Loài chuồn chuồn kim mới ở Gia Lai có gì thú vị?

Các nhà khoa học Việt Nam vừa công bố loài chuồn chuồn mới ở xã Đắk Roong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

Loài này được phát hiện trong quá trình thực hiện nghiên cứu điều tra về đa dạng các loài côn trùng ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh của các nhà nghiên cứu côn trùng Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) và Viện Sinh thái học miền Nam (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

Đó là loài thuộc nhóm chuồn chuồn đặc hữu của Tây Nguyên bao gồm các loài mà con đực có đốm phấn màu trắng đục ở phần ngực.

Loai chuon chuon kim moi o Gia Lai co gi thu vi?

Hình ảnh con cái Coeliccia schorri. (Ảnh: Phan Quốc Toản). 

Loài mới này có tên khoa học là Coeliccia schorri, được đặt tên theo nhà côn trùng học người Đức Martin Schorr để trân trọng sự giúp đỡ của ông đối với các nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam. Đây mới chỉ là loài thứ 5 trong nhóm này được công bố ở Tây Nguyên.

Chuồn chuồn có thân hình màu đen với các vạch màu xanh dương ở phần đầu, vạch màu vàng ở phần ngực; đặc biệt các đốt bụng cuối của con đực có màu xanh dương rất đẹp, phần ngực trước của con cái có một cái gai lớn.

Đây là những đặc điểm cấu tạo đặc trưng giúp phân biệt loài Coeliccia schorri với tất cả các loài khác trong nhóm chuồn chuồn kim có phấn trắng ở ngực ở khu vực Tây Nguyên.

Loai chuon chuon kim moi o Gia Lai co gi thu vi?-Hinh-2

Hình ảnh con đực Coeliccia schorri. (Ảnh: Phan Quốc Toản). 

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh thuộc tỉnh Gia Lai được đánh giá là một trong những Vườn quốc gia lớn và có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao, không chỉ của khu vực Tây Nguyên mà còn của cả nước.

Là một trong 4 Vườn quốc gia ở Việt Nam được công nhận là “Vườn di sản Asean”, nơi đây là ngôi nhà của hàng trăm nghìn loài động thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế và bảo tồn cao.

Chuồn chuồn sinh ra ở đâu?

(Kiến Thức) - Chuồn chuồn sinh ra trên mặt nước. Khi chưa lột xác lên cạn, chúng sống khá lâu dưới nước hàng năm, mãi mới trưởng thành chú chuồn chuồn nhỏ xíu...

Hỏi: Nghĩa của từ “chuồn chuồn đạp nước” là gì? Chuồn chuồn sinh ra ở đâu? - Hoàng Hằng (Hà Nội).
Chuon chuon sinh ra o dau?
 

Khám phá về sát thủ trong thế giới động vật, quen thuộc ở VN

(Kiến Thức) - Chuồn chuồn là loài côn trùng quen thuộc ở Việt Nam với số lượng hơn 500 loài khác nhau.
 

Ở Việt Nam hiện có khoảng 500 loài chuồn chuồn khác nhau, phần lớn là các loài có ích. (Nguồn Cadao)
 Ở Việt Nam hiện có khoảng 500 loài chuồn chuồn khác nhau, phần lớn là các loài có ích. (Nguồn Cadao)
Chuồn chuồn có những chiếc cánh thô ráp chứa những chiếc bẫy vi khuẩn. Một khi vi khuẩn bị rơi vào cánh chuồn chuồn thì nó không thể sống được. (Nguồn Hatru)

Chuồn chuồn có những chiếc cánh thô ráp chứa những chiếc bẫy vi khuẩn. Một khi vi khuẩn bị rơi vào cánh chuồn chuồn thì nó không thể sống được. (Nguồn Hatru) 

Đôi mắt chuồn chuồn được ghép bởi 300.000 vật kính trong mỗi con mắt, giúp tầm nhìn của nó lên đến 360 độ. Vì vậy mà chuồn chuồn có thể nhìn thấy bất kỳ vật gì ở bất cứ góc độ nào. (Nguồn Vanvat)
 Đôi mắt chuồn chuồn được ghép bởi 300.000 vật kính trong mỗi con mắt, giúp tầm nhìn của nó lên đến 360 độ. Vì vậy mà chuồn chuồn có thể nhìn thấy bất kỳ vật gì ở bất cứ góc độ nào. (Nguồn Vanvat)
Chuồn chuồn là loài côn trùng thông minh. Chúng biết “tính toán” để săn mồi, do đó mà tỷ lệ săn mồi thành công của chuồn chuồn lên tới 95%, cao hơn cả cá mập và sư tử. (Nguồn Fanpop)
 Chuồn chuồn là loài côn trùng thông minh. Chúng biết “tính toán” để săn mồi, do đó mà tỷ lệ săn mồi thành công của chuồn chuồn lên tới 95%, cao hơn cả cá mập và sư tử. (Nguồn Fanpop)
Ấu trùng chuồn chuồn sống ở dưới nước và săn các côn trùng nhỏ và ấu trùng khác để ăn. Ấu trùng chuồn chuồn thậm chí còn săn cả cá bảy màu và nòng nọc. (Nguồn Khoahoc)
 Ấu trùng chuồn chuồn sống ở dưới nước và săn các côn trùng nhỏ và ấu trùng khác để ăn. Ấu trùng chuồn chuồn thậm chí còn săn cả cá bảy màu và nòng nọc. (Nguồn Khoahoc)
Chuồn chuồn cái thường "quan hệ" với nhiều chuồn chuồn đực khác. Chúng có thể quan hệ khi vẫn đang bay. (Nguồn Fanpop)
 Chuồn chuồn cái thường "quan hệ" với nhiều chuồn chuồn đực khác. Chúng có thể quan hệ khi vẫn đang bay. (Nguồn Fanpop)
Đặc biệt, những con chuồn chuồn cái thuộc giống Aeshna Juncea thậm chí còn có hành vi giả chết để tránh bạn tình hung hãn. (Nguồn Fanpop)
 Đặc biệt, những con chuồn chuồn cái thuộc giống Aeshna Juncea thậm chí còn có hành vi giả chết để tránh bạn tình hung hãn. (Nguồn Fanpop)
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật trở nên hung hãn

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.