Lý giải thú vị về “mưa rửa đền” dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

(Kiến Thức) - Người dân sống quanh khu vực Đền Hùng không mấy ai không biết "mưa rửa đền" dịp giỗ Tổ Hùng Vương. Vì sao lại có hiện tượng này? 

Lý giải thú vị về “mưa rửa đền” dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Như thành thông lệ cứ trước và sau ngày giỗ Tổ Đền Hùng và Quốc khánh 2/9, trời rất hay đổ mưa. Tại sao vào những ngày lễ quan trọng của đất nước, trời lại mưa?

Đến hẹn lại mưa
Đối với người dân sống quanh khu vực Đền Hùng không mấy ai là không biết về mưa rửa đền. Mưa rửa đền là để chỉ những trận mưa diễn ra trước và sau ngày giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10/3 âm lịch), mưa để làm sạch sẽ môi trường để trả lại vẻ đẹp linh thiêng cho Đền Hùng. Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư cho biết, thông thường cứ vào khoảng ngày 7/3, 8/3, 9/3 và các ngày 11/3, 12/3 và 13/3 (âm lịch) trời rất hay đổ mưa. Mưa trước và sau lễ hội có năm to, năm nhỏ, nhưng ít khi nào không mưa. Các cơn mưa này thường có chung một đặc điểm là mưa rào, diễn ra rất nhanh, sau đó tạnh ngay chứ không kéo dài mấy ngày liền như mưa phùn.
Ly giai thu vi ve
 Việc mưa vào những ngày lễ lớn chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. 
85% mưa trong ngày 2/9
Chỉ cần vào Google tìm kiếm từ khóa "thời tiết ngày 2/9" thì hầu hết đều cho ra các số liệu như miền Bắc thời tiết xấu vào ngày 2/9, miền Bắc đón mưa vào dịp 2/9... Đi hỏi những người nhiều tuổi sống ở Hà Nội thì sẽ được nghe rằng, dù trước ngày 2/9 trời có oi bức, nắng nóng gây khó chịu đến mấy thì đến ngày 2/9, thời tiết sẽ mát mẻ và mưa, đôi khi là mưa rất to, nhưng có năm chỉ là cơn mưa rào nhẹ, lắc rắc vài hạt vào sáng ngày Quốc khánh. Nhiều người liên tưởng những trận mưa này với ngày mất của bác Hồ, như trong câu thơ của Tố Hữu: "Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa".
Để phục vụ dự báo thời tiết dịp Quốc khánh với rất nhiều các hoạt động ngoài trời, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư cũng đã có nghiên cứu về mưa trong ngày 2/9. Theo thống kê 30 ngày 2/9 (từ năm 1975 - 2004) cho thấy, có đến 26 ngày 2/9 là có mưa (có thể là mưa to, mưa vừa hoặc chỉ lắc rắc mưa rào nhẹ) trong khi đó chỉ có 4 ngày là không mưa. Nói cách khác, xác suất có mưa trong ngày 2/9 là 85% và không mưa chỉ là 15%. Như vậy, khả năng mưa vào ngày Quốc khánh là rất lớn theo quy luật thống kê khí hậu.
Trùng hợp ngẫu nhiên
Theo ông Lê Thanh Hải, dưới góc độ của người làm khí tượng, khí hậu thì việc mưa vào ngày giỗ Tổ và ngày Quốc khánh 2/9 chỉ là hiện tượng trùng hợp ngẫu nhiên vào thời kỳ dông và mưa nhiều. Không có chứng cứ khoa học nào cho thấy việc mưa trong 2 ngày lễ lớn của đất nước có liên quan đến yếu tố tâm linh hay huyền bí.
Thông thường ngày giỗ Tổ 10/3 âm lịch đều rơi vào tháng 4 dương lịch. Đối với miền Bắc, tháng 4 là tháng còn mưa nhiều, số ngày có mưa rào và dông trung bình tại Việt Trì lên đến 14 - 15 ngày (xác suất có mưa lên đến 50%). Như vậy, trong 6 ngày (3 ngày trước và 3 ngày sau lễ) kiểu gì cũng phải có 1 - 2 ngày có mưa. Nếu để ý kỹ sẽ thấy, mưa rửa đền không nói cụ thể rơi đúng vào ngày nào mà chỉ cần rơi vào 1 trong 3 ngày trước và 1 trong 3 ngày sau đều được coi là đúng. Vì thế, mưa rửa đền có thể rơi vào ngày 7/3, 8/3 hoặc 9/3; tương tự có thể rơi vào ngày 11/3 hoặc 12/3, 13/3 (âm lịch). Với xác suất 50%, mà chỉ cần 33%, kiểu gì cũng đúng. 
Một điểm nữa, các trận mưa trong dịp này chủ yếu đều là mưa rào hoặc dông của mùa xuân mưa xong tạnh ngay. Đây cũng là lý do vì sao mưa rửa đền thường diễn ra ngắn. Hơn thế, trong một số năm mưa cũng xảy ra vào chính ngày giỗ Tổ chứ không phải đợi đến sau lễ hội mới có mưa vì khả năng mưa vào ngày Quốc giỗ cũng đến 50%.
Ngày Quốc khánh 2/9 cũng vậy. Ở Bắc Bộ, tháng 9 vẫn là tháng của mùa mưa. Theo thống kê, mưa tháng 9 ít hơn mưa trong tháng 8 (tháng 8 là tháng chính của mùa mưa ở Bắc Bộ), nhưng nhiều hơn mưa trong tháng 10 vì thế xác suất mưa vào ngày 2/9 là cao. Ngoài ra, ngày 2/9 lại gần với tháng 8 vì thế khả năng mưa trong ngày này cao hơn các ngày khác trong tháng 9.
Một yếu tố nữa là tháng 9 và tháng 10 là tháng chính của mùa bão vì thế, mưa và bão cũng khá thường xuyên xảy ra. Tất cả những lý do này đã cho thấy xác suất mưa vào ngày 2/9 là rất cao, vì thế mưa rơi vào ngày 2/9 cũng là điều dễ hiểu, không có gì là huyền bí.
Ngoài ra, cũng phải thấy rằng, mưa trong ngày 2/9 không phải là tuyệt đối. Thực tế có 4/30 ngày 2/9 trời không mưa mà nắng rất to. Hơn thế, mưa trong ngày 2/9 chủ yếu cũng chỉ diễn ra ở miền Bắc, đặc biệt là đồng bằng Bắc Bộ trong đó có Hà Nội. Trung Bộ và Nam Bộ ví dụ như Huế, Đà Nẵng, TPHCM, ngày 2/9 cũng có mưa nhưng xác suất không cao, chỉ khoảng 50%. Điều này đã minh chứng rõ ràng không có sự liên hệ nào tới yếu tố tâm linh. Đây chỉ đơn giản là sự trùng hợp ngẫu nhiên, trùng hợp với xác xuất cao, giữa loại hình thời tiết và những ngày trọng đại của đất nước. 
TS Phạm Đức Thi, Trung tâm Khoa học Khí tượng Thủy văn & Môi trường cho biết, khí hậu tuy có sự thay đổi, nhất là khi tình hình biến đổi khí hậu gia tăng, song thời tiết cũng có tính chu kỳ, tính lặp lại và tính xác suất cao - thấp... do vậy, vào thời điểm đó (có thể lệch đi một chút) nắng hay mưa, dông lốc hay mưa đá... của từng thời kỳ, từng khu vực, năm này sẽ được lặp lại sang năm khác theo mùa, giống như mùa nào, thức nấy; thời kỳ nào, thời tiết nấy...
Các chuyên gia cho rằng, sự trùng hợp ngẫu nhiên này cũng đem lại nhiều sự thú vị để cứ vào dịp giỗ Tổ Đền Hùng hay ngày Quốc khánh 2/9, chúng ta lại có dịp chiêm nghiệm lại các quy luật thời tiết được ông bà mình truyền lại, xem quy luật này còn đúng nữa không. 

- Vào các ngày lễ hội cũng hay có mưa, ví dụ, mưa cũng hay xảy ra ở lễ hội chùa Hương... Tuy nhiên, điều này cũng dễ giải thích, thông thường các lễ hội hay diễn ra vào dịp đầu năm mới. Tháng Giêng, tháng Hai là thời điểm mùa xuân, mưa nhiều, số ngày mưa trong tháng rất lớn, vì thế tần suất ngày mưa xuất hiện vào ngày lễ hội là rất cao.

- Nhiều người cho rằng, đi chùa hoặc cưới xin mà trời đổ mưa là có "lộc". Về mặt khoa học, nó không chứa đựng yếu tố may mắn nào cả. Chẳng qua trong tâm niệm của con người, mưa mang lại sự tốt tươi nên dễ liên tưởng đến sự may mắn.

Thưởng lãm chốn “bồng lai tiên cảnh” quanh Đền Hùng

Đến Đền Hùng dịp Giỗ Tổ, ngoài tham quan các di tích đền chùa, còn có thể thưởng lãm những thắng cảnh đẹp đến mê hồn.

Thưởng lãm chốn “bồng lai tiên cảnh” quanh Đền Hùng
Suối Tiên: Suối Tiên bắt nguồn từ núi Nả, chảy qua các khe đá và trông như một dải lụa trắng bạc. Màu trắng của Suối Tiên hòa lẫn với màu xanh của mây trời và núi rừng tạo nên một cảnh trí sinh động làm xao xuyến lòng người.
 Suối Tiên: Suối Tiên bắt nguồn từ núi Nả, chảy qua các khe đá và trông như một dải lụa trắng bạc. Màu trắng của Suối Tiên hòa lẫn với màu xanh của mây trời và núi rừng tạo nên một cảnh trí sinh động làm xao xuyến lòng người. 
Suối Tiên chảy qua nhiều tầng, bậc tạo nên 14 con thác có độ cao khác nhau, trong đó có một số thác cao đến 20m. Cảnh vật ở đây còn khá hoang sơ nên bạn có thể leo núi, cắm trại, nghỉ dưỡng và thậm chí là nghiên cứu khoa học.
 Suối Tiên chảy qua nhiều tầng, bậc tạo nên 14 con thác có độ cao khác nhau, trong đó có một số thác cao đến 20m. Cảnh vật ở đây còn khá hoang sơ nên bạn có thể leo núi, cắm trại, nghỉ dưỡng và thậm chí là nghiên cứu khoa học.
Vườn Quốc gia Xuân Sơn: Đến Xuân Sơn, bạn có thể tham quan Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tìm hiểu sự phát triển của các loại động thực vật quý hiếm, khám phá vẻ đẹp của các ngọn núi hay trải nghiệm cảm giác phiêu lưu trong hang động.
 Vườn Quốc gia Xuân Sơn: Đến Xuân Sơn, bạn có thể tham quan Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tìm hiểu sự phát triển của các loại động thực vật quý hiếm, khám phá vẻ đẹp của các ngọn núi hay trải nghiệm cảm giác phiêu lưu trong hang động. 
Ngoài ra, ở đây bạn có thể thưởng thức món đặc sản thịt lợn rừng và rượu Xuân Sơn cay nồng bên bạn bè sẽ rất tuyệt vời.
 Ngoài ra, ở đây bạn có thể thưởng thức món đặc sản thịt lợn rừng và rượu Xuân Sơn cay nồng bên bạn bè sẽ rất tuyệt vời.
Núi Thắm: Vì có hình dáng như đầu rồng nên Núi Thắm còn được gọi là núi Đầu Rồng. Núi dài gần 4km xung quanh có hàng trăm ngọn đồi nằm kề nhau xanh mướt với nhiều loại cây như chè, cọ, sơn, trẩu…
 Núi Thắm: Vì có hình dáng như đầu rồng nên Núi Thắm còn được gọi là núi Đầu Rồng. Núi dài gần 4km xung quanh có hàng trăm ngọn đồi nằm kề nhau xanh mướt với nhiều loại cây như chè, cọ, sơn, trẩu…
Đầm Ao Châu: Đầm Ao Châu hay Đầm Ao Trâu là một hồ nước lớn ở Ấm Thượng, Hạ Hòa. Mặt hồ khoảng 2,2km và có hình dáng như đầu con trâu. Đầm Ao Châu có 99 khe, nhiều loại cây kỳ dị và phong cảnh khá huyền bí. Theo truyền thuyết dân gian thì đây là nơi ẩn cư của các binh tướng Thủy Tinh sau khi bị Sơn Tinh đánh bại.
 Đầm Ao Châu: Đầm Ao Châu hay Đầm Ao Trâu là một hồ nước lớn ở Ấm Thượng, Hạ Hòa. Mặt hồ khoảng 2,2km và có hình dáng như đầu con trâu. Đầm Ao Châu có 99 khe, nhiều loại cây kỳ dị và phong cảnh khá huyền bí. Theo truyền thuyết dân gian thì đây là nơi ẩn cư của các binh tướng Thủy Tinh sau khi bị Sơn Tinh đánh bại.
Hang động Xuân Sơn: Hang động này thuộc xã Xuân Sơn, huyện Thanh Sơn, phía tây tỉnh Phú Thọ. Đây là một quần thể hang động kỳ ảo và nằm sâu trong rừng cây bạt ngàn bí ẩn. Chắc chắn bạn sẽ ngỡ ngàng khi nhìn thấy vẻ đẹp của các nhũ đá đấy. Bên cạnh những thắng cảnh này, bạn còn có dịp tham gia nhiều lễ hội khác nhau. Chẳng hạn như Hội bơi chải, Hội rước voi, Hội rước Chúa Gái, Hội ném còn của dân tộc Mường.
 Hang động Xuân Sơn: Hang động này thuộc xã Xuân Sơn, huyện Thanh Sơn, phía tây tỉnh Phú Thọ. Đây là một quần thể hang động kỳ ảo và nằm sâu trong rừng cây bạt ngàn bí ẩn. Chắc chắn bạn sẽ ngỡ ngàng khi nhìn thấy vẻ đẹp của các nhũ đá đấy. Bên cạnh những thắng cảnh này, bạn còn có dịp tham gia nhiều lễ hội khác nhau. Chẳng hạn như Hội bơi chải, Hội rước voi, Hội rước Chúa Gái, Hội ném còn của dân tộc Mường.




Lý giải thú vị: Giỗ Tổ vua Hùng có từ bao giờ?

Có khi nào chúng ta tự hỏi: Giỗ Tổ Vua Hùng có từ bao giờ và cơ quan nào của Nhà nước quy định quốc giỗ này?

Lý giải thú vị: Giỗ Tổ vua Hùng có từ bao giờ?
"Dù ai đi ngược về xuôi

Kỳ dị chuyện tránh thai của người đẹp trong cấm cung xưa

(Kiến Thức) - Không hẳn ai cũng biết những chuyện tránh thai lạ lùng, thậm chí kỳ dị của người đẹp trong cấm cung Trung Quốc xưa. 

Kỳ dị chuyện tránh thai của người đẹp trong cấm cung xưa
Ky di chuyen tranh thai cua nguoi dep trong cam cung xua
 Các hoàng đế Trung Quốc thời xưa thường được biết đến với tam cung lục viện và vô số phi tần mỹ nữ. Tuy nhiên, sau các cuộc vui của hoàng đế sẽ mang lại các “sản phẩm phụ ngoài mong muốn”, vì nhiều lý do khác nhau mà những bậc đế vương sẽ có lựa chọn khác nhau. 
Ky di chuyen tranh thai cua nguoi dep trong cam cung xua-Hinh-2
 Bấm huyệt: Sau thời Thanh, việc tránh thai của hoàng đế được chú trọng. Trong cuốn "Thanh triều dã sử đại quan" từng ghi chép: Sau khi hoàng đế và phi tần giao hợp, thái giám cảnh sự phòng sẽ quỳ xuống xin ý chỉ “giữ hay không giữ”. 
Ky di chuyen tranh thai cua nguoi dep trong cam cung xua-Hinh-3
 Nếu không giữ thì thái giám sẽ bấm huyệt trên phần eo của vị phi tần đó để tinh dịch xuất ra ngoài, nếu giữ thì sẽ ghi chép cụ thể ngày tháng, tên phi tần hầu hạ vào cuốn sổ để làm bằng chứng sinh nở sau này. Phương pháp bấm huyệt này được coi là phương thức tránh thai khẩn cấp thời xưa.
Ky di chuyen tranh thai cua nguoi dep trong cam cung xua-Hinh-4
 Nhét xạ hương (hay còn gọi là Liễu Đỗ Thiếp) vào rốn: Cách bấm huyệt trên được coi là biện pháp tránh thai khá nổi tiếng thời nhà Thanh, còn có một phương pháp khác được lưu truyền trong dân gian Trung Quốc từ trước đó là đặt xạ hương vào rốn của phi tần. 
Ky di chuyen tranh thai cua nguoi dep trong cam cung xua-Hinh-5
 Trước đây hai mỹ nhân Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức từng sử dụng phương pháp này. Khi đặt xạ hương trên rốn, người nữ sẽ không thể mang thai. Rất tiếc, tới nay phương pháp này đã thất truyền.
Ky di chuyen tranh thai cua nguoi dep trong cam cung xua-Hinh-6
 Lịch sử từng ghi chép, hoa hồng Tây Tạng cũng được coi là bí quyết tránh thai hiệu quả trong cung thời xưa. Nếu Hoàng Đế không thích một cung nữ nào, sau khi được sủng hạnh sẽ sai thái giám bắt cung nữ này nằm xuống và dùng nước này để rửa sạch sẽ nơi nhạy cảm của phụ nữ để tránh thai.
Ky di chuyen tranh thai cua nguoi dep trong cam cung xua-Hinh-7
 Uống thủy ngân: Thuốc tránh thai thời xưa thực sự là một chất độc, có hại đối với phụ nữ. Đó chính là uống thủy ngân, mặc dù hiệu quả cao nhưng vô cùng có hại đối với sức khỏe. Trong cung đình, các phi tần có thể bỏ chút thủy ngân vào trong nước trà để uống, không những có thể trực tiếp gây tử vong mà còn có thể gây vô sinh. 
Ky di chuyen tranh thai cua nguoi dep trong cam cung xua-Hinh-8
 Ngoài ra còn có một cách tương đối phổ biến là uống trà thảo dược. Loại trà này là một biện pháp tránh thai có chứa thành phần xạ hương. Thuốc sắc này không chỉ có thể đạt được hiệu quả tránh thai, thậm chí còn có tác dụng phá thai. Ngay khi Từ Hy thái hậu nhập cung dã được Hàm Phong lâm hạnh, nhưng lần đầu mang thai đã bị người khác ám hại bằng loại thuốc này, nếu dùng lâu dài, dễ dẫn đến vô sinh.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới