Loài cây "hồi sinh" khiến các nhà khoa học đau đầu

Bí mật của loài cỏ khô xơ xác trong lúc hạn hán bất ngờ trở nên xanh tốt khi mưa xuống đã khiến các nhà khoa học đau đầu nhiều năm qua.

Mời quý độc giả xem video: Cây quýt cổ thụ trăm tuổi giá hàng trăm triệu ở Nghệ An (Nguồn VTC14)
Ở Úc có một loài cỏ khô khá đặc biệt. Khi hạn hán, chúng khô héo xơ xác như đã chết nhưng khi sang mùa mưa, chúng lại sống lại và xanh tốt như thường. Sau nhiều năm nghiên cứu, cuối cùng các nhà khoa học tin rằng họ đã tìm ra bí ẩn đó.
Sự sống của cây vô cùng kỳ diệu. Một số loài đáng chú ý khi nó có thể tồn tại được trên sa mạc mà không cần tới nước trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Chúng từ từ biến thành những cái cây khô héo cho đến khi được cung cấp một ít nước. Kỳ lạ là chỉ với chút nước, chúng sẽ lại trở nên xanh tươi như cũ chỉ sau vài giờ đến vài ngày.
Nhưng làm thế nào để những thực vật ấy có thể tạo ra được sự kì diệu này? Các nhà khoa học Australia bắt đầu tiến hành những nghiên cứu về một loài cỏ bản địa có tên khoa học là Tripogon loliiformis.
Giống như những loài cây có khả năng hồi sinh khác, T. loliiformis có khả năng chịu đựng khô hạn trong thời gian dài. Tồn tại ở điều kiện không có nước, chúng trở nên héo hon và phai nhạt hết màu sắc, trông chúng giống như đã hoàn toàn chết đi. Nhưng đó chưa phải là cái chết thật sự của nó, ngay cả sau khi mất đi 95% hàm lượng nước, loài cỏ này vẫn còn có khả năng phát triển mạnh trở lại một lần nữa khi được cung cấp nước. Làm thế nào chúng tái sinh được như vậy. Liệu có phải chúng thức dậy sau một giấc ngủ dài hay là phát triển lên từ các tế bào cũ?
Các nhà khoa học đã khám phá bí mật của loài cỏ kỳ lạ này.
Các nhà khoa học đã khám phá bí mật của loài cỏ kỳ lạ này. 
Theo nhóm nghiên cứu do Giáo sư Sagadevan Mundree và Tiến sĩ Brett Williams, bí mật của cỏ hồi sinh là đường. Loài cỏ phục sinh tích trữ một lượng đường trehalose trong thân. Loại đường này thường được tìm thấy trong các loại nấm trên lúa mạch đen và một số loại cỏ khác. Khi chúng cảm thấy mất nước, cỏ phục sinh sẽ tự động tích trữ trehalose và kiểm soát nó để kích hoạt quá trình phục sinh khi cần thiết.
Quá trình trên còn được gọi là autophagy, ngăn ngừa việc tế bào chết khô bằng cách tái tạo chất dinh dưỡng, loại bỏ độc tố gây nguy hại đến cơ thể. Chỉ cần một ít nước, với lượng đường trehalose đã có sẵn, tế bào sẽ được kích hoạt và phát triển trở lại.
Theo Tiến sĩ Williams, đây là bước tiến quan trọng trong quá trình nghiên cứu di truyền học, tạo điều kiện giúp các nhà khoa học có thể phát triển các giống cây trồng mạnh mẽ hơn, có thể chịu được những biến đổi bất thường của khí hậu mà vẫn cho năng suất tối đa.

Top 10 loài cây giống hệt bộ phận cơ thể con người

(Kiến Thức) - Những loài thực vật kỳ lạ này không chỉ có ngoại hình giống hệt bộ phận cơ thể con người mà còn mang trong mình những đặc tính vô cùng thú vị.

Top 10 loai cay giong het bo phan co the con nguoi
 Nấm răng chảy máu, tên khoa học là Hydnellum peckii. Sở dĩ có cái tên như vậy bởi hình dạng của loài thực vật kỳ lạ giống hệt những chiếc răng của con người đang rỉ máu. Đây là một loài nấm không ăn được mặc dù không độc, chỉ là vị đắng của nó khó có người nào có thể thừa nhận nổi. 

Cực độc thực vật có thể “giả dạng” hoa hồng tuyệt đẹp

(Kiến Thức) - Có một loại thực vật kỳ lạ được gọi là hoa hồng mọng nước bởi hình dáng giống hệt như một bông hồng tuyệt đẹp. 

Cuc doc thuc vat co the “gia dang” hoa hong tuyet dep
 Loài thực vật kỳ lạ này được gọi là Greenovia Dodrentalis, là một loài cây trong họ thực vật mọng nước hay thực vật béo. (Nguồn Bored Panda)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.