Loại quả nấu đủ món ngon, chữa nhiều căn bệnh

Đậu bắp xuất hiện khá phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Tuy vậy, không phải ai cũng biết công dụng của loại thực phẩm này, nhất là với người bị bệnh đường ruột, xương khớp hoặc cao huyết áp.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3 chia sẻ về các tác dụng của đậu bắp: 

Đậu bắp được trồng khắp các vùng Việt Nam, là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày, có thể chế biến đa dạng từ luộc, xào, nấu canh chua... Đây cũng là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, nhiều lợi ích cho sức khỏe. Quả, hạt và rễ của đậu bắp còn được phơi khô để dùng làm thuốc.

Về thành phần, quả đậu bắp tươi giàu chất nhầy, carbohydrate (tinh bột, đường, palmatin, stearin), protein, flavonoid, scopoletin và các vitamin như A, B1, B2, B3, B9; vitamin C, E, K, các khoáng chất canxi, sắt, kẽm, kali, magie.

Lá chứa các khoáng chất, tannin, chất nhầy và giàu các dẫn xuất flavonoid. Rễ chứa polysaccharide, carbohydrate, dầu, chất nhầy, flavonoid và một số thành phần tác dụng chống oxy hóa. 

Về tác dụng với sức khỏe, đậu bắp được dùng để điều trị bệnh lỵ, tiêu chảy trong viêm đường ruột cấp tính và kích thích dạ dày, ruột. Quả đậu bắp chứa nhiều chất xơ và chất nhầy có tác dụng nhuận tràng nhẹ, giúp hỗ trợ tiêu hoá.

Các thành phần khác nhau của cây đậu bắp có tác động chống oxy hoá và bảo vệ gan. Ví dụ, thành phần có hoạt tính chống oxy hoá trong hạt là procycanidin B2, procyanidin B1 và rutin; trong hoa, quả, lá có polyphenol, flavonoid.

Loai qua nau du mon ngon, chua nhieu can benh

Đậu bắp có nhiều tác dụng với sức khỏe. Ảnh: Pixabay.

Tác động hạ đường huyết và lipid máu của đậu bắp được chứng minh qua rất nhiều nghiên cứu (nhất là đối với vỏ quả và lá). Trái đậu bắp làm giảm đường huyết sau ăn, giảm HbA1c và cải thiện lipid máu. Cơ chế làm hạ đường huyết là do kích thích tổng hợp glycogen ở gan, chậm hấp thu glucose ở ruột do ức chế men alpha glucosidase, kích thích tái sinh tế bào beta tụy.

Đậu bắp giảm huyết áp bằng cơ chế lợi tiểu kèm ức chế men chuyển (giống với cơ chế thuốc hạ huyết áp). Ngoài ra, thực phẩm này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở những người có biến đổi H63D trong gene, giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hoá thần kinh khác liên quan đến stress, tốt cho xương khớp.  

Về cơ bản, đậu bắp lành tính và không độc, có thể sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, do tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết và huyết áp rất hiệu quả nên người bệnh đái tháo đường, cao huyết áp cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi ăn nhiều đậu bắp.

Lưu ý, nên chế biến đậu bắp ở nhiệt độ vừa phải để giữ lại giá trị dinh dưỡng. Người bị lạnh bụng, tiêu chảy không nên dùng loại rau này.

Đậu bắp rất tốt cho sức khỏe, nhưng đại kỵ với những người sau

Ăn đậu bắp có thể giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ trị tiểu đường, chống ung thư…Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được đậu bắp và là đại kỵ với một số người mắc các bệnh lý sau đây.

Ăn đậu bắp có thể giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ trị tiểu đường, chống ung thư…Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được đậu bắp và là ” đại kỵ” với một số người mắc các bệnh lý sau đây.

Đậu bắp còn có nhiều tên gọi khác như mướp tây, bông vàng, bắp chà hay thảo cà phê, okra (Anh), có tên khoa học cũ gọi là Hibicus enculentus L. (Albelmoschus enculentus Wight et Arn) thuộc họ Đông (Malvaceae). Là loại cây có nguồn gốc từ Tây Phi, có khả năng chịu đựng được nóng bức và khô hạn tốt, được gieo trồng ở những vùng nhiệt đới hay ôn đới, thấy phổ biến tại miền Nam Hoa Kỳ. Ở nước ta, đậu bắp được trồng ở nhiều nơi nhưng tập trung ở các tỉnh phía Nam.

Loại rau nhiều người ghét ăn vì nhớt, hóa ra là "nhân sâm xanh"

Đậu bắp có kết cấu nhớt dính nên khộng được nhiều người yêu thích nhưng nó là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt với phụ nữ.

Đậu bắp thường được trồng ở vùng khí hậu nhiệt đới và ấm áp, chẳng hạn như ở Châu Phi và Nam Á. Đậu bắp rất bổ dưỡng nhưng hương vị không được nhiều người yêu thích vì có độ nhớt dính cao, thậm chí còn nhớt hơn rau mồng tơi rất quen thuộc với người Việt.

Tuy không dễ ăn nhưng đậu bắp lại có những công dụng cực tốt cho sức khỏe, đặc biệt phụ nữ nếu không ăn sẽ rất lãng phí. Đặc biệt đậu bắp không chỉ có thể chiên, xào, nướng... mà còn có thể pha thành nước đậu bắp giúp cải thiện "chuyện ấy" của chị em.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.