Loại quả giàu chất xơ, giúp hạ đường huyết: F0 dùng để chữa ho

Không chỉ giàu chất xơ, quả lê còn có chỉ số đường huyết thấp. Ăn lê giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Với chỉ số đường huyết chỉ khoảng 20-49, lê trở thành loại quả có chỉ số GI thấp. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các sắc tố tạo nên màu sắc của quả lê được gọi là anthocyanins có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, quả lê có vị chua ngọt, tính lương, đi vào phế và vị, có tác dụng sinh tân, nhuận táo, thanh nhiệt, hóa đàm.

Lê được sử dụng cho những trường hợp bị đàm nhiệt, âm hư như ho khan, khái huyết, sốt nóng, kích ứng vật vã, mất nước khát nước, người đái tháo đường, ho, sốt, nôn nấc, táo bón.

Ngoài công dụng hạ đường huyết, ăn lê trong mùa dịch Covid-19 kéo dài còn đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe như tăng cường miễn dịch, chữa ho, trị đờm cực tốt.

Loai qua giau chat xo, giup ha duong huyet: F0 dung de chua ho

Giảm cholesterol, tăng cường đề kháng

Lê tươi đem rửa sạch, gọt vỏ rồi ép lấy nước uống giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng rất tốt. Trong lê chứa pectin có vai trò quan trọng trong việc làm giảm các cholesterol trong cơ thể.

Phòng chữa chứng hay mệt mỏi, sưng đau họng, lợi, lưỡi, đi tiểu vàng, táo bón, mắt sưng đỏ, phòng chữa bệnh tăng huyết áp thể can thượng cang hoặc hỏa thượng viêm

Cách đơn giản là hãy ăn lê như một loại quả tráng miệng. Nếu bạn không muốn ăn bạn có thể làm nước ép lê để thưởng thức cũng rất tốt.

Hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Vì lê có chứa glutathione, là một chất chống oxy hóa giúp bạn duy trì mức huyết áp ổn định. Vì vậy, bệnh nhân cao huyết áp nên thường xuyên ăn lê để huyết áp được ổn định.

Giảm sốt

Trong nhiều trường hợp, thay vì vội vàng dùng thuốc hạ sốt bạn có thể dùng nước ép quả lê để uống. Nước ép lê giúp cơ thể được làm mát hiệu quả từ trong ra ngoài.

Chữa ho hiệu quả

Có nhiều cách khác nhau để chữa ho bằng quả lê chẳng hạn như lê hấp đường phèn, lê ninh nhừ trộn mật ong, lê hấp gừng,… Những cách này hiệu quả với cả trẻ nhỏ và người lớn bị ho kéo dài. Để biết liều lượng cụ thể cho từng đối tượng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y.

Tiêu đờm, thông đại tiện

Nước lê, nước củ ấu, nước rễ cỏ tranh, nước ngó sen, nước đại mạch. Nấu lên uống nóng hoặc nguội đều được.

Một số lưu ý khi dùng lê để hạ đường huyết, chữa bệnh

- Tùy từng trường hợp sẽ có cách chữa và liều lượng cụ thể, nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cách chữa bệnh từ quả lê.

- Bài thuốc trị ho từ quả lê không dành cho trẻ dưới 1 tuổi.

- Quả lê có tính hàn nên người bị bệnh đau bụng lạnh, đi lỏng không nên dùng.

- Không ăn lê dập nát để tránh mắc bệnh đường ruột.

- Mặc dù quả lê có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng quá nhiều và cùng một số thực phẩm khác có thể gây ngộ độc. Một số loại thực phẩm không nên ăn cùng quả lê gồm: thịt ngỗng, củ cải, rau dền.

- Trong một số trường hợp hiếm, lê có thể gây dị ứng ở miệng hoặc khó chịu khi ăn.

Uống “nước thần” này chữa đường huyết, người đàn ông suýt gặp họa

(Kiến Thức) - Lá dâu tằm có mùi thơm nhẹ, giàu giá trị dinh dưỡng. Một số người ngâm làm nước uống với niềm tin rằng nước lá dâu tằm sẽ giúp làm hạ đường huyết, chẳng khác nào "thuốc thần". 

Uong “nuoc than” nay chua duong huyet, nguoi dan ong suyt gap hoa
 Có một số thông tin cho rằng uống nước lá dâu tằm có thể giúp hạ đường huyết. Tuy nhiên, thực tế khi một số bệnh nhân bị đường huyết tự ý ngưng thuốc và chuyển sang uống nước lá dâu tằm thì không những không hạ được chỉ số đường trong máu mà còn khiến chỉ số này tăng cao hơn. (Ảnh minh họa)

Ở Việt Nam có loại rau giúp hạ đường huyết, chữa mỡ máu cao cực tốt

Loại rau này hầu như ai cũng biết và xuất hiện trong nhiều mâm cơm của các gia đình. Tuy nhiên phần lớn mọi người đều chưa biết đến công dụng của nó.

Trong rau cần tây có chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Nhờ vậy, loại rau này có khả năng phòng chống một số bệnh nguy hiểm như chứng huyết áp cao, mỡ máu.

Trong 100g cần tây có chứa đến 6,3% protein; 0,6% lipid; 2,1% chất khoáng tố vi lượng (như: calcium, photpho, sắt). Nhờ lượng canxi, sắt, photpho dồi dào cũng như giàu protid gấp đôi các loại rau khác nên cần tây có tác dụng rất tốt trong việc điều trị chứng huyết áp cao. Chúng cũng chứa nhiều acid amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, vitamin nên giúp xúc tiến tuần hoàn máu, vừa tăng cường khả năng miễn dịch, vừa tăng cảm giác thèm ăn và bổ não.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.