Loài nhện có nọc độc gấp 15 lần rắn đuôi chuông

Nhện góa phụ đen (có tên khoa học là: Latrodectus Mactans) sinh sống nhiều nhất tại phía Nam nước Mỹ nhưng có thể bắt gặp chúng ở khắp nơi phía Tây bán cầu.

Nhện góa phụ đen là một loài vô cùng nguy hiểm, nọc độc của chúng độc gấp 15 lần rắn đuôi chuông. Tuy nhiên những nạn nhân hiếm khi gặp phải nguy hiểm đến tính mạng. Cái chết được báo cáo gần đây nhất do nhện góa phụ đen gây ra là vào năm 1983.
Được biết, khoảng 3% đến 6% dân số loài người có một nỗi sợ phi lý về nhện nói chung. Nỗi sợ hãi này được gọi là "chứng sợ nhện", nó gây ra rất nhiều lo lắng và đau khổ cho các nạn nhân.
Hầu hết mọi người tin rằng nhện góa phụ đen hung dữ và chủ động tấn công con người. Trên thực tế, chúng sống rất khép kín và không cắn trừ khi bị quấy rầy.
Loai nhen co noc doc gap 15 lan ran duoi chuong
Ở loài này, con cái chiếm ưu thế tuyệt đối về kích thước cũng như trọng lượng cơ thể, "phái yếu" có thế to gấp 2-3 lần phái mạnh, nên chúng dễ dàng kết liễu con đực sau khi giao phối Nọc độc của góa phụ đen cực kỳ nguy hiểm, mạnh gấp 15 lần rắn đuôi chuông. Chất độc latrotoxin từ vết cắn của chúng là chất đầu độc thần kinh tương đối mạnh, gây ra nôn mửa, khó thở, mê sảng, liệt bán phần và cả co giật.
Nọc độc của loài nhện này khá mạnh và chứa "latrotoxin", một chất ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Trong những trường hợp cực đoan, vết cắn của nhện góa phụ đen có thể dẫn đến tình trạng gọi là "latrodecism" - tình trạng khiến cho cơ thể cảm thấy rất đau đớn, khó chịu và suy nhược.
Tùy thuộc vào lượng nọc độc đã xâm nhập vào cơ thể và tình trạng sức khỏe hiện tại của nạn nhân có các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng phổ biến bao gồm sưng ở vùng bị ảnh hưởng, cứng cơ, chuột rút, buồn nôn, nôn, đau bụng, ngứa, phát ban, khó thở, đổ mồ hôi nhiều và suy nhược.
Một số người nạn nhân của nhện góa phụ đen sẽ trải qua các triệu chứng này ngay sau khi bị cắn, nhưng những người khác bắt đầu trải qua chúng trong vòng vài giờ sau khi bị cắn.
Loai nhen co noc doc gap 15 lan ran duoi chuong-Hinh-2
Các chất độc hại nhất của latrotoxins là alpha-latrotoxin thứ gây áp đảo hệ thống thần kinh của các nạn nhân. Nếu bạn bị cắn bởi một góa phụ đen, alpha-latrotoxin sẽ di chuyển đến các vùng trước khớp thần kinh của tế bào thần kinh. Đây là điểm gặp nhau giữa các khớp thần kinh của một tế bào thần kinh và tế bào cơ bắp hay tế bào thần kinh khác, và chèn nó vào trong lớp màng.
Nếu chẳng may bị nhện góa phụ đen cắn thì bạn cũng không cần quá hoảng sợ. Như đã đề cập, vết cắn của nó có thể gây ra những đau đớn nhưng không gây tử vong.
Đầu tiên bạn nên làm sạch khu vực bị ảnh hưởng bằng xà phòng và nước. Giữ một túi nước đá trên vết thương. Điều này sẽ làm chậm quá trình hấp thụ nọc độc trong cơ thể. Nếu có thể, hãy giết con nhện và cất nó trong túi nhựa hoặc lọ để đưa cho bác sĩ nhận dạng.
Trong hầu hết các trường hợp, nạn nhân của nhện góa phụ đen sẽ hồi phục trong vòng một tuần đến mười ngày. Bác sĩ thường kê cho nạn nhân những loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và thuốc giãn cơ.
Các nạn nhân bị các vấn đề về tim hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác sẽ phải nhập viện như một biện pháp phòng ngừa. Họ sẽ được theo dõi để tiến hành điều trị ngay lập tức trong trường hợp phát triển các biến chứng.
Loai nhen co noc doc gap 15 lan ran duoi chuong-Hinh-3
Dù cực kỳ nguy hại đối với con người tuy nhiên, cú cắn của góa phụ đen hiếm khi gây chết người nếu vết thương của họ được điều trị y tế kịp thời. Chỉ có chưa đến 1% số người bị cắn tử vong. Dù vậy, đừng bao giờ chủ quan khi bạn vô tình gặp loài này.
Nhện góa phụ đen thích những khu vực tối và chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Chúng thường được tìm thấy dưới các khúc gỗ, đá, lá, cọc, đống đổ nát, gốc cây rỗng, hang, nhà kho, nhà để xe, tầng hầm, gác xép và các kẽ hở khác.
Một số cá thể nhện góa phụ đen cái ăn thịt con đực sau khi giao phối. Đó là lý do tại sao loài nhện này có từ "góa phụ" gắn liền với cái tên thường được biết đến của nó.
Tuy nhiên, các nghiên cứu tiết lộ rằng đây là một ngoại lệ, không phải tất cả các con nhện cái đều thể hiện hành vi này. Bằng chứng về việc ăn thịt đồng loại đã được tìm thấy trong các phòng thí nghiệm nơi những con đực không thể trốn thoát.
Ngoài ra, những con nhện đực thường đảm bảo an toàn cho chúng bằng cách cảm nhận các chất hóa học trong mạng nhện giúp chúng xác định xem con cái đã ăn chưa để chúng không trở thành con mồi của nhện cái.
Sau khi giao phối, nhện cái tạo ra những túi trứng mỏng như giấy chứa khoảng 250 đến 700 quả trứng. Trong khi con cái trưởng thành trong 90 ngày và sống được khoảng 6 tháng thì con đực trưởng thành trong 70 ngày và sau đó chỉ sống được khoảng một tháng.
Loai nhen co noc doc gap 15 lan ran duoi chuong-Hinh-4
Theo ấn bản được xuất bản trong tạp chí Times của Ấn Độ, nhà nghiên cứu tại Đại học Hamburg, Đức phát hiện ra rằng con nhện đực hy sinh để mang lại sức khỏe tốt cho các con của mình. Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến không đồng tình với quan điểm này và cho rằng đây đơn thuần là vì tập tính có phần tàn nhẫn của con cái.
Thông thường vết cắn của nhện cái sẽ gây ra nhiều đau đớn cho nạn nhân hơn là nhện đực. Điều này là do nhện cái có tuyến nọc độc lớn, do đó vết cắn của chúng gây ra rất nhiều đau đớn và khó chịu cho con người.
Hai loài nhện góa phụ đen phổ biến nhất được tìm thấy ở Hoa Kỳ là góa phụ đen phía bắc và góa phụ đen phía nam. Nhện góa phụ đen phương bắc có một hàng đốm đỏ ở mặt trên của bụng và hai vạch ngang màu vàng hoặc trắng ở mặt dưới. Mặt khác, nhện góa phụ đen phương nam có phần bụng hình quả cầu, màu đen, sáng bóng với một vạch đồng hồ cát màu đỏ ở mặt dưới.
Nhện góa phụ đen có một loạt lông ngắn ở đoạn cuối của cặp chân thứ tư giống như răng lược. Vì điều này, chúng còn được gọi là nhện “chân lược”.

Rùng mình loài nhện kịch độc đi lang thang cắn chết người

Nhện lang thang được cho là rất độc. Nọc độc của loài nhện này có thể khiến người trưởng thành tử vong chỉ vài phút sau khi bị cắn.

Rung minh loai nhen kich doc di lang thang can chet nguoi

Theo BBC, nhện Phoneutria (nhện lang thang) được xem là “kẻ giết người”. Nó được đánh giá là loài nhện có nọc độc nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay. Vết cắn nhỏ của loài nhện Brazil này cũng có thể hạ gục một người trưởng thành chỉ trong vài phút. Loài nhện trên có 8 loài và hầu hết đều sống ở Brazil. Một số loài có thể tìm thấy ở khu vực châu Mỹ La Tinh, từ Costa Rica đến Argentina. Trong ấn bản sách Kỷ lục Guinness năm 2012, loài nhện này được xếp độc nhất thế giới.

Rung minh loai nhen kich doc di lang thang can chet nguoi-Hinh-2

Loài nhện độc này được gắn với tên lang thang vi thói quen săn mồi của chúng. Không giống như nhiều loài nhện khác là sử dụng mạng nhện và đợi để bẫy con mồi, những con nhện lang thang Brazil đi săn trên mặt đất, chủ động tìm kiếm và tấn công con mồi.

Sởn gai ốc với những loài nhện kỳ dị nhất quả đất (1)

Là nỗi ám ảnh của nhiều người, loài nhện là những kẻ săn mồi lão luyện với cú cắn chết chóc bằng cặp nanh có độc và khả năng bẫy mồi bằng tơ đặc dị. Nhiều loài nhện có hình thù và tập tính rất lạ lùng.

Son gai oc voi nhung loai nhen ky di nhat qua dat (1)
Nhện gai hình cua (Gasteracantha cancriformis) dài 2-9 mm, là một loài nhện có gai tự vệ phân bố ở miền Nam nước Mỹ và khu vực Caribbean. Loài nhện này chăng mạng theo các vòng tròn đồng tâm. Chúng có màu sắc và kiểu gai đa dạng.
Son gai oc voi nhung loai nhen ky di nhat qua dat (1)-Hinh-2
Nhện cua hoàng hoa (Misumena vatia) dài 3-11 mm, phân bố rộng ở Bắc bán cầu. Con cái của loài nhện này có thể thay đổi màu sắc cơ thể từ trắng sang vàng để ngụy trang trong các bông hoa, nơi chúng phục kích những con côn trùng nhỏ đến hút mật.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.