Chúng ta thường nghe đến câu 'Rừng vàng biển bạc' để nói về sự phong thú, giàu có, quý giá của thiên nhiên đất nước. Thế nhưng rừng cũng là nơi tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm (rừng thiêng nước độc) cho bất cứ ai muốn lên rừng tìm kiếm sản vật hay thức ăn. Một trong số đó chính là những loại cây mà nếu vô tình đụng vào hay ăn phải thì cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là một số cây độc nhất mà bạn tuyệt đối không nên đụng vào khi vào rừng: 1. Cây lá ngón (Tên khoa học là Gelsemium elegans Benth) Đây là loài cây rất nổi tiếng vùng rừng núi Tây Bắc và chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về sự nguy hiểm của nó (qua câu chuyện Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài). Mặc dù vậy việc phân biệt lá ngón với nhiều loài cây hữu ích khác là điều không hề dễ dàng. Lá ngón là loài cây có vẻ ngoài rất giống với cây chè vằng (một loại cây được phơi để sắc nước uống), cây hoàng đằng (một loại cây dược liệu quý có nhiều công dụng trong y học) hay dây đau xương và dây mã tiền (cũng là những cây thuốc hữu ích). Chính vì thế, người đi rừng rất dễ hái nhầm cây lá ngón với các loại cây trên nếu không có kinh nghiệm. Đây là loài cây cực độc (độc nhất trong các cây độc) khi tất cả các bộ phận của cây như lá, rễ, thân, hoa và quả hạt đều chứa độc tố. Nếu ăn phải lá ngón thì nạn nhân sẽ bị ngộ độc với các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, mỏi cơ, đứng không vững, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết nhanh (nếu ăn trên 3 lá ngón). Thậm chí nếu chỉ vô tình chạm vào làm gãy cành cây, hái hoa khiến nhựa cậy dính vào tay thì nạn nhân vẫn có thể gặp nguy hiểm nếu sau đó chất độc được đưa vào miệng (không rửa tay mà ăn uống sau đó chẳng hạn). Cây là ngón rất giống một số cây thuốc. Ảnh: Thành Luân 2. Cây Củ Chi (danh pháp hai phần: Strychnos nux-vomica) Đây là loài cây có thể giết người và có độc tính đáng sợ nhất (được xếp vào loại độc dược hạng A). Chúng thường mọc trên môi trường sinh sống thưa cây cối ở độ cao 1.200 m so với mực nước biển, cây có thể cao tới 25 m. Giống như cây lá ngón, toàn bộ bộ phận của cây Củ Chi đều có chứa hàm lượng độc tố cao (như các chất ancaloit có độc tính cao gồm strychnin (C21H22N2O2) và brucin (C23H26N2O4)...) đều là những chất cực độc mà một lượng nhỏ thôi đã làm nạn nhân tê liệt. Loài cây này được người dân địa phương Củ Chi gọi là cây 'tử thần' vì có rất nhiều vụ việc tử vong do loài cây này gây ra. Người dân ở đây thậm chí còn chặt đi những rừng cây Củ Chi khiến loài cây này gần như tuyệt chủng. Mặc dù rất nguy hiểm nhưng cây Củ Chi lại có một số thành phần quan trọng trong y học, do đó chúng đã được bảo tồn như một loại cây thuốc quý. Hiện nay, người ta đã khôi phục loại cây Củ Chi bằng cách trồng thử nghiệm khoảng 50 cây tại rừng di tích Bến Đình (Củ Chi). Thế nhưng cây Củ Chi rất khó trồng (cứ 1000 hạt thì chỉ có khoảng 5 – 7 hạt có thể nảy mầm) và phát triển rất chậm nên loài cây này càng trở nên khan hiếm. Cây Củ Chi. Ảnh: ResearchGate 3. Cây sui hay còn gọi là cây thuốc bắn (tên khoa học là Antiaris toxicaria) Cây sui còn được gọi là cây thuốc bắn vì người ta lấy chất độc từ nhựa cây để tẩm vào mũi tên hay phi tiêu bắn con mồi hay dùng trong chiến tranh. Dân gian tương truyền rằng nếu ai bị trúng độc của loài cây này thì sẽ không thể đi quá 7 bước lên dốc, 8 bước đi xuống dốc hoặc 9 bước đi trên đường bằng. Các nhà khoa học cũng khuyến cáo không nên lại gần loài cây này. Cây sui. Ảnh: Plant Register Ở nước ta thì cây sui mọc hoang ở vùng núi phía Bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên và một số tỉnh như Quảng Trị, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu... Toàn thân cây có nhiều nhựa màu trắng chứa các chất kịch độc như glucosid, antiarin, antioresin, toxicarin... Ngay cả khi chỉ bị nhựa cây bắn vào mắt thì nạn nhân đã bị viêm sưng, có thể gây mù lòa. Tệ hơn, nếu để dính vào vết thương hở hay miệng thì nạn nhân sẽ nhiễm độc với các triệu chứng như các cơ giãn ra, cơ tim, nhịp tim chậm dần và ngừng tim... dẫn đến tử vong. Giống như cây Củ Chi, cây sui cũng có giá trị chữa bệnh rất cao nên được Y học ứng dụng vào bào chế một số loại thuốc trị sốt, trợ tim, huyết áp cao... từ hạt và nhựa của cây. Tuy nhiên, đối với người đi rừng thì tốt nhất là hãy tránh xa loài cây nguy hiểm này.
Nhiều loại cây cũng biết học “chiêu trò” của động vật để... sinh tồn
(Kiến Thức) - Cây Fritillaria delavayi có hoa màu xanh đã chuyển màu hoa và thân cây sang nâu hoặc xám để tránh bị con người hái làm thuốc.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một điều đáng ngạc nhiên là loài cây Fritillaria đã tiến hóa để chống lại sự khai thác của con người. Chúng đã ngụy trang để trở nên rất khó tìm, với màu lá, hoa và thân khó phân biệt với nền đá màu xám hoặc nâu |
Cận cảnh loài cây độc đáo như được lai giữa mì gói và bắp
Đây là một sản phẩm của việc lai tạo giữa bắp và mỳ gói chăng?
“Cây mỳ gói” này có vẻ bề ngoài rất giống như bắp ngô, bên trong lại như mỳ tôm. Thế nhưng, "cây mỳ" lại không chút liên quan đến bắp ngô hay mỳ tôm. Trên thực tế, đây là toquilla, một loài cây thuộc họ cọ, sống ở vùng nhiệt đới châu Mỹ và được tìm thấy nhiều ở Ecuador.
Loài “cây nhảy múa” độc đáo trải dọc bãi biển đảo Sumba
Loài “cây nhảy múa” này trông không giống những cây khác mà bạn đã từng thấy, và chính hình dạng độc đáo đã khiến chúng trở nên vô cùng đặc biệt.
Loài cây này mọc nhiều trong khu vực của quần đảo Nusa Tenggara, Sumba nằm cách Bali khoảng 1 giờ đồng hồ trên máy bay.
Được biết đến là một trong những hòn đảo còn khá hoang sơ, Sumba mang một vẻ đẹp tĩnh lặng khiến bất kì du khách nào khi đặt chân đến đây đều phải ngỡ ngàng.
Đọc nhiều nhất
Sự thật việc "quét mã QR, tiền trong tài khoản không cánh mà bay"
Hiệp hội An ninh mạng cho rằng sau khi quét mã QR, cũng cần có những thao tác của người dùng mới có thể dẫn đến bị kiểm soát điện thoại hay mất tiền trong tài khoản.
Tỷ phú công nghệ Jensen Huang: Từ số 0 tới người giàu thứ 13 TG
Trong lịch sử của ngành công nghệ, có rất nhiều câu chuyện về sự kiên trì và vượt qua thử thách nhưng ít ai có thể so sánh với hành trình của Jensen Huang, nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA.
Người dân tự nguyện giao nộp cá thể tê tê quý hiếm
Sau khi tiếp nhận cá thể tê tê từ người dân, Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR thành phố Hà Tĩnh đã bàn giao lại cho Vườn Quốc gia Vũ Quang chăm sóc, tái thả về môi trường tự nhiên.
GS.TSKH. Nguyễn Thế Hoàng: Phát triển cần đi liền liêm chính khoa học
GS.TSKH. Nguyễn Thế Hoàng nhấn mạnh, đi cùng với phát triển, cần chú ý tới đạo đức, liêm chính khoa học, nếu không sẽ chỉ là tự lừa dối mình.
Lập tài khoản ảo, lừa đảo rao bán “combo du lịch Tết giá rẻ”
Tết Nguyên Đán 2025 đang đến gần, nhu cầu du lịch tăng cao, đồng thời cũng là dịp các chiêu trò lừa đảo trên mạng xã hội “bùng nổ", điển hình là lập tài khoản ảo rao bán “combo du lịch Tết giá rẻ”.
GS Zhang Feng: Người truyền lửa cho công nghệ chỉnh sửa gen đột phá
GS Zhang, người tiên phong trong công nghệ chỉnh sửa gen vừa được nhận huân chương quốc gia về Công nghệ và Đổi mới của Mỹ nhờ công trình phát triển công cụ chỉnh sửa gen đột phá CRISPR-Cas9.
Nhật ra mắt pin chống cháy công nghệ cao, hiệu quả thế nào?
Loại pin mới không chỉ có hiệu suất cùng mật độ năng lượng cao mà còn chống cháy nổ hứa hẹn mở ra tương lai an toàn hơn cho các thiết bị dùng pin ngày càng nhiều.
Phá phong ấn 430 triệu năm, 2 sinh vật tái xuất đẹp hoàn hảo
Các nhà khoa học-cổ sinh vật học đã thực hiện một khám phá đáng kinh ngạc: hóa ra 430 triệu năm trước đã có động vật thân mềm trên Trái Đất.
Xuất hiện mánh khóe chiếm tài khoản, chuyên gia bóc mẽ “cú lừa thế kỷ”
Chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu mới đây cảnh báo về "chiêu lừa thế kỷ". Bằng cách liên tục đăng nhập sai mật khẩu khiến tài khoản bị khóa sau đó kẻ gian liên hệ với chủ tài khoản để lừa chiếm đoạt.
Game thủ Việt lập kỷ lục có 1-0-2 tại giải Liên Minh Huyền thoại Hàn
Giải đấu vô địch Liên Minh Huyền Thoại Hàn Quốc lần đầu tiên chứng kiến kỷ lục do game thủ Việt tạo nên qua lịch sử 15 năm tổ chức.