Lan sang 30 nước, biến thể Delta Plus có nguy hiểm?

Biến thể Delta Plus đã lan rộng đến gần 30 quốc gia, nhưng số lượng ca mắc thấp là dấu hiệu cho thấy chủng virus này sẽ không vượt qua được Delta.

Khi biến thể Delta lan rộng trên toàn cầu, các nhà khoa học cũng đang theo dõi chặt chẽ một chủng virus SARS-CoV-2 liên quan: Delta Plus.

Hai biến thể giống nhau về mặt di truyền. Nhưng Delta Plus (còn được gọi là AY.1) có một đột biến bổ sung ở protein gai, giúp virus SARS-CoV-2 tiếp cận với tế bào của con người.

Lan sang 30 nuoc, bien the Delta Plus co nguy hiem?

Ảnh minh họa: Reuters

Tháng trước, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết Delta Plus có vẻ dễ lây lan hơn Delta và có thể tấn công các tế bào phổi hoặc chống lại các loại thuốc kháng thể. Nhưng gần đây, một đơn vị nghiên cứu về gene của Ấn Độ nhận định các dòng phụ của Delta có lẽ không dễ lây truyền hơn Delta. Tính đến ngày 23/7, Ấn Độ ghi nhận không quá 70 trường hợp nhiễm Delta Plus.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng theo dõi Delta Plus như một phần của biến thể Delta. Dữ liệu cho thấy chỉ có 430 ca mắc Delta Plus được phát hiện trên toàn thế giới.

Hàn Quốc vừa thông báo họ đã có 2 trường hợp đầu tiên nhiễm Delta Plus. Quốc gia này đang ghi nhận số ca Covid-19 trong ngày cao nhất từ trước tới nay (1.700 bệnh nhân) rất có thể do chủng Delta gốc.

Andrew Read, Giáo sư Đại học bang Pennsylvania (Mỹ), người nghiên cứu về sự phát triển của các bệnh truyền nhiễm, nói: “Delta Plus không làm tôi sợ hơn Delta”.

Mặc dù Delta Plus đã lan ra 29 quốc gia và 17 tiểu bang của Mỹ, Giáo sư Read lưu ý: "Phổ biến về mặt địa lý không đồng nghĩa virus đang lây lan rộng".

Tại Mỹ, các trường hợp mắc Delta Plus đạt đỉnh điểm vào cuối tháng 6 với tỷ lệ ít hơn 5% trong số các ca nhiễm. Các chuyên gia y tế cho rằng đó là một dấu hiệu Delta Plus không cạnh tranh với các biến thể khác.

Để kết luận Delta Plus là một mối quan tâm nghiêm trọng, các nhà khoa học sẽ cần bằng chứng chủng này dễ lây truyền hơn Delta, gây ra bệnh nặng hơn hoặc chống lại vắc xin.

Hiện tại, các nhà khoa học không biết vắc xin có hiệu quả chống lại Delta Plus như thế nào.

“Đột biến nằm trong protein gai nên biến thể Delta Plus có thể có một số lợi thế về khả năng tránh miễn dịch”, Giáo sư Read nói.

Tuy nhiên, Y tế Công cộng Anh đánh giá không có bằng chứng nào khẳng định Delta Plus nguy hiểm hơn hoặc làm giảm hiệu quả vắc xin.

Trong khi đó, chủng Delta dường như đã thách thức vắc xin trong ngăn ngừa nhiễm trùng và lây lan. Dù vậy, dữ liệu CDC gần đây thể hiện việc tiêm vắc xin vẫn làm giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 gấp 8 lần và nguy cơ nhập viện hoặc tử vong gấp 25 lần.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Y học New England, tiêm đủ 2 liều vắc xin Pfizer-BioNTech giảm 88% nguy cơ nhiễm trùng Delta có triệu chứng. Một nghiên cứu khác kết luận vắc xin mRNA (Pfizer và Moderna) giảm 91% nguy cơ nhập viện đối với những người không bị suy giảm miễn dịch.

Việt Nam sắp đón mưa sao băng Delta Aquarids duy nhất năm 2020

(Kiến Thức) - Thời gian quan sát mưa sao băng Delta Aquarids lý tưởng nhất là đêm 28/7 rạng sáng ngày 29/7 khi trận mưa đạt cực đại.

Viet Nam sap don mua sao bang Delta Aquarids duy nhat nam 2020
 Sau gần 3 tháng không có trận mưa sao băng nào đáng chú ý, vào cuối tháng này, người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng trận mưa sao băng Delta Aquarids duy nhất trong năm 2020.

Vaccine AstraZeneca hiệu quả chặn nguy cơ nhập viện 92% với biến chủng Delta

Theo giới chức y tế Anh, vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer và AstraZeneca đạt hiệu quả cao trong việc ngăn chặn tình trạng phải nhập viện với các ca mắc COVID-19 biến chủng Delta, chủng có nguồn gốc từ Ấn Độ.

Vaccine AstraZeneca hieu qua chan nguy co nhap vien 92% voi bien chung Delta
 Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) ngày 14/6 cho biết hiệu quả của vaccine Pfizer và AstraZeneca trong ngăn chặn nguy cơ nhập viện với người mắc COVID-19 biến chủng Delta lần lượt là 96% và 92% sau khi tiêm đủ hai mũi. Mức hiệu quả của hai loại vaccine này với biến chủng Delta trong giảm nguy cơ nhập viện cũng tương đương với chủng Alpha có nguồn gốc từ Anh.

Biến thể Delta xâm nhập, bao nhiêu quốc gia điêu đứng?

(Kiến Thức) - Sự xuất hiện của biến thể Delta khiến cuộc chiến chống dịch COVID-19 của nhiều quốc gia trên thế giới trở nên vất vả hơn.

Bien the Delta xam nhap, bao nhieu quoc gia dieu dung?
Ngày 1/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố bản cập nhật dịch bệnh COVID-19 hàng tuần, trong đó cho biết biến thể Delta của virus SARS-CoV-2, vốn được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ, đã xuất hiện ở 96 quốc gia. Trong ảnh là Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters. 

Bien the Delta xam nhap, bao nhieu quoc gia dieu dung?-Hinh-2
 Trong đó, Châu Phi ghi nhận nhiều đợt bùng phát mới của biến thể Delta, đặc biệt là tại Tunisia, Mozambique, Uganda, Nigeria và Malawi. Được biết, số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 tại châu lục này gia tăng mạnh. Ảnh: Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm chủng cho người dân tại Bệnh viện Bertha Gxowa ở Germiston, Nam Phi. Ảnh: Getty. 

Bien the Delta xam nhap, bao nhieu quoc gia dieu dung?-Hinh-3
 Giám đốc WHO khu vực châu Phi Matshidiso Moeti nhận định sự lây lan nhanh chóng các biến thể có khả năng lây nhiễm cao hơn đang khiến mức độ nguy hiểm của dịch bệnh tại châu Phi tăng lên một cấp độ hoàn toàn mới. Do vậy, các nước cần phải hành động ngay từ bây giờ và tăng cường các biện pháp phòng ngừa nhằm ngăn chặn tình trạng khẩn cấp trở thành thảm kịch. Ảnh: Anadolu. 

Bien the Delta xam nhap, bao nhieu quoc gia dieu dung?-Hinh-4
Người đứng đầu Viện Nghiên cứu y sinh quốc gia CHDC Congo Jean-Jacques Muyembe (ảnh) cảnh báo rằng sẽ là thảm họa nếu biến thể Delta tiếp tục đà lây lan mạnh hiện nay ở nước này khi nhiều bệnh viện đã rơi vào tình trạng quá tải. Ảnh: CNN.  

Bien the Delta xam nhap, bao nhieu quoc gia dieu dung?-Hinh-5
Tại châu Âu, biến thể Delta đang trên đà lây lan diện rộng ở nhiều nước như Pháp, Đức, Italy hay Bồ Đào Nha,... Ảnh: Người dân đi bộ trên đường phố tại thủ đô Paris trong Lễ hội âm nhạc giữa mùa hè của Pháp hôm 21/6. Ảnh: Getty.  
Bien the Delta xam nhap, bao nhieu quoc gia dieu dung?-Hinh-6
Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC), biến thể Delta có khả năng lây nhiễm nhanh hơn từ 40% đến 60% so với biến thể Alpha được phát hiện lần đầu tại Anh. Ảnh: Reuters.  

Bien the Delta xam nhap, bao nhieu quoc gia dieu dung?-Hinh-7
 Để đối phó với sự lây lan nhanh của dịch bệnh, các quốc gia trên khắp Châu Âu đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19. Ảnh: AP. 

Bien the Delta xam nhap, bao nhieu quoc gia dieu dung?-Hinh-8
 Được biết, giới chức Bồ Đào Nha đã kéo dài thời gian hoạt động của trung tâm tiêm chủng, thành lập các phòng khám mới, trong khi chính phủ Hà Lan đang mở rộng chương trình tiêm chủng cho thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi để phòng ngừa một đợt bùng phát mới. Ảnh: Bệnh nhân COVID-19 được điều trị trong bệnh viện ở Bồ Đào Nha. Ảnh: THX.
Bien the Delta xam nhap, bao nhieu quoc gia dieu dung?-Hinh-9
 Nga cũng đang phải vật lộn đối phó sự gia tăng ca nhiễm do biến chủng Delta và tỷ lệ tiêm chủng thấp vì người dân chần chừ tiêm vắc xin. Trong ngày 4/7, Nga báo cáo hơn 25.000 ca nhiễm COVID-19 mới - mức cao nhất kể từ đầu năm. Ảnh: MNA.

Bien the Delta xam nhap, bao nhieu quoc gia dieu dung?-Hinh-10
Tuy nhiên, Chính phủ Nga bác bỏ khả năng phong tỏa toàn quốc để đối phó dịch bệnh, thay vào đó kêu gọi người dân tiêm vắc xin phòng COVID-19. Ảnh: TASS.  

Bien the Delta xam nhap, bao nhieu quoc gia dieu dung?-Hinh-11
 Tại Séc, Bộ Y tế nước này đã ban hành lệnh cấm tất cả những người từ Séc đến Nga và Tunisia. Lệnh cấm bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7 và kéo dài đến 31/7. Ảnh: Bộ trưởng Y tế Séc Adam Vojtěch. Ảnh: Expats.cz.

Bien the Delta xam nhap, bao nhieu quoc gia dieu dung?-Hinh-12
 Nhiều quốc gia Châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan hay Indonesia,...cũng "lao đao" vì biến chủng Delta. Thông tin từ Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết, trong ngày 1/7, nước này có thêm 826 ca mắc COVID-19, cao nhất kể từ ngày 7/1, do sự xuất hiện của ổ dịch mới và biến thể Delta rất dễ lây lan. Ảnh: AP. 

Bien the Delta xam nhap, bao nhieu quoc gia dieu dung?-Hinh-13
Chính phủ Hàn Quốc đã dự định nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội từ đầu tháng này do số lượng ca nhiễm mới trong ngày dao động khoảng 500 ca trong vài tháng qua và việc tiêm chủng toàn quốc được đẩy nhanh. Tuy nhiên, vài ngày trước khi các hạn chế về di chuyển được nới lỏng, số ca mắc COVID-19 bất ngờ tăng đột biến, khiến giới chức Hàn Quốc phải gia hạn các biện pháp hạn chế thêm một tuần nữa, đến ngày 7/7. Ảnh: EPA.  

Bien the Delta xam nhap, bao nhieu quoc gia dieu dung?-Hinh-14
Báo Bangkok Post đưa tin ngày 4/7, nghiên cứu của Đại học Chulalongkorn chỉ ra rằng 70% người mắc COVID-19 ở thủ đô Bangkok (Thái Lan) là do nhiễm biến chủng Delta của SARS-CoV-2, và không phải lúc nào cũng có thể xác định bệnh nhân lây virus từ đâu. Ảnh: Người dân thủ đô Bangkok của Thái Lan tham gia tiêm chủng ngừa COVID-19. Ảnh: Reuters. 

Bien the Delta xam nhap, bao nhieu quoc gia dieu dung?-Hinh-15
Nguồn tin cho hay, nhiều nước ở Đông Nam Á hầu như đều đối mặt với khó khăn chung là thiếu hụt nguồn lực y tế và vắc xin khi biến thể Delta càn quét khu vực này. Ảnh: Nhân viên mai táng làm việc trong khu vực dành cho nạn nhân COVID-19 ở Tây Java, Indonesia, ngày 30/6. Ảnh: Reuters. 

Bien the Delta xam nhap, bao nhieu quoc gia dieu dung?-Hinh-16
Trong khi đó, biến chủng Delta cũng đang lan rộng ở Australia. Nhiều thành phố lớn của Australia đều đang áp dụng lệnh phong tỏa hoặc tăng cường các biện pháp kiểm dịch để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh. Đáng chú ý, khu vực trung tâm Sydney bị phong tỏa lần đầu tiên trong năm vì virus lây lan nhanh hơn mức giới chức có thể truy vết và cách ly. Ảnh: AAP.  

Mời độc giả xem thêm video: Cần thêm nghiên cứu về vaccine với các biến chủng mới của SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTV)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.