Làm thế nào để cải thiện chứng bàn chân lạnh?

Bàn chân lạnh có làm bạn khó chịu và lo lắng? Hãy thực hành những bài tập sau hàng ngày để làm ấm đôi chân của mình.

Lúc vừa bước xuống giường: Hãy vận động đôi chân

Những bài tập đơn giản này giúp khởi động lại quá trình lưu thông máu và co các cơ nhằm tạo nhiệt và phân phối nhiệt ra khắp cơ thể, đến cả các đầu ngón chân giúp cải thiện chứng bàn chân lạnh

- Nằm trên giường: Thực hiện động tác gập bàn chân về phía trước và phía sau, sau đó xoay tròn mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ, sau đó quay ngược lại. Lặp lại mỗi động tác 10 lần, cùng với việc duy trì nhịp thở đều đặn, từ từ. 

Lam the nao de cai thien chung ban chan lanh?

- Đứng (chống 1 tay vào tường nếu cần): Nhón gót lên xuống chậm 10 lần và nhanh hơn 10 lần. Sau đó giữ gót chân trên mặt đất và nâng phần trước của bàn chân lên 10 đến 20 lần.

Trước khi ra ngoài: Chuẩn bị cho đôi chân thích ứng với thời tiết lạnh giá bên ngoài

Để tránh cho đôi bàn chân bạn không bị lạnh cóng khi chỉ vừa mới ra ngoài, hãy làm ấm tất bằng cách đặt chúng lên bộ tản nhiệt trong vài phút. Bạn cũng cần chú ý dưỡng ẩm thường xuyên cho đôi chân bằng cách xoa dầu hạnh nhân ngọt đã được pha loãng với một vài giọt tinh dầu cây bách, rất có lợi cho tuần hoàn

Cuối ngày: Thư giãn cho đôi chân

Chuẩn bị một chậu nước nóng, trong đó đặt một viên sỏi sủi bọt để ngâm chân hoặc cho một nắm muối thô với vài giọt tinh dầu oải hương. Ngâm chân trong đó và cố gắng thư giãn trong 10 phút, hít thở từ từ. Để thư giãn tối ưu, hãy đặt một quả bóng nhỏ và chắc (kiểu bóng đánh gôn) vào bát và lăn dưới chân, lần lượt từ chân này sang chân kia và trên toàn bộ bề mặt. 

Trước khi đi ngủ: Hãy vỗ về đôi chân bằng cách massage

Xoa mạnh hai bàn tay vào nhau để làm ấm chúng và thoa kem dưỡng hoặc dầu thực vật lên mỗi bàn chân.

- Dùng nắm tay xoa từ gót chân đến ngón chân
- Dùng ngón tay cái xoa bóp theo chuyển động tròn nhỏ từ gót lên ngón chân
- Lòng bàn tay sau đó bóp gót chân để khởi động lại lưu thông máu
- Sau đó nắm từng ngón chân giữa ngón cái và ngón trỏ, bắt đầu từ ngón chân cái. Nhấn từ gốc ngón chân đến gốc móng, sau đó véo từng bên móng trước khi thả mạnh
- Kết thúc bằng cách ấn từng ngón chân và xoay trong một khoảng thời gian.

Mẹo chống lão hóa

Trong ngày, vận động các ngón chân thường xuyên để khởi động lại quá trình lưu thông máu ở tứ chi. 

Nói lời tạm biệt với tất cả các loại tất chân hoặc quần tất quá chật gây cản trở lưu thông máu. Phần đế giày cũng phải đủ dày để cách nhiệt cho bàn chân khỏi lạnh.

Đi tất len. Nếu cần, hãy đi thêm 2 đôi tất mỏng (thêm một chiếc dự phòng nếu bạn đổ mồ hôi nhiều)

Cảnh báo: Nếu ngón chân của bạn đột nhiên trở nên lạnh, tê và thay đổi màu xanh (nhợt, xanh, ban đỏ hoặc kết hợp), đừng ngần ngại tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu. Đó có thể là dấu hiệu của hội chứng Raynaud. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giãn mạch nếu cần thiết để cải thiện lưu thông máu./.

Tạo sao bàn tay, bàn chân lạnh nhất trong cơ thể?


Lạnh bàn chân - dấu hiệu bệnh tim mạch

Thường xuyên bị lạnh bàn chân, chuột rút, vết thương khó lành, móng chân biến dạng, đổi màu... là các dấu hiệu cảnh báo hệ tim mạch của bạn suy yếu.

1. Ngón chân sưng và tấy đỏ
​Theo Boldsky, axit uric tích tụ trong các ngón chân có thể là nguyên nhân của hiện tượng sưng, tấy đỏ và đau nhức các ngón chân. Đây là dấu hiệu rõ nhất của bệnh gout - căn bệnh thường gặp ở nam giới tiêu thụ nhiều chất đạm, bia rượu. Ngoài ra, viêm, các vết thương nhiễm trùng cũng có thể gây ra hiện tượng này.

Đọc nhiều nhất

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.