Lễ hội Đền Hùng, có nên dâng cúng tiên tổ bánh chưng "khủng"?

(Kiến Thức) -  Bao đời nay, ông cha ta vẫn dâng Tổ tại Lễ hội Đền Hùng bằng những chiếc bánh chưng, bánh dày xinh xinh chứ tuyệt nhiên không hề có thứ bánh chưng khủng.

Lễ hội Đền Hùng, có nên dâng cúng tiên tổ bánh chưng "khủng"?
Trong mỗi chúng ta, không ai không thuộc nằm lòng câu: "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà, đậm đà bản sắc dân tộc".
Nhưng từ lời nói đến hành động quả là xa vời. Dường như chúng ta vẫn chưa định hình được cụ thể, để "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà, đậm đà bản sắc dân tộc" thì phải làm gì, và vì thế câu nói trên vẫn mang tính chất hô khẩu hiệu, thuyết lí chung chung. Hậu quả thì ai cũng đã biết: Văn hóa ngày càng xuống cấp mà minh chứng sinh động nhất đấy là sự biến tướng của một số lễ hội văn hóa trong thời gian gần đây.
Le hoi Den Hung, co nen dang cung tien to banh chung
 Lễ hội Đền Hùng.
Bài viết này chỉ bàn đến một chuyện nhỏ nhân ngày giỗ Tổ - Lễ hội Đền Hùng năm nay, Công viên văn hóa Đầm Sen dự tính sẽ gói chiếc bành chưng khổng lồ nặng 2,5 tấn để dâng Tổ. Khi tôi viết những dòng này thì các phương tiện truyền thông cũng đã tràn ngập thông tin, các nghệ nhân ở Đầm Sen đang tiến hành công việc gói và nấu chiếc bánh khổng lồ này.
Tục dâng lễ vật nhân ngày giỗ Tổ là nét đẹp có tự ngàn xưa trong văn hóa dân tộc. Nó thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tấm lòng thơm thảo, biết ơn tiên tổ của con cháu. Tục dâng bánh có lẽ xuất phát từ câu chuyện dân gian về sự tích bánh chưng bánh dày để rồi mỗi khi Tết đến xuân về, trên mâm cỗ cúng tổ tiên, ông cha ta thường làm hai thứ bánh này để tạ ơn trời đất. Đây cũng là hai thứ bánh không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm.
Xin lưu ý là cỗ cúng tổ tiên được bày trên mâm, chỉ cần một người bưng, trang nhã, thành tâm và nghiêm cẩn. Từ bao đời nay, ông cha ta vẫn làm cỗ dâng Tổ bằng những chiếc bánh chưng bánh dày xinh xinh đặt trên mâm gỗ sơn son hoặc mâm đồng như thế chứ tuyệt nhiên không hề có thứ cỗ với bánh chưng khủng nặng hàng tạ, hàng tấn.
Đó mới là nét thuần phong mĩ tục, là bản sắc văn hóa dân tộc.
Để "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà, đậm đà bản sắc dân tộc" thì trước hết phải giữ cho được những nét thuần phong mĩ tục ấy thông qua việc tổ chức các lễ hội chứ không phải bằng sự hô hào, thuyết lí suông.
Trước thông tin Công viên văn hóa Đầm Sen sẽ dâng bánh chưng khổng lồ dịp giỗ Tổ năm nay, ông Hà Kế San - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết: “Lễ giỗ Tổ Hùng Vương thuộc hoạt động văn hóa dân gian, gắn liền với việc gìn giữ thuần phong mĩ tục của người Việt. Cho nên, chúng tôi kiên quyết không nhận những vật phẩm trái với thực tế đời sống ngày xưa, không có chuyện bánh chưng, bánh dày “khủng” tồn tại trong Lễ hội Đền Hùng – Giỗ tổ Hùng Vương năm 2016”.
Thiết nghĩ đó là một việc làm đúng đắn của tỉnh Phú Thọ và Ban tổ chức Lễ hội Đền Hùng. Chủ trương này cần được sự ủng hộ rộng rãi của dư luận và báo chí.
Đã đến lúc chúng ta nói không với việc dâng cúng tổ tiên, tiền nhân bằng những lễ vật khủng. Tổ tiên ta xuất phát từ nghề nông, chắt chiu cần kiệm từng hạt lúa, củ khoai quyết không có tư tưởng lãng phí xa hoa nên càng không thể mỉm cười nơi chín suối khi con cháu dâng những chiếc bánh khủng mà sinh thời có nằm mơ họ cũng không nghĩ đến.
Cái mà tiên tổ cần ở con cháu là tấm lòng thơm thảo "uống nước nhớ nguồn", là thái độ và hành động yêu quí, trân trọng, gìn giữ cho muôn đời những giá trị văn hóa dân tộc chứ quyết không phải là mâm cao cỗ đầy hay của ngon vật lạ dâng tiến.

Lý giải thú vị về “mưa rửa đền” dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

(Kiến Thức) - Người dân sống quanh khu vực Đền Hùng không mấy ai không biết "mưa rửa đền" dịp giỗ Tổ Hùng Vương. Vì sao lại có hiện tượng này? 

Lý giải thú vị về “mưa rửa đền” dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Như thành thông lệ cứ trước và sau ngày giỗ Tổ Đền Hùng và Quốc khánh 2/9, trời rất hay đổ mưa. Tại sao vào những ngày lễ quan trọng của đất nước, trời lại mưa?

Đến hẹn lại mưa
Đối với người dân sống quanh khu vực Đền Hùng không mấy ai là không biết về mưa rửa đền. Mưa rửa đền là để chỉ những trận mưa diễn ra trước và sau ngày giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10/3 âm lịch), mưa để làm sạch sẽ môi trường để trả lại vẻ đẹp linh thiêng cho Đền Hùng. Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư cho biết, thông thường cứ vào khoảng ngày 7/3, 8/3, 9/3 và các ngày 11/3, 12/3 và 13/3 (âm lịch) trời rất hay đổ mưa. Mưa trước và sau lễ hội có năm to, năm nhỏ, nhưng ít khi nào không mưa. Các cơn mưa này thường có chung một đặc điểm là mưa rào, diễn ra rất nhanh, sau đó tạnh ngay chứ không kéo dài mấy ngày liền như mưa phùn.

Người lao động được nghỉ làm ngày Giỗ tổ từ bao giờ?

(Kiến Thức) - Quy định người lao động được nghỉ làm ngày giỗ tổ Hùng Vương thực ra đã có ngay từ năm 1946 khi mà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời chưa lâu.

Người lao động được nghỉ làm ngày Giỗ tổ từ bao giờ?
Không ít người nghĩ rằng theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành được sửa đổi năm 2007, người lao động được nghỉ làm việc trong ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 hàng năm. Tuy nhiên, quy định này thực ra đã có ngay từ năm 1946 khi mà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời chưa lâu.

Táo tợn cắt cổ lái xe ôm để cướp giữa ban ngày ở TP HCM

(Kiến Thức) - Ngay vào giờ tan tầm buổi chiều, đối tượng thuê xe ôm của một người đàn ông rồi điều vào khu vắng vẻ, sau đó táo tợn cắt cổ lái xe ôm cướp tài sản.

Táo tợn cắt cổ lái xe ôm để cướp giữa ban ngày ở TP HCM
>>> Clip hiện trường vụ cắt cổ lái xe ôm để cướp giữa ban ngày ở TP HCM:
Chiều 13/4, các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an quận 9, TP HCM đã đưa ông Huỳnh Văn Hùng (56 tuổi, ngụ quận Thủ Đức, TP HCM) đến hiện trường trên đường số 4, KDC Saka - Bắc Rạch Chiếc (cạnh cầu Rạch Chiếc), phường Phước Long A, quận 9 tiến hành dựng lại hiện trường để điều tra làm rõ nghi án cắt cổ lái xe ôm để cướp giữa ban ngày.
Tao ton cat co xe om de cuop giua ban ngay o TP HCM
Lực lượng Công an tiến hành dựng lại hiện trường nghi án cắt cổ tài xế xe ôm cướp tài sản. 

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

3 cán bộ vỡ nợ: Trách nhiệm Sacombank thế nào?

Liên quan đến 3 cán bộ Sacombank vỡ nợ, các luật sư cho rằng, nếu 3 cán bộ này lợi dụng chức vụ và uy tín của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng thì Sacombank phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

"Ổ dịch" Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai: "Dập dịch" thế nào hiệu quả?

(Kiến Thức) - BV Bạch Mai có 5 trường hợp dương tính Covid-19 và đang có dấu hiệu lây chéo. Trong khi đó, lượng người ra vào viện mỗi ngày lên tới 6.000-8.000 vào khám bệnh, hiện nay khoảng 3.000-3.500 người. Dư luận cho rằng, cần có biện pháp mạnh để kiểm soát dịch bệnh, thậm chí phong tỏa bệnh viện để không gây bùng dịch.

Tin mới