Lợi nhuận ngành dệt may sẽ phục hồi chậm hơn dự kiến

(Vietnamdaily) - Giá cổ phiếu hiện tại gần như đã phản ánh hầu hết quá trình phục hồi lợi nhuận, do đó SSI Research có quan điểm trung lập đối với các cổ phiếu theo dõi trong ngành dệt may, đó là STK và TNG.

Trong báo cáo triển vọng ngành dệt may năm 2024, Trung tâm phân tích của CTCK SSI (SSI Research) cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến chưa có nhiều khởi sắc trong năm 2024, điều này sẽ dẫn đến mức chi tiêu không thiết yếu có phần hạn chế.

Đây là một trong những thách thức chính đối với các nhà bán lẻ thời trang và “không chắc chắn” là từ để mô tả cảm giác của các thương hiệu thời trang và nhà cung cấp cho năm 2024.

Hơn nữa, quản lý hàng tồn kho và kiểm soát chi phí sẽ tiếp tục là trọng tâm chính với các nhà bán lẻ. Điều này sẽ dẫn tới rút ngắn thời gian đặt hàng và suy giảm giá bán cho các doanh nghiệp gia công hàng dệt may.

Khảo sát các doanh nghiệp bán lẻ lớn cho thấy Việt Nam vượt trội Bangladesh về chất lượng và năng lực sản xuất, nhưng Bangladesh có lợi thế về giá thành và thuế, đặc biệt trong giai đoạn nhu cầu suy yếu.

Nhưng theo phân tích của GlobalData, bất chấp những lợi thế mà các doanh nghiệp sản xuất Bangladesh đang có, Việt Nam vẫn tiếp tục xếp hạng cao hơn về chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và thời gian giao hàng, đây là những yếu tố quan trọng hơn đối với các nhà bán lẻ trong giai đoạn nền kinh tế phục hồi.

Loi nhuan nganh det may se phuc hoi cham hon du kien
 

SSI Research cho rằng dự báo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) về tăng trưởng xuất khẩu khá lạc quan, với kim ngạch xuất khẩu đạt 44 tỷ USD (tăng 9% so với cùng kỳ) cho năm 2024.

Trong quý 1/2024, giá bán trung bình giảm khoảng 20-30% so với cùng kỳ và lượng đơn đặt hàng ở mức thấp. Bên cạnh đó, tăng trưởng vải nhập khẩu vẫn yếu trong quý 4/2023 dù có mức nền so sánh thấp cùng kỳ, cho thấy nhu cầu xuất khẩu hàng may mặc quý 1/2024 chưa có nhiều khởi sắc.

Mặt khác, nhu cầu suy yếu đối với hàng may mặc cũng dẫn đến nhu cầu cho nguyên liệu đầu vào giảm, như sợi bông và sợi polyester. Dù vậy, chi phí sợi/vải trung bình giảm sẽ bù đắp một phần cho giá bán trung bình giảm.

Biên lãi gộp của các công ty dệt may đã giảm từ mức 15-18% năm 2022 xuống mức 11-14% năm 2023. Năm 2024, SSI Research kỳ vọng biên lãi gộp của các công ty dệt may dần cải thiện lên mức 14-15% do nhu cầu phục hồi chậm xuyên suốt cả năm.

Liên quan đến sự kiện “Biển Đỏ” có thể gây hiệu ứng gợn sóng đến hoạt động kinh doanh quý 1/2024 của các doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu trong quý 1/2024 có thể phải chịu chi phí bán hàng cao hơn hoặc giá bán thấp hơn đến khi tình hình “Biển Đỏ” hạ nhiệt.

2 mã cổ phiếu dệt may đang theo dõi

Nhìn chung, SSI Research nhận thấy quá trình phục hồi của ngành dệt may sẽ diễn ra chậm hơn dự kiến do chi tiêu không thiết yếu thường có thời gian phục hồi kéo dài. Lợi nhuận các công ty dệt may sẽ dần phục hồi trong suốt cả năm, nhưng khó quay trở lại mức năm 2022 trong năm 2024.

Đồng thời, giá cổ phiếu hiện tại gần như đã phản ánh hầu hết quá trình phục hồi lợi nhuận, do đó SSI Research có quan điểm trung lập đối với các cổ phiếu theo dõi trong ngành dệt may, đó là STK và TNG, với giá mục tiêu 1 năm lần lượt là 19.300 đồng/cp và 24.200 đồng/cp.

Với STK, sợi tái chế là động lực tăng trưởng chính cho Công ty và nhà máy Unitex mới bắt đầu đi vào hoạt động năm 2024 sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng doanh thu trong dài hạn.

Còn TNG được kỳ vọng lợi nhuận sẽ tạo đáy trong năm 2023 và đạt mức tăng trưởng 36% so với cùng kỳ trong năm 2024. Hơn hết, Công ty đang duy trì số lượng đơn đặt hàng ổn định với các khách hàng lớn. Mỹ và châu Âu lần lượt chiếm 53% và 22% trong tổng doanh thu (Decathlon là khách hàng chính).

Ngành dệt may được đánh giá trung lập: STK, MSH, TNG và VGT sẽ thế nào trong 2024?

(Vietnamdaily) - Mặc dù ngành Dệt may Việt Nam đang dần cải thiện nhưng Chứng khoán Mirae Asset cho rằng môi trường kinh doanh năm 2024 vẫn đối mặt với những thách thức mà chủ yếu đến từ những bất ổn vĩ mô.

Vì vậy, Mirae Asset duy trì đánh giá Trung lập đối với ngành Dệt may Việt Nam.

Mặc dù phải đối mặt với những thách thức trong bối cảnh bất ổn quốc tế gia tăng, ngành Dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục xu hướng phục hồi, với sự suy giảm về giá trị xuất khẩu thu hẹp dần trong 10 tháng 2023. Giá trị xuất khẩu sợi và hàng may mặc lần lượt đạt 3,6 tỷ USD (-10,8% cùng kỳ) và 27,8 tỷ USD (-12,4% cùng kỳ).

TCM báo lãi tháng 11 giảm đến 56%, mức thấp nhất trong 5 tháng

(Vietnamdaily) - Tháng 11/2023, CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) ghi nhận lãi sau thuế 354.000 USD, mức lợi nhuận thấp nhất trong 5 tháng trở lại đây. 

Trong tháng 11/2023, TCM ghi nhận doanh thu gần 11,7 triệu USD, khoảng 285 tỷ đồng và lãi sau thuế 354.000 USD, hơn 8,6 tỷ đồng, giảm lần lượt 16% và 56% so với cùng kỳ.

Kinh doanh thua lỗ, SMC bán thêm mảnh đất 126 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Thua lỗ nặng nề trong năm 2023, Đầu tư Thương mại SMC liên tiếp lên kế hoạch bán tài sản để duy trì hoạt động công ty. 

HĐQT CTCP Đầu tư Thương mại SMC (SMC) vừa thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê và tài sản gắn liền với đất tại SMC Tân Tạo 2 – Khu công nghiệp Tân Tạo với diện tích 9.096 m2, địa chỉ tại lô số 62-64, đường số 3, KCN Tân Tạo, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.HCM.

Trong đó, giá chuyển nhượng dự kiến 126 tỷ đồng (bao gồm cả thuế VAT).

Trước đó, trong tháng 11/2023, SMC thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê, vật dụng, kiến trúc trên đất tại tại SMC Bình Dương – Khu công nghiệp Đồng An, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương với diện tích 6.197 m2, giá trị bán dự kiến 49 tỷ đồng.

Kinh doanh thua lo, SMC ban them manh dat 126 ty dong
 

Được biết, trước khi liên tục có động thái bán tài sản, SMC đã thông qua Nghị quyết để duy trì hoạt động của Công ty. Theo đó, HĐQT Công ty thống nhất thông qua chủ trương thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân sự trong toàn bộ hệ thống, tiết giảm tất cả các chi phí phát sinh.

Trong đó, giao trách nhiệm cho Tổng giám đốc chỉ đạo các phòng ban liên quan, các Công ty thành viên về việc triển khai kế hoạch thu hẹp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cắt giảm nhân sự.

Có thể thấy, việc bán tài sản có thể xem là hành động cụ thể sau chủ trương thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí.

Một điểm đáng lưu ý khác, trong năm 2024, SMC thông qua kế hoạch sản lượng tiêu thụ 900.000 tấn thép các loại và lợi nhuận sau thuế dự kiến 80 tỷ đồng.

Trước đó, trong 9 tháng đầu năm 2023, SMC ghi nhận doanh thu đạt 10.574 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ và lỗ 549 tỷ đồng, theo đó lỗ lũy kế lên đến 206 tỷ đồng tại ngày 30/9/2023. 

Bên cạnh kế hoạch lãi trong năm 2024, SMC cũng dự định mua lại toàn bộ 200 trái phiếu, tương ứng giá trị 200 tỷ đồng. Lô trái phiếu này là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo, được phát hành ngày 02/08/2021 và dự kiến đáo hạn ngày 02/08/2024. Ngày dự kiến mua lại là ngày 02/02/2024.

Đọc nhiều nhất

Bảo hiểm Manulife vướng lùm xùm đang kinh doanh thế nào?

Bảo hiểm Manulife vướng lùm xùm đang kinh doanh thế nào?

Trong 2 năm 2017 và 2018, Manulife Việt Nam báo lỗ sau thuế hơn 3.000 tỷ đồng. Điều này không quá bất ngờ bởi với nguồn lực dồi dào, thành viên Manulife Financial đang theo đuổi chiến lược xâm chiếm thị phần, và bắt đầu có kết quả tích cực trong năm 2019.

Tin mới