Loài nấm nhìn hiền khô nhưng ăn thịt và săn mồi tàn bạo

Bề ngoài, nấm sò chẳng có vẻ gì là nguy hiểm cả. Nó còn là một loài nấm ăn được nữa. Tuy nhiên, ẩn sau dáng vẻ hiền lành ấy lại là một thợ săn mồi khôn ngoan và tàn bạo bậc nhất thế giới tự nhiên.

Địa bàn yêu thích của nấm sò - hay còn gọi là nấm Bào ngư (Pleurotus ostreatus) là các khúc gỗ mục hoặc cây gỗ chết. Tuy nhiên, nó không phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng nghèo nàn của các thân cây khô này, mà nhắm vào một nguồn thức ăn hết sức sống động theo đúng nghĩa đen khác.

Loai nam nhin hien kho nhung an thit va san moi tan bao

Nấm sò. 

Thọc sợi nấm vào miệng con mồi, "ăn" chúng từ trong ra ngoài

Ngay dưới chân của nấm sò, trên bề mặt khúc gỗ mục ẩm ướt là đầy rẫy các loài giun siêu nhỏ ,được gọi chung là giun tròn hoặc tuyến trùng (Nematoda). Dù nấm sò mang dáng dấp hiền khô, nhưng thực chất, nó lại là "gã đao phủ" giết mổ không gớm tay với mớ tuyến trùng trong cùng môi trường sống.

Để dẫn dụ, nấm sò mọc ra những sợi tơ có hóa chất quyến rũ tuyến trùng. Lũ giun tròn ngây thơ tưởng bở mò đến kiếm chác liền bị tơ nấm sò quấn lấy. Trên các sợi tơ của nấm Sò cũng có một độc tố gây tê liệt. Dính phải chất độc này, đám giun tròn lập tức bất động.

Loai nam nhin hien kho nhung an thit va san moi tan bao-Hinh-2

Tơ nấm sò bắt giun tròn. 

Để "ăn" được tuyến trùng, nấm sò luồn các sợi tơ vào miệng của chúng, sau đó giải phóng protein có tác dụng phân hủy. Cuối cùng, nó chỉ việc thong thả nhấm nháp cơ thể con mồi từ bên trong ra đến tận bên ngoài.

Chính nhờ đám giun tròn béo mập ấy mà nấm sò mới mỗi ngày một "phát phì", chứa đầy chất nitơ (đạm).

Không phải cách săn mồi bình thường

Vốn dĩ, nấm là một trong những thức ăn quen thuộc. Đối với người ăn chay, nó khá quan trọng vì là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, kể từ khi biết được nấm sò là loài "ăn thịt", người ta cũng bắt đầu đặt ra nghi vấn: Liệu nó có còn thích hợp để làm món chay?

Nhưng tạm gác lại vấn đề này. Cái gây sửng sốt hơn cả là loại protein mà nấm sò dùng để tiêu hóa giun tròn: Pleurotolysin.

"Pleurotolysin không phải là loại protein bình thường" - tờ New Scientist cho biết. "Nó thuộc về nhóm protein tan được trong nước, tấn công bằng cách đục thủng màng tế bào".

Cũng theo phân tích thì các nguyên tử của Pleurotolysin có thể gắn kết lại với nhau như những mảnh Lego vậy. Chúng liên kết mỗi 13 nguyên tử thành một vòng tròn phân tử Pleurotolysin.

Khi một vòng tròn phân tử hình thành, nó sẽ đục lỗ qua màng tế bào hệt như chúng ta dùng khuôn tạo hình bánh quy mà cắt qua miếng bột bánh vậy. Nhưng "chiếc khuôn" này chỉ rộng có 8 nanomet mà thôi. Và nếu chỉ 1 lỗ là chưa đủ để khai tử một tế bào, vậy thì các phân tử Pleurotolysin "sát thủ" khác sẽ lại xông tới, tiếp tục tấn công cho đến lúc hoàn toàn diệt gọn tế bào.

Mở ra hy vọng tiêu diệt tuyến trùng gây hại cho nhân loại

Y học cũng có một protein phân hủy tế bào tương tự như Pleurotolysin là Perforin, tạo ra nhờ mã hóa gene PRF1 và gene Prf1 ở chuột. Nếu tìm ra được cách điều khiển chính xác, thì rất có thể các bác sĩ sẽ khiến cho Perforin biết lựa chọn tìm diệt các tế bào gây bệnh, trong khi bỏ qua các tế bào bình thường.

Loai nam nhin hien kho nhung an thit va san moi tan bao-Hinh-3

Hiện tại, các nhà khoa học chưa tìm ra cách khống chế Perforin như nấm Sò tự quản Pleurotolysin. 

Chỉ có điều, nói thì dễ chứ làm lại khó. Hiện tại, y học mới chỉ thấy được tiềm năng thôi, chứ chưa tìm ra cách khống chế Perforin như nấm Sò tự quản Pleurotolysin.

Được biết, có đến quá nửa các loài giun tròn đã được khoa học phát hiện và miêu tả là giun ký sinh, bao gồm 16.000/28.000 loài. Song con số 28.000 loài này lại vẫn chưa phải là tổng số các loại tuyến trùng. Theo ước tính của các nhà khoa học, phải có tới 1 triệu loài giun tròn khác nhau. Chúng sống ở mọi nơi trên Trái đất, ký sinh trên cả động thực vật lẫn con người.

Loai nam nhin hien kho nhung an thit va san moi tan bao-Hinh-4
Có đến hàng triệu loài giun tròn chưa được biết đến trên Trái đất. 

Nấm thánh siêu khủng cao 1m gây “sốt xình xịch“

(Kiến Thức) - Sau khi thông tin về địa điểm tìm thấy cây nấm khổng lồ được tiết lộ, nhiều người đổ xô đến và tìm cách chụp ảnh với cây nấm khủng. 

Mới đây, tại khu vực hoang dã thuộc xã Kim Nguyên, trấn Đằng Việt, huyện Đằng Xung, thị Bảo Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, ông Lưu Định Sinh, một thôn dân trong lúc đi rừng đã vô tình phát hiện một cây nấm khổng lồ có hình dáng vô cùng đặc biệt.
Sau khi đo đạc cẩn thận được biết, cây nấm có chiều cao 94,3cm, mũ nấm có đường kính lên tới 34cm, dày 3,8cm, thân nấm có đường kính là 17,2cm, tổng trọng lượng ước tính khoảng 50kg.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng... chóp nấm nở bung ra trông như một “tấm mạng che mặt” của những mỹ nhân thời xưa.

Ky la loai nam “che mat” nhu my nhan, quy hiem nhat Viet Nam
 Nấm Tâm Trúc có tên khoa học là Dictyophora indusiata. Loài nấm này còn có tên gọi khác là nấm nữ hoàng. Ảnh staticflickr.
Ky la loai nam “che mat” nhu my nhan, quy hiem nhat Viet Nam-Hinh-2
 Nấm Tâm Trúc khi trưởng thành có phần chóp nấm nở bung ra trông như một “tấm mạng che mặt” của những mỹ nhân thời xưa. Ảnh staticflickr.
Ky la loai nam “che mat” nhu my nhan, quy hiem nhat Viet Nam-Hinh-3
 Đặc biệt, phần chóp của nấm Tâm Trúc là vị trí có mùi hôi thối thu hút các loại côn trùng như ruồi, muỗi đậu. Ảnh google.
Ky la loai nam “che mat” nhu my nhan, quy hiem nhat Viet Nam-Hinh-4
 Nấm Tâm Trúc được xem là một loại thực phẩm cao cấp. Chiết xuất từ loài nấm này có khả năng phòng ngừa và điều trị rất nhiều bệnh như ung thư vú, chữa bệnh gout... Ảnh wikimedia.
Ky la loai nam “che mat” nhu my nhan, quy hiem nhat Viet Nam-Hinh-5
 Trên thế giới, nấm Tâm Trúc được tìm thấy trong tự nhiên ở các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, và một số quốc gia ở khu vực Châu Á. Ảnh pinimg.
Ky la loai nam “che mat” nhu my nhan, quy hiem nhat Viet Nam-Hinh-6
 Ở nước ta, nấm Tâm Trúc được tìm thấy ở bờ ruộng, bờ tre, hoặc bờ sông. Ảnh imgur.
Ky la loai nam “che mat” nhu my nhan, quy hiem nhat Viet Nam-Hinh-7
 Cụ thể, nấm Tâm Trúc được phát hiện mọc hoang tại tỉnh Long An từ năm 2004. Ảnh chalitwong.
Ky la loai nam “che mat” nhu my nhan, quy hiem nhat Viet Nam-Hinh-8
Trung Quốc là quốc gia sản xuất nấm Tâm Trúc lớn nhất thế giới hiện nay dưới dạng sấy khô. Ảnh nahuby. 

Mời quý vị xem video: Chiêm ngưỡng cây cao nhất thế giới

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.