Lòng tốt bị “đánh thuế”!

(Kiến Thức) - “Thuế là nguồn thu chủ yếu để xây dựng và phát triển đất nước”, câu nói ấy chúng ta dễ dàng bắt gặp đâu đó trên những tấm pano, áp phích. 

Lòng tốt bị “đánh thuế”!
Long tot bi “danh thue”!
 Ảnh minh họa.
“Thuế là nguồn thu chủ yếu để xây dựng và phát triển đất nước”, câu nói ấy chúng ta dễ dàng bắt gặp đâu đó trên những tấm pano, áp phích. Và rõ ràng, nộp thuế là rất quan trọng để đất nước phát triển công bằng, bền vững.
Đây là những khoản thuế chính đáng, đã thành quy phạm pháp luật. Tổ chức, cá nhân nào trốn thuế thì đích thị vi phạm pháp luật, cần xử lý nghiêm khắc, đảm bảo tính công bằng. Thế nhưng, có những thứ thuế bất thành văn, vừa vô lý lại làm cho xã hội thụt lùi.
Đó là thuế lòng tốt. Đây là một câu chuyện có thật mà tôi là người trong cuộc. Gia đình tôi có người phải đi cấp cứu, gọi taxi không được, may có người đàn ông đi xe ô tô ngang qua đã không nghĩ ngợi, nhanh nhảu chở bệnh nhân đến Bệnh viện E Hà Nội.
Hôm sau, vô tình tôi gặp lại người đàn ông tốt bụng ấy. Uống với nhau chén trà vỉa hè, câu chuyện lan man rồi tự nhiên ông thắc mắc sao Bệnh viện E lại thu 20.000đ mỗi xe vào cửa viện? Phải chăng đây là luật mới ban hành để “đánh thuế” lòng tốt của người dân?
Tôi gọi điện thoại cho anh bạn luật sư, anh ta khẳng định không có bất cứ một luật nào “đánh thuế” lòng tốt như vậy. Có chăng, đó là cái lệ, cái quy định của bệnh viện mà thôi. Từ hôm đó, tôi chú ý các xe ô tô chở người cấp cứu vào Bệnh viện E, khi ra đều bị bảo vệ chặn lại, thu cho kỳ được 20.000đ rồi mới cho ra.
Ừ thì đồng ý làm vậy để hạn chế ô tô vào bệnh viện. Nhưng những người tốt đã không quản phiền hà, tiền bạc, thời gian chở người lâm nạn đến cấp cứu mà vẫn bị “đánh thuế” thì xem ra không hợp lý. Trong khi, lẽ ra Bệnh viện E cần khuyến khích, cảm ơn những tấm lòng cao cả như vậy.
Với người tốt, có thể 20.000đ không là vấn đề, càng không là rào cản ngăn họ làm việc tốt. Thế nhưng rất có thể, 20.000đ sẽ giống như thứ thuốc độc ngấm xuống đất và dần dần giết chết những mầm lộc của lòng tốt. Chúng ta đã từng có những việc đau lòng khi ở đâu đó trên đất nước ta: Lòng tốt bị sát hại, lòng tốt bị hiểu lầm, hay lòng tốt phải ngồi tù.
Và hệ quả là sự vô cảm, thờ ơ của rất nhiều người. Khi ra đường, thấy tai nạn, cách tốt nhất là bỏ đi. Khi ai đó gặp cướp, bị móc túi, cách tốt nhất hãy im miệng. Phát hiện tham nhũng, cách tốt nhất là giả mù giả điếc vì biết đâu nếu đấu tranh, bạn sẽ chết đầu nước.  
Lòng tốt không lúc nào là thừa. Những việc tử tế cần được nhân lên. Nhưng với cách “đánh thuế” lòng tốt của viện E thì chắc chắn một điều, lòng tốt sẽ khó có đất sống. Đây có lẽ, không phải chuyện riêng của Bệnh viện E, của Bộ Y tế mà của mỗi chúng ta.
Lòng tốt cũng như tự do – để có được, phải tranh đấu.

Lòng tốt trong đêm mưa

Lòng tốt trong đêm mưa
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 

Nhìn những dòng sông tự phát trước mắt mà tôi thấy ngán ngẩm. Dưới dòng nước đục lờ này, làm sao biết được hố ga, ổ gà đang giăng bẫy, rơi xuống thì đúng là toi mạng. Nhưng nếu dừng lại cũng chẳng biết tạt vào đâu, hầu hết các hàng quán đều đã đóng cửa. Mà có tìm được điểm trú chân, nhỡ mưa không dứt, đường càng ngập hơn, biết bao giờ mới về được đến nhà. Nghĩ vậy đành tặc lưỡi nhấn ga, rẽ nước tiến lên.

Nghĩ về lòng tốt từ chuyện ở một bến xe

(Kiến Thức) - Người khách nước ngoài đã rất cảm kích trước lòng tốt của một nhân viên ở bến xe Giáp Bát khi tìm lại hành lý cho họ, từ chối nhận quà...

Nghĩ về lòng tốt từ chuyện ở một bến xe
Đó là chuyện một nhân viên bến xe Giáp Bát (Hà Nội) tìm lại hành lý cho một người nước ngoài và sau đó đã từ chối nhận quà cảm ơn của người này vì cho rằng đây là trách nhiệm, công việc mình phải làm... 
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Đáng lẽ ra đây là một việc hết sức bình thường. Nhưng tiếc thay nó lại khiến cho tôi cảm động và lại còn mừng nữa. Mừng như thể mình thổi mãi đống tro tàn mới tìm được đốm sáng le lói của lòng tốt. Điều đó chứng tỏ những việc tốt như thế không nhiều.

Bé hơn 1 tuổi bị ném xuống giếng nước ở Hải Dương?

(Kiến Thức) - Cháu bé hơn một tuổi, chưa biết đi được phát hiện chết dưới giếng nước gần nhà. Nhiều người nghi ngờ cháu bé bị ném xuống giếng.

Bé hơn 1 tuổi bị ném xuống giếng nước ở Hải Dương?
Công an huyện Kinh Môn (Công an tỉnh Hải Dương) đang điều tra làm rõ nguyên nhân cháu bé hơn 1 tuổi chết dưới giếng nước nhà ông Trần Văn Luyến (SN 1962, trú tại thôn Tống Xá, xã Thái Thịnh, Kinh Môn, Hải Dương). Nạn nhân là cháu Nguyễn Sương Sung (Sinh ngày 8/1/2014), con anh Nguyễn Phồn Tiến (SN 1981) và chị Phạm Thị Hương (SN 1982) trú tại thôn Tống Xá, xã Thái Thịnh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) vào chiều ngày 10/3.
Thông tin ban đầu về vụ việc, vào khoảng 18h45 ngày 10/3, ông Trần Văn Luyến có nuôi lợn nhờ trên đất gia đình ông Nguyễn Đình Tài (SN 1963) cùng thôn Tống Xá. Khi ông Luyến múc nước giếng cho lợn ăn phát hiện cháu Nguyễn Sương Sung, là con anh Nguyễn Phồn Tiến, hàng xóm nhà ông Luyến chết dưới giếng.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

Liên quan đến 3 cán bộ Sacombank vỡ nợ, các luật sư cho rằng, nếu 3 cán bộ này lợi dụng chức vụ và uy tín của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng thì Sacombank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

Tin mới