng tên lửa mang theo các vệ tinh hôm nay (7/10) đã bị huỷ bỏ vì điều kiện thời tiết không đáp ứng được các yêu cầu an toàn phóng.
Ly do lan thu 2 tam hoan phong ve tinh NanoDragon cua Viet Nam-Hinh-2
Thông báo về buổi phóng vệ tinh bị tạm hoãn. Ảnh chụp màn hình tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. 
Nói thêm về các yếu tố kiểm tra trước khi phóng tên lửa, ông Huy cho biết, trước thời điểm phóng, các cơ quan đã thả bóng tầm cao để kiểm tra gió.
"Bước đầu, qua thả bóng tầm cao thấy sự ảnh hưởng của gió nhiều, do đó lịch phóng đã bị huỷ", ông Huy nói và cho biết, thông tin về lần phóng tiếp theo sẽ được đưa ra các thông báo chính thức sau.
PGS.TS Phạm Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nói về nhiệm vụ chính của vệ tinh NanoDragon "Made in Việt Nam" khi được phóng vào quỹ đạo. Clip: Hoàng Thành.
Cùng trao đổi về việc này, PGS.TS Phạm Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cũng cho biết, nguyên nhân dẫn tới việc tạm hoãn hôm nay hoàn toàn do yếu tố chính là thời tiết không đam bảo an toàn của tên lửa đ phóng.
Theo ông Tuấn, các yếu tố kỹ thuật đã được chuẩn bị rất kỹ cho quá trình phóng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực công nghệ PGS.TS Phạm Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam vũ trụ yêu cầu an toàn là tuyệt đối. Do đó, bất cứ một phát hiện gì bất thường các sự kiện đều sẽ được dừng lại.
Ly do lan thu 2 tam hoan phong ve tinh NanoDragon cua Viet Nam-Hinh-3
 PGS.TS Phạm Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Ảnh: Hoàng Thành.
Nói về nhiệm vụ của vệ tinh sau khi được phóng lên quỹ đạo, ông Tuấn cho biết, sau khi được phóng lên quỹ đạo, vệ tinh có thể hoạt động tối thiểu 6 tháng, nhưng theo tính toán của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, vệ tinh có thể hoạt động được 2 năm trên quỹ đạo.
"Vệ tinh có nhiệm vụ chính là thử nghiệm công nghệ tự động nhận dạng tàu biển và giám sát tàu biển. Cùng với đó, vệ tinh có nhiệm vụ thử nghiệm công nghệ điều khiển tư thế trong không gian. Đặc biệt công nghệ này do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thiết kế và phát triển. Thứ ba, quan trọng nhất là xây dựng dội ngũ có trình độ cao để làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ để từng bước làm chủ công nghệ này và phát triển ở Việt Nam trong tương lai", ông Tuấn nói.
Lần thứ 2 tạm hoãn phóng tên lửa mang vệ tinh NanoDragon "Made in Việt Nam" vào quỹ đạo - Ảnh 5.
Ly do lan thu 2 tam hoan phong ve tinh NanoDragon cua Viet Nam-Hinh-4
 Vệ tinh NanoDragon "Made in Việt Nam" được trưng bày tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Ảnh: Hoàng Thành.
NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng 3,8 kg với kích thước tiêu chuẩn 3U (100 x 100 x 340,5 mm), được Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) phát triển.
Vệ tinh là sản phẩm của Đề tài "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano" thuộc "Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 – 2020".
Vệ tinh NanoDragon cũng được thiết kế để nhằm xác minh chất lượng của hệ thống điều khiển và xác định tư thế vệ tinh và một máy tính tiên tiến mới được phát triển riêng dành cho vệ tinh cỡ nhỏ.
Vệ tinh NanoDragon dự kiến sẽ hoạt động ở quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao khoảng 560 km.
Trước đó, lịch phóng vệ tinh NanoDragon được phóng lên quỹ đạo vào khoảng 7 giờ 51 phút sáng 1/10 (giờ Việt Nam).
Tuy nhiên, khoảng 19 giây trước khi phóng, Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật bản đã tạm dừng khẩn cấp để kiểm tra hệ thống. Nguyên nhân được xác định là do xảy ra bất thường ở hệ thống mặt đất do lỏng cáp tín hiệu từ ăng ten GPS.
Như vậy, đây là lần thứ 2, sự kiện phóng tên lửa Epsilon số 5 mang theo 9 vệ tinh bị tạm hoãn.

Sắp phóng vệ tinh "made in Vietnam": Khoa học vũ trụ Việt thăng hạng?

Vệ tinh NanoDragon nặng khoảng 4 kg, dạng siêu nhỏ (cubesat) do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam phát triển, chế tạo đã hoàn thiện, được gửi sang Nhật Bản kiểm định và dự kiến phóng lên quỹ đạo vào tháng 9 năm nay.

Sap phong ve tinh
 NanoDragon (nặng khoảng 4 kg), là sản phẩm của Đề tài "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano" thuộc "Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 – 2020". 

Cận cảnh vệ tinh do các nhà khoa học Việt trực tiếp chế tạo

Các nhà khoa học của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã thiết kế, chế tạo thành công vệ tinh MicroSat Kit. Vệ tinh “made in” Việt này được chuyển giao cho các trường đại học để phục vụ công tác đào tạo ngành công nghệ vũ trụ.

Can canh ve tinh do cac nha khoa hoc Viet truc tiep che tao

 Vệ tinh MicroSat Kit phục vụ giảng dạy  có kích thước 30x30x30 cm, nặng 18kg. Vệ tinh bao gồm các chức năng đặc trưng của một vệ tinh như: chụp ảnh, truyền ảnh, giám sát thời gian thực; điều khiển và giám sát thông tin trạng thái vệ tinh từ trạm mặt đất...

Can canh ve tinh do cac nha khoa hoc Viet truc tiep che tao-Hinh-2
Với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và cấu hình mà một vệ tinh cần có, vệ tinh MicroSat Kit mô tả trực quan quá trình hoạt động của một vệ tinh loại quan sát trái đất ở điều kiện dưới mặt đất. 
Can canh ve tinh do cac nha khoa hoc Viet truc tiep che tao-Hinh-3
Vệ tinh giúp người học dễ dàng hình dung được cách thức hoạt động của vệ tinh trên vũ trụ, và tiếp nhận kiến thức về thiết kế, chế tạo, thử nghiệm vệ tinh một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Can canh ve tinh do cac nha khoa hoc Viet truc tiep che tao-Hinh-4
 Đặc biệt, với vệ tinh thực hành MicroSat Kit, người học được trực tiếp thực hành quá trình lắp ráp, tích hợp và điều khiển, vận hành vệ tinh ngay trong môi trường phòng thí nghiệm bình thường.
Can canh ve tinh do cac nha khoa hoc Viet truc tiep che tao-Hinh-5
  Sau khi được chuyển giao, vệ tinh MicroSat Kit hỗ trợ đào tạo thực hành về thiết kế và chế tạo vệ tinh quan sát trái đất lớp micro cho sinh viên đại học, kỹ sư mới ra trường hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là công nghệ vũ trụ.

Can canh ve tinh do cac nha khoa hoc Viet truc tiep che tao-Hinh-6
 Hiện vệ tinh đã được chuyển giao cho trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và Đại học Việt Pháp (Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, USTH).
Can canh ve tinh do cac nha khoa hoc Viet truc tiep che tao-Hinh-7
 Trong tương lai, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết tiếp tục đầu tư, phát triển sản phẩm với mục tiêu đưa vệ tinh dạy học MicroSat Kit này ra thị trường quốc tế.
Can canh ve tinh do cac nha khoa hoc Viet truc tiep che tao-Hinh-8
Ngoài vệ tinh MicroSat Kit được chuyển giao, vệ tinh NanoDragon (NDG) cũng do các nhà khoa học của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam phát triển, dự kiến phóng lên quỹ đạo vào tháng 9 năm nay. Hiện vệ tinh đã hoàn thành những thử nghiệm cuối cùng.

Mời độc giả xem video:Bị CSGT nhắc nhở, nữ tài xế đỗ xe chắn ngang đường thách thức. Nguồn: Tin Tức VTV24.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.