Lấy chồng gần sướng nhất là tha hồ làm điều này mà nhà chồng không ý kiến gì

Như nhiều chị em lấy chồng xa quê, năm nào cũng phải suy tính đau đầu về nhà mình hay về nhà chồng. Bởi nếu về ăn Tết cả hai nhà thì không kịp. Hơn nữa có thể thu nhập năm đó chưa cho phép.

Sau khi lấy chồng và nhất là mỗi dịp Tết đến, tôi đều đã chiêm nghiệm được lý do tại sao cha mẹ lại luôn muốn con cái lấy vợ lấy chồng gần hoặc cùng quê hay có hoàn cảnh gia đình tương đương nhau.
Thời điểm này có lẽ nhiều gia đình đã bắt đầu đón bữa cơm Tất Niên cùng nhau đầm ấm. Hôm qua 28 Tết, vợ chồng tôi mới cho 2 con về quê sau khi đã dọn dẹp nhà cửa, bày bàn thờ gia tiên gọn gàng ở Hà Nội. Dù có nhà riêng ở thành phố, nhưng năm nào vợ chồng tôi cũng cho con cái về nội, ngoại ăn Tết cùng gia đình 2 bên để cả gia đình được đoàn tụ bên nhau.
Trước đây, tôi không thích lấy chồng cùng quê. Tôi muốn lấy chồng tận ở cách xa nhà cả nghìn km cũng được. Thế nhưng số phận lại run rủi cho tôi gặp chồng. Khi đi làm, tôi làm cùng công ty anh. Rồi chúng tôi quen thân nhau như nhiều đồng nghiệp thân thiết khác. Từ tình đồng nghiệp, chúng tôi đã phát triển lên thành tình yêu.
Yêu anh, tôi thấy rất tin tưởng và yên tâm. Anh thì cùng công ty nên tính cách, con người và cách ứng xử hàng ngày thế nào tôi biết hết. Lại thêm chúng tôi cùng quê Thái Bình với nhau. Nhà anh và nhà tôi khác làng, chỉ cách nhau khoảng 20 phút đi xe máy.
Lay chong gan suong nhat la tha ho lam dieu nay ma nha chong khong y kien gi
Lấy chồng gần, nhất là mỗi dịp Tết đến tôi mới thấy cái lợi của việc này. Ảnh minh họa
Lấy chồng gần, nhất là mỗi dịp Tết đến tôi mới thấy cái lợi của việc này. Bảo sao trước đó, bố mẹ tôi và bố mẹ chồng đều vun vén và rất muốn con cái lấy chồng, lấy vợ cùng quê hoặc có hoàn cảnh gia đình tương đương nhau. Bởi nếu lấy chồng xa quê và hoàn cảnh gia đình không tương đồng sẽ có rất nhiều những khác biệt trong lối sống, cách suy nghĩ. Nhất là Tết đến việc phân chia về quê ai cũng đã thấy mệt mỏi.
Như nhiều chị em lấy chồng xa quê, năm nào cũng phải suy tính đau đầu về nhà mình hay về nhà chồng. Bởi nếu về ăn Tết cả hai nhà thì không kịp. Hơn nữa có thể thu nhập năm đó chưa cho phép.
Như tôi lấy chồng cùng quê nên bố mẹ 2 bên hễ cứ ốm đau hay có việc là chúng tôi có mặt ngay. Chuyện Tết nhất thì vợ chồng đều không phải lăn tăn chuyện về nội hay ngoại các mẹ ạ.
Vợ chồng tôi năm nào cũng ăn Tết chính ở nhà nội. Nhưng nhà ngoại cũng chạy đi chạy lại liên tục. Chúng tôi cũng không phải quá vất vả di chuyển về nhà như các chị em lấy chồng xa quê. Bởi vì Tết có vài ngày nghỉ mà di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác để về quê ăn Tết cũng đã mệt rũ người. Chưa nói đến việc phải chuẩn bị lễ lạt, quà cáp rồi lại bị say xe…
Còn tôi nội ngoại gì cũng được. Cứ 27, 28 Tết thì vợ chồng về nhà bà nội trước. Sau đó 29 Tết lại sang bà ngoại. Ngày 30 Tết vợ chồng lại di chuyển về nhà nội làm cơm Tất Niên. Tới mùng 2 Tết thì lại về nhà bà ngoại. Chiều mùng 3 Tết vợ chồng lại về nhà nội. Rồi mùng 5 Tết thì rồng rắn nhau lên Hà Nội.
Được cái ngày Tết tôi cũng không thấy vất vả gì. Bởi vì tôi không biết làm gì nhiều lắm, lại có tiếng lười nên được mẹ chồng và chồng làm hết. Ví như tôi không biết gói bánh chưng thì nhận rửa lá, đãi gạo, đãi đậu chuẩn bị hết cho mẹ chồng. Bà chỉ việc ngồi gói. Còn luộc bánh chưng thì chồng nhận luộc.
Lay chong gan suong nhat la tha ho lam dieu nay ma nha chong khong y kien gi-Hinh-2
Tết đến với vợ chồng tôi đi chơi là chính. Ảnh minh họa.
Những món khác như giò thủ, nem tai, bắp bò ngâm dấm… thì tôi và mẹ chồng hoặc chồng cùng làm. Nói chung cũng không có việc gì mất. Tết đến với vợ chồng tôi đi chơi là chính. Năm nào Tết mà dính bầu thì coi như năm đó được ưu tiên không phải làm gì.
Nói chung, Tết nào tôi cũng thấy may mắn vì đã lấy chồng cùng quê các mom ạ. Các mom có con gái con trai, cứ gả chồng, gả vợ gần nhé để thích tụ tập hay sum họp là về tề tựu đông đủ luôn.

Gửi con gái lấy chồng xa: Tết này chỉ mong con đừng nhớ nhà mà tủi thân…

Con hỏi, năm nay con không về được, mẹ có buồn không? Mẹ cười như không, rồi bảo có ba con, có anh con rồi, có gì đâu! Vậy mà, khi tắt máy rồi, nụ cười của mẹ cũng tắt theo...

Con hỏi, năm nay con không về được, mẹ có buồn không? Mẹ cười như không, rồi bảo có ba con, có anh con rồi, có gì đâu! Vậy mà, khi tắt máy rồi, nụ cười của mẹ cũng tắt theo...

Cách nấu canh khổ qua chuẩn không cần chỉnh ăn Tết

(Kiến Thức) - Canh khổ qua là món ăn đặc trưng của người dân miền Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Người miền Nam tin rằng, đầu năm ăn canh khổ qua, hy vọng bao nhiêu cái khổ của năm cũ qua đi, đón năm mới với nhiều may mắn.
 

Cach nau canh kho qua chuan khong can chinh an Tet
 Để nấu canh khổ qua ăn Tết, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 05kg khổ qua, 250g thịt thăn, 25g nấm mèo, 25g miến, 1 quả trứng vịt, 50g nấm rơm, 2-3 củ hành tím, 1 củ tỏi, ½ muỗng hạt tiêu và 50g hành lá. Ảnh: edupapers.


Cach nau canh kho qua chuan khong can chinh an Tet-Hinh-2
 Đối với khổ qua, bạn cắt 2 đầu, rạch một đường dài trên thân và moi hết hạt ra. Sau đó, ngâm khổ qua với nước muối trong 10 phút rồi vớt ra để ráo. Ảnh: zadn.
Cach nau canh kho qua chuan khong can chinh an Tet-Hinh-3
 Hành lá nhặt sạch, tách riêng phần gốc trắng và phần lá. Sau đó, trụng lá hành nhanh qua nước sôi, ngâm vào nước lạnh. Ảnh: 24h.
Cach nau canh kho qua chuan khong can chinh an Tet-Hinh-4
 Đối với nấm mèo, bạn ngâm nước ấm rồi cắt bỏ gốc, xắt nhuyễn. Nấm rơm thì gọt phần gốc già bỏ đi và rửa sạch, để ráo. Ảnh: motthegioi.
Cach nau canh kho qua chuan khong can chinh an Tet-Hinh-5
 Thịt thăn rửa sạch, xắt miếng. Trong khi đó, hành tím và tỏi bỏ vỏ, đập dập. Ảnh: cpcdn.
Cach nau canh kho qua chuan khong can chinh an Tet-Hinh-6
 Bước tiếp theo, bạn cho thịt thăn, tỏi và hành tím, tiêu xay, bột ngọt, muối vào cối xay thật nhuyễn. Ảnh: edupapers.
Cach nau canh kho qua chuan khong can chinh an Tet-Hinh-7
 Khi hỗn hợp đã được xay nhuyễn, bạn cho thêm trứng vịt, nấm mèo vào trộn đều. Ảnh: tgdd.
Cach nau canh kho qua chuan khong can chinh an Tet-Hinh-8
 Bạn trần khổ qua trong nước sôi khoảng 2 phút rồi vớt ra ngâm vào nước lạnh. Khi khổ qua nguội, bạn vớt ra và nhồi hỗn hợp thịt xay vào bên trong ruột, dùng hành lá để buộc trái khổ qua lại. Ảnh: 2monngonmoingay.

 
Cach nau canh kho qua chuan khong can chinh an Tet-Hinh-9
 Cuối cùng, bạn nấu nước sôi và cho khổ qua nhồi thịt cùng nấm vào, vặn lửa nhỏ hầm cho đến khi khổ qua mềm hẳn. Ảnh: cooky.
 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.