Làm sao để biết kết quả siêu âm thai chính xác?

(Kiến Thức) - Nguy cơ hội chứng down tính theo ĐMDG + tuổi mẹ và tuổi thai (bảng kết quả trước) khác với nguy cơ sau khi xét nghiệm máu (Double test) ở bảng kết quả sau.

Hỏi: Em năm nay 28 tuổi, đang mang thai lần 2 được 12 tuần. Kết quả siêu âm độ mờ da gáy (ĐMDG) như sau: Nhịp tim thai 172l/phút, CDĐM 52,0mm, ĐMDG 1,2mm, ĐKLD 18,0mm. Bảng kết quả siêu âm ĐMDG Trisomy 21 nguy cơ nền tảng 1:770. Nguy cơ hiệu chỉnh 1:3852. Còn trong bảng sau khi xét nghiệm máu thì ghi Trisomy 21 nguy cơ nền tảng 1:1107, nguy cơ hiệu chỉnh 1:135. Xin bác sĩ tư vấn giúp là tại sao lại có 2 bảng chỉ số khác nhau và nguy cơ bị down của em bé có cao không? - Nguyễn Lệ Quyên (quận 8, TPHCM).
 
TS.BS Lê Thị Thu Hà, Phó khoa Sản A, Bệnh viện Từ Dũ TPHCM: Nguy cơ hội chứng down tính theo ĐMDG + tuổi mẹ và tuổi thai (bảng kết quả trước) khác với nguy cơ sau khi xét nghiệm máu (Double test) ở bảng kết quả sau. Nguy cơ sau khi xét nghiệm máu được tính toán dựa trên sự phối hợp cả tuổi mẹ, tuổi thai, ĐMDG và Double test nên giá trị tầm soát cao hơn. 
Vì vậy, khi đánh giá sẽ dựa vào nguy cơ hiệu chỉnh sau khi phối hợp này. Trong trường hợp của em, nguy cơ hiệu chỉnh là 1:135 đối với Trisomy 21 có nghĩa là cứ 135 trường hợp thai kỳ tương tự có 1 trường hợp sinh con bị hội chứng down, đây thuộc nhóm nguy cơ cao nên em được chỉ định xét nghiệm dịch ối để chẩn đoán xác định xem em bé có bị Trisomy 21 hay không khi thai được 17 tuần tuổi.

Con dễ dị tật vì mẹ thích in hình siêu âm

Chị Phạm Thị H. (Hà Nội) ngay từ khi nghi ngờ có thai đã đi siêu âm và sau đó chị siêu âm liên tục để xem trứng làm tổ đúng chỗ không, rồi phát hiện tim thai, dị tật, theo dõi thai nhi, thậm chí khi sắp sinh chị cũng sợ rau quấn con, bánh rau có vấn đề... nên thường xuyên đi siêu âm cho chắc ăn. Thậm chí, mỗi lần siêu âm chị còn in ảnh, in đĩa về cho cả gia đình cùng xem và giữ làm kỷ niệm... Vậy mà khi đi sinh, con chị đã không chào đời và được kết luận là do dị tật ống tiêu hóa...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 

Mang thai sau tuổi 33 hại cả mẹ lẫn con

(Kiến Thức) - Cuộc sống càng hiện đại, phụ nữ càng có xu hướng lập gia đình hơi muộn, tuổi thụ thai trung bình ngày càng tăng cao.

Theo thống kê, có khoảng 20% phụ nữ Mỹ có con đầu lòng sau 33 -35 tuổi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, tuổi thụ thai sau 33 gây nguy cơ tai biến cho mẹ và bệnh tật cho con. 
Mang thai sau 33 – con dễ bị Down

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.