Loài vật chỉ có ở Việt Nam: Lọt top dị nhất thế giới

Loài vật này được National Geographic đưa vào danh sách 10 phát hiện lạ lùng nhất thế giới vào năm 2012.

Vào tháng 7 năm 2009, Koichi Shibukawa, nhà khoa học đến từ Quỹ Môi trường Thiên nhiên Nagao ở Tokyo, Nhật Bản, đã phát hiện một loài vật mới khi ông đang quan sát một con kênh nhỏ của sông Hậu - một phần của hệ thống sông Cửu Long - ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam.

Trong quá trình hợp tác với các cộng sự từ Đại học Cần Thơ, bao gồm tiến sĩ Trần Đắc Định và thạc sĩ Trần Xuân Lợi, ông nhận ra rằng đây là một loài chưa từng được biết đến. Công trình nghiên cứu về loài cá mới này đã được công bố trên tạp chí khoa học Zootaxa số phát hành 3363 vào tháng 7 năm 2012.

Loai vat chi co o Viet Nam: Lot top di nhat the gioi

Công trình nghiên cứu về loài vật mới này đã được công bố trên tạp chí khoa học Zootaxa vào năm 2012. (Ảnh: VietnamNewFish)

Cá bụng đầu Cửu Long (danh pháp khoa học: Phallostethus cuulong) là loài cá vây tia thuộc họ Cá bụng đầu Phallostethidae, bộ Cá suốt được tìm thấy ở Việt Nam năm 2009 và công bố loài mới năm 2012. Chúng được xem là loài cá mặt nước khá hiếm sống tại khu vực sông Mekong ở Đông Nam Á, châu Á.

Ý nghĩa danh pháp khoa học của loài cá này có thể hiểu như sau: Tên của chi và họ cá này gốc Hy Lạp có nghĩa là dương vật (phallos) ở trên ngực (stēthos): phallos + stēth + hậu tố us = Phallostethus. Còn tên tiếng Anh priapiumfish của nhóm cá này được đặt theo tên của vị thần sinh sản Hy Lạp cổ đại, Priapus, tên loài (cuulong) được đặt theo dòng sông nơi phát hiện đầu tiên.

Loai vat chi co o Viet Nam: Lot top di nhat the gioi-Hinh-2

Độ dài tiêu chuẩn của loài cá này là 25mm. (Ảnh: Huffpost)

Chi Phallostethus hiện có 3 loài được tìm thấy. Ngoài P. cuulong, còn có P. dunckeri (C. T. Regan, 1913) ở bán đảo Mã Lai và P. lehi (Lynne R. Parenti, 1966) ở Tây Bắc đảo Borneo. Phallostethus cuulong là loài thứ 22 trong họ Cá bụng đầu được phát hiện. Và cá bụng đầu Cửu Long cũng là loài đặc hữu Việt Nam, không tồn tại nơi khác ở trên thế giới.

Độ dài tiêu chuẩn của loài cá này là 25mm.

Loài cá có cơ chế giao phối đặc biệt

Loài cá này có đặc điểm là bộ phận sinh dục ở ngay dưới cằm, sau miệng. Các cá đực có priapium, một cơ quan giống như dương vật nhưng đảo ngược và tương tự như một loại vây ngực. Cơ quan này giúp tỷ lệ thụ tinh của trứng cao, giúp ống dẫn trứng của cá cái chứa nhiều tinh trùng. Trong khi đó, bộ phận sinh dục của cá cái nằm ở bên trong miệng của chúng.

Loài cá này có cơ chế giao phối đặc biệt mà ở đó cá đực đặt phần đầu gần cá cái, tạo nên một góc khoảng 45 độ. Mặc dù chưa có ghi chép cụ thể nào về quá trình giao phối của chúng, các nhà khoa học dựa trên cấu trúc cơ thể và so sánh với các loài tương tự để suy đoán rằng chúng dùng các bộ phận giống như cưa và roi để thu hút cá cái trong thời kỳ sinh sản. Các con cá đực sẽ phát triển dương vật kéo dài từ đầu như 1 móc cưa để bám vào những con cái trong quá trình giao phối.

Loai vat chi co o Viet Nam: Lot top di nhat the gioi-Hinh-3

Loài cá này có cơ chế giao phối đặc biệt. (Ảnh: Zootaxa)

Theo đó, đây là loài cá thuộc lọt top tiến hóa dị nhất trên thế giới khi là một trong số ít loài có quá trình thụ tinh trứng diễn ra ở bên ngoài cơ thể của con cái.

Lynne Parenti, một nhà nghiên cứu từ Viện Smithsonian ở Washington DC cho biết, hiện các nhà khoa học vẫn chưa tìm được lý do tại sao priapiumfish lại có cấu tạo sinh dục đặc biệt này. Chúng thuộc về một gia đình cá gọi là Atherinomorpha – trong đó vây ngực của cá đã tiến hóa thành chức năng "vận chuyển tinh trùng", ông Parenti cho biết thêm.

Có tám mẫu P. cuulong đã được nghiên cứu, gồm năm con đực và ba con cái, với kích thước từ 20 đến 24,5mm. Kích thước các bộ phận của chúng được đo bằng phần trăm so với cơ thể, bao gồm: chiều dài đầu từ 22,1% đến 24,1%, chiều dài miệng từ 7,5% đến 8,5%, đường kính mắt từ 6,7% đến 7,3%, chiều rộng interorbital từ 3,3% đến 5,2%, chiều dài hàm từ 8,0% đến 9,4%, chiều dài predorsal từ 78,0% đến 82,6%, chiều dài trước hậu môn từ 46,4% đến 48,7%, và phần cơ thể dày nhất từ 15% đến 18,7%.

Rùng mình loài cá 'ma cà rồng' khét tiếng sông Amazon

Loài cá ma cà rồng này luồn lách vào mang của những con cá lớn hơn và bám chặt bằng hàm răng chắc khỏe để hút máu.

Rung minh loai ca 'ma ca rong' khet tieng song Amazon
Lưu vực sông Amazon là nơi cư ngụ của loài cá hút máu nổi tiếng - candiru, hay còn gọi là cá ma cà rồng. Loài cá này không chỉ hút máu mà còn sử dụng cơ thể vật chủ làm phương tiện di chuyển hoặc để bảo vệ khỏi kẻ săn mồi. (Ảnh: Wikipedia) 

Làm thế nào cá lấy oxy từ nước nhanh như vậy?

Trong nước có lượng oxy ít ỏi, thế nhưng cá lại có khả năng hấp thụ khoảng 75% oxy đi qua chúng; gấp đôi tỷ lệ oxy mà phổi của chúng ta chiết xuất từ ​​​hơi thở không khí.

Cá có thể thở theo nhiều cách khác nhau, nhưng phổ biến nhất là thông qua việc sử dụng mang. Các cơ quan phân nhánh này thường có bốn cặp, tất cả đều được bao bọc trong khoang mang. Các khoang này được bảo vệ bởi nắp mang, hay còn gọi là nắp mang, đóng vai trò thiết yếu đối với quá trình thở dưới nước như chính mang.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.