Lộ diện đại gia đứng sau rót vốn cho Tập đoàn KCN Việt Nam

(Vietnamdaily) - Chỉ mới gần 4 năm tuổi, song Tập đoàn KCN Việt Nam đã “thu thập” được gần 250 ha đất với 9 dự án khu công nghiệp. Vậy đằng sau Tập đoàn KCN Việt Nam là ai?

Bài 1: 'Phù Đổng' bất động sản công nghiệp KCN Việt Nam thua lỗ

Tập đoàn KCN Việt Nam có ngành nghề kinh doanh chính là lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hòa không khí; Lắp đặt hệ thống điện; Bán buôn thực phẩm; Bán buôn vải, hàng may mặc giày dép; Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình; Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác; Bán buôn kim loại và quặng kim loại; Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng; Bán buôn chuyên doanh khác...

Tập đoàn KCN Việt Nam có trụ sở đặt tại Tầng 10, số 117 Nguyễn Cửu Vân, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

Thành lập vào tháng 1/2021, đến tháng 1/2022, KCN Việt Nam công bố trên website dàn lãnh đạo với nhiều tên tuổi lớn trong các lĩnh vực như pháp lý, đầu tư, điều hành chuỗi cung ứng và quản lý hệ thống phân phối. Trong đó dàn HĐQT gồm:

- Ông Maurice Nguyễn - Chủ tịch HĐQT KCN Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Hương.

- Bà Rosie Ngô - Tổng giám đốc KCN Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Vận tải Âu Lạc.

- Bà Đào Nguyễn - Thành viên HĐQT KCN Việt Nam, Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành DN Legal.

- Ông Marco Civardi - Thành viên HĐQT KCN Việt Nam, Giám đốc điều hành JAS, nguyên Tổng giám đốc Maersk Việt Nam, Campuchia, Myanmar và Lào.

- Ông Quốc Trịnh - Thành viên Hội đồng quản trị KCN Việt Nam, Giám đốc điều hành và Giám đốc Đầu tư Tập đoàn Thiên Hương.

- Bà Trân Huỳnh - Thành viên HĐQT KCN Việt Nam, Giám đốc điều hành KCN Việt Nam

Danh sách thành viên Ban điều hành gồm: Bà Trân Huỳnh - Giám đốc điều hành, ông Michael Trần - Giám đốc xây dựng và ông Phương Đinh - Giám đốc phát triển kinh doanh.

Lo dien dai gia dung sau rot von cho Tap doan KCN Viet Nam
 

Còn theo đăng ký kinh doanh thay đổi gần đây nhất (lần thứ 4) vào tháng 10/2023, Tập đoàn KCN Việt Nam có vốn điều lệ 1.140 tỷ đồng, trong đó vốn nước ngoài chiếm chi phối 94,6% (1.078 tỷ) chính là KCN Vietnam Private Limited.

Điều đáng nói, KCN Vietnam Private Limited lại được thành lập sau Tập đoàn KCN Việt Nam 1 tháng, tức vào tháng 2/2021, có địa chỉ tại Singapore.

Còn cổ đông sáng lập của Tập đoàn KCN Việt Nam gồm Tổng giám đốc Ngô Thu Thúy (góp 14 tỷ đồng) và chồng là Chủ tịch Nguyễn Đức Hinh (4 tỷ đồng), còn trai Nguyễn Đức Hiếu Johnny (góp 2 tỷ đồng).

Ngoài KCN Việt Nam, gia đình bà Ngô Thu Thúy và ông Nguyễn Đức Hinh còn đại diện tại loạt doanh nghiệp với nhiều ngành nghề như CTCP Hiếu Đức, CTCP Việt Nam Living, CTCP Thiên Hương Riverdale, CTCP JJN, CTCP KCN Management, Quỹ hỗ trợ Phát triển Công nghệ, CTCP 4Gamers, CTCP THS Game, CTCP Âu Lạc, CTCP KCN Hà Nội, CTCP KCN TPHCM...

Ngoài ra, gia đình bà Ngô Thu Thúy còn rót vốn đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng với trị giá hàng ngàn tỷ đồng...

(Còn tiếp)...

Bài 3: "Hệ sinh thái" của gia đình bà Ngô Thu Thúy lớn cỡ nào?

'Phù Đổng' bất động sản công nghiệp KCN Việt Nam thua lỗ (bài 1)

(Vietnamdaily) - Chỉ mới được thành lập vào tháng 1/2021, với gần 4 năm tuổi, nhưng CTCP Quản lý và Dịch vụ KCN thuộc Tập đoàn KCN Việt Nam đã sở hữu khoảng 250 ha đất công nghiệp.

Ngành bất động sản khu công nghiệp được đánh giá là tích cực trong thời gian tới do đà tăng trưởng từ vốn FDI, nhu cầu thuê duy trì ở mức cao trong khi giá cho thuê vẫn đang tiếp tục tăng.

Trong bối cảnh đó, ngoài những cái tên quen thuộc trên thị trường bất động sản khu công nghiệp đã và đang mở rộng quỹ đất đón đầu cơ hội như Kinh Bắc (KBC), Becamex (BCM), Idico (IDC)… thì thị trường gần đây còn đón nhận thêm một doanh nghiệp mới toanh Tập đoàn KCN Việt Nam gia nhập vào tháng 1/2021.

SBBS phát hành 20 triệu cổ phiếu nhưng Saigon Bank ‘không mặn mà’

(Vietnamdaily) - SBBS chào bán 20 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng cho cổ đông hiện hữu nhưng Saigon Bank lại mang quyền mua ra bán đấu giá.

Trong tháng 9 này, CTCP Chứng khoán Saigonbank Berjaya (SBBS) sẽ phát hành 20 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cp theo tỷ lệ 3:2.

Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigon Bank, SGB) lại thông báo bán đấu giá công khai quyền mua cổ phần của Saigon Bank tại SBBS.

Khu công nghiệp Hố Nai và câu chuyện vướng mắc dự án giai đoạn 2

(Vietnamdaily) - Sau 23 năm hoạt động, CTCP Khu công nghiệp Hố Nai (Honiz, HIZ) vẫn chưa hoàn thiện giai đoạn 2 của Dự án mặc dù đã được chấp thuận đầu tư từ năm 2006 và vừa huy động thêm vốn tăng gấp đôi trong năm 2023.

Honiz tiền thân là Công ty Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp Hố Nai, thành lập ngày 23/7/2001, là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR). Ngày 23/2/2005, Honiz chuyển đổi thành CTCP Khu công nghiệp Hố Nai với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng.

Sau nhiều lần tăng vốn, năm 2023, vốn điều lệ của Honiz đã được tăng gấp đôi lên 300 tỷ đồng. Và bóng dáng GVR không còn hiện hữu tại Honiz từ năm 2020 thay vào đó là loạt cổ đông cá nhân.

Đọc nhiều nhất

Bảo hiểm Manulife vướng lùm xùm đang kinh doanh thế nào?

Bảo hiểm Manulife vướng lùm xùm đang kinh doanh thế nào?

Trong 2 năm 2017 và 2018, Manulife Việt Nam báo lỗ sau thuế hơn 3.000 tỷ đồng. Điều này không quá bất ngờ bởi với nguồn lực dồi dào, thành viên Manulife Financial đang theo đuổi chiến lược xâm chiếm thị phần, và bắt đầu có kết quả tích cực trong năm 2019.

Tin mới