“Làm dâu xứ lạ“: Tan tành giấc mơ đổi đời

(Kiến Thức) - Nhà nghèo, ít học nên khi được làm mai cho một người nước ngoài lớn tuổi, chị đồng ý ngay. Từ lúc đồng ý đến khi cưới chỉ mới một tháng và lúc đó chị mới gặp mặt chồng mình.

Bị lừa
Tưởng đâu ông chồng già cũng già vừa vừa, ai ngờ già bằng cả ba mình mà vẫn phải gọi là anh. Hoàn cảnh của chị Lê Thị Nhân (Trà Cú, Trà Vinh) khá bi đát khi tưởng rằng lấy được chồng giàu dù già, gia đình sẽ được đổi đời, bản thân chị cũng không tay lấm chân bùn như lời người mai mối hứa. Lúc đó chị có người yêu rồi nhưng bà mai cứ tới hoài. Bà nói bà biết người này lâu rồi, ông ấy tốt lắm còn là giám đốc nữa, nhưng lo làm quá nên bây giờ già mà vẫn chưa có vợ. 
Ở cái xứ người, con gái tuổi đôi mươi là lấy chồng nên giờ ông muốn kiếm vợ phải nhớ mai mối, mà làm vợ giám đốc thì sướng lắm, tha hồ nhàn hạ sắm sửa... Ổng già rồi, muốn vui chơi cũng không được nên lấy tiền đó mà gửi về cho nhà sung sướng.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Lời dỗ ngọt bao giờ cũng bùi tai, chị nhận lời không cần suy nghĩ và chia tay với người yêu. Căn nhà lá rách ngày xưa cũng được ông chồng tương lai cho tiền xây nhanh, tuy không lớn nhưng cũng đủ nở mặt và hãnh diện với hàng xóm. Cưới xong chị Nhân ở nhà học tiếng nước ngoài hai tháng. Khổ nỗi hồi giờ toàn làm ruộng nên hai tháng qua vèo mà chị chỉ biết được mấy từ. 
Sau vài tháng lo thủ tục thì chị cũng sang được với chồng như mong muốn. Vừa đặt chân vào nhà chị đã nhận được những cái nhìn kì lắm, cả những lời nói mà chị chẳng thể nào hiểu, chị chỉ biết nhìn họ gật đầu và cười...
Sau đó chị được dẫn xuống bếp ra hiệu cho một đống công việc để làm, còn ông chồng thì chẳng thấy đâu, có khi cả tháng mới thấy mặt. Không những làm việc nhà, chị còn làm ngoài đồng suốt cả ngày. Lúc đó chị mới biết mình bị lừa nhưng không dám phản kháng vì sợ bị đánh nên cố làm việc mà không dám nghĩ đến chuyện trốn về.
Chị Nhân bảo: "... Tôi mất hết 8 năm sống khổ sở như vậy mới may mắn trốn được, giờ nghe ai nói làm gì tiền nhiều cũng sợ...".
Chị Nhân bảo: "... Tôi mất hết 8 năm sống khổ sở như vậy mới may mắn trốn được, giờ nghe ai nói làm gì tiền nhiều cũng sợ...". 
Giải thoát
Thấy chị Nhân hiền lành chỉ biết làm, quanh năm suốt tháng như vậy nên mọi người trong nhà không đề phòng. Cũng may họ không đòi giữ giấy tờ tùy thân. Lợi dụng lúc mọi người không để ý trên đường đi làm đồng chị bỏ trốn, may mắn cho chị là được vài người giúp nên cuộc trốn đó mới thoát dễ dàng. Chị không về quê mà ở lại Sài Gòn làm công nhân rồi lấy chồng. Sau khi chị bỏ trốn, gia đình chồng bên kia còn về quê đòi lại tiền cưới và gây chuyện khó dễ...
Nhắc đến chuyện làm dâu xứ lạ chị lắc đầu ngao ngán: "Bây giờ tiền bao nhiêu tôi cũng không màng, có tiền mà mọi thứ xa lạ thì thà chết còn hơn. Chưa hết đâu, bây giờ tai tôi đôi lúc còn đau nhức bởi thời gian mới qua bị thằng em của chồng nói mình không hiểu nên bạt tai. Mỗi lần họ đánh tôi đau như trời giáng mà không dám nói lại tiếng nào. Nói lại họ đánh rồi đạp nhiều hơn. 
Có lần tôi mách ông chồng thì bị cả hai anh em xúm vô đánh, từ đó tôi sợ lắm. Tôi mất hết 8 năm sống khổ sở như vậy mới may mắn trốn được, giờ nghe ai nói làm gì tiền nhiều cũng sợ, chẳng ai cho tiền nhiều mà không kèm theo điều kiện. 
"Giờ tôi thấy hài lòng với cuộc sống bên chồng và hai con, tuy vất vả, nghèo nhưng an ủi là vợ chồng thuận hòa, hai con học giỏi và ngoan ngoãn", chị Nhân tâm sự.

“Làm dâu xứ lạ“: Nghĩ lại thấy...khiếp

(Kiến Thức) - “Giờ nghĩ lại vẫn thấy khiếp lắm. Không biết sao hồi đó mới 18 tuổi lại lấy chồng rồi theo chồng đi làm mướn tứ phương, nếu không kiên nhẫn và chịu khó thì đã thôi nhau rồi”.

Đúng là duyên số

Chị Phạm Thị Lan (26 tuổi ở Thủ Dầu Một, Bình Dương) rời quê Quảng Bình năm 13 tuổi, đi theo người làng giới thiệu vào làm cho một tiệm may gia công ở Sài Gòn. Vì nhà nghèo, em đông, không được học nên chị sớm biết làm thành thạo việc nhà. Được chủ nhà thương quý nên ngoài lương hằng tháng chị còn được cho thêm tiền để dành, được bao nhiêu chị gửi về quê phụ cha mẹ nuôi em. Làm được khoảng ba năm thì ông chủ bị tai nạn qua đời, vì không quản lý được công việc làm ăn của chồng nên người vợ bán cơ sở rồi về miền Tây. Vốn quý mến nhà chủ nên chị lại theo bà chủ xuôi về Cà Mau để kiếm việc làm. Cũng tại đây, sau hai năm đi làm mướn chị gặp anh Phương (chồng chị bây giờ) rồi nên duyên vợ chồng. 

“Làm dâu xứ lạ“: Bị chê... đồ nhà quê

(Kiến Thức) - “Phận làm dâu đã khổ rồi, khổ hơn nữa là xa quê; xa mẹ cha nên những lúc có chuyện không vui trong gia đình muốn chạy về khóc với cha mẹ cũng không được”.

Thứ gì cũng nhà quê
Chị Hoàng Thị Thắm (36 tuổi ở TP Buôn Mê Thuột, Đăk Lăk) kể về chuyện làm dâu xa xứ của mình trong nỗi bức xúc. Mỗi lần làm sai chuyện gì chị lại nhận được câu chê: Đồ nhà quê. Nghe rất bực mình. Đâu phải ai sinh ra cũng giỏi hay nhìn qua là biết hết. Quê chị tận Quảng Trị nên món ăn thường nấu rất mặn, một con cá hay quả trứng chiên cũng để dành ăn được hai bữa cơm trong ngày, ở quê toàn dùng nước giếng, cơm nấu thì đun củi, vỏ trấu hoặc lá cây. Những điều giản dị ấy gắn liền với chị tưởng chừng như không thay đổi cho đến khi chị tình cờ quen biết anh Thiên trong đám cưới của con người cô. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới