Lạ lùng cách cứu thành phố cổ 5.000 tuổi ở Pakistan

Các nhà khảo cổ học đang cố gắng cứu vãn một thành phố cổ gần 5.000 tuổi ở Pakistan bằng cách... chôn nó lại lần nữa. 

Thành phố ấy được gọi là Mohenjo Daro, hay "gò đất của người chết". Mohenjo Daro đang bị đe dọa bởi nhiệt độ nóng như thiêu trong thung lũng Indus, cùng với đó là nguy cơ từ du khách và khủng bố.
Mohenjo Daro được một nhân viên của Cơ quan Khảo sát Khảo cổ học Ấn Độ tìm thấy vào năm 1922. Khi đó, Mohenjo Daro nằm ở Ấn Độ nhưng nay thuộc tỉnh Sindh - Pakistan.
Hơn 50 năm sau, các cuộc khai quật đã phát hiện một thành phố thời kỳ Đồ Đồng hoàn chỉnh với đường phố và một hệ thống thoát nước tinh vi bao gồm nhà vệ sinh xả nước.
La lung cach cuu thanh pho co 5.000 tuoi o Pakistan
 
Những tàn tích của Mohenjo Daro, nơi có mạng lưới đường phố phức tạp và hệ thống thoát nước tinh vi được tìm thấy. Ảnh: La Croix
Mohenjo Daro là một phần của nền văn minh Harappan - đạt thời kỳ hoàng kim vào khoảng 2.500 trước Công nguyên và tàn lụi vào khoảng 1.900 năm trước Công nguyên.
Không ai biết chính xác vì sao nền văn minh Harappan biến mất mặc dù có nhiều giả thuyết rằng họ bị người Aryan tiêu diệt hoặc chịu không nổi các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hạn hán.
Tiến sĩ Michael Jansen, một nhà nghiên cứu người Đức làm việc tại hiện trường, nói rằng vùng này đang phải đối mặt "áp lực nhiệt khổng lồ", với nhiệt độ mùa hè có thể đạt đến 46 độ C. Ngoài ra, nó cũng bị đe dọa bởi muối từ mạch nước ngầm.
La lung cach cuu thanh pho co 5.000 tuoi o Pakistan-Hinh-2
Ảnh: India Times. 
Các chuyên gia cũng lo lắng Mohenjo Daro sẽ hứng chịu số phận tương tự thành cổ Palmyra ở Syria - bị phá hủy bởi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Ở Pakistan đang phải chịu sự nổi dậy của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, đặc biệt là phiến quân Taliban. Phong trào này từng phá hủy các tượng Phật ở Bamiyan tại Afghanistan vào năm 2001.
Nhưng mối đe dọa lớn nhất đối với Mohenjo Daro lại đến từ các du khách bình thường. Họ lũ lượt kéo đến đây hàng ngàn người.
La lung cach cuu thanh pho co 5.000 tuoi o Pakistan-Hinh-3
 
Trong lễ hội Sindh vào tháng 2/2014, hàng trăm công nhân và thợ điện đã trèo lên khu đất để dựng các sân khấu, lều và lắp đặt đèn. Họ đóng đinh vào những tàn tích quá mỏng manh còn sót lại. Cuối cùng, tòa án Cấp cao Sindh buộc phải yêu cầu các công nhân bảo vệ tối đa cho khu vục, tờ Pakistan Express-Tribune đưa tin vào thời điểm đó.
Tiến sĩ Richard Meadow thuộc Trường ĐH Harvard (Mỹ) cho biết: "Mohenjo Daro thực sự được bảo quản khi được chôn trở lại". Các nhà khoa học cho rằng họ nên từ bỏ việc khai quật thêm nhiều địa điểm và cứ chôn vùi chúng như thế cho đến khi tìm được cách bảo vệ tốt hơn.

Những bí ẩn mới xung quanh thành phố bị mất tích

Các nhà khảo cổ học Anh khai quật được một quần thể rộng lớn, nghi ngờ là thành phố cổ.

Khu vực khai quật gần thành phố cổ Ur, miền Nam Iraq. Theo một số kết luận ban đầu thì đây được cho là nhà lễ của Abraham, cha của Đạo Do Thái, Kito giáo và Hồi giáo.

Phát hiện thành phố cổ 10.500 tuổi ẩn trong rừng sâu

Không chỉ nổi tiếng vì khám phá vũ trụ, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) còn giúp các nhà khoa học tìm ra những thành phố cổ có niên đại hàng chục nghìn năm.

Gần đây, cơ quan này vừa phát hiện ra một thành phố cổ 10.500 năm tuổi của người Bắc Mỹ bản địa cổ đại ẩn trong rừng sâu ở bang Oklahoma, Mỹ.

Với sự trợ giúp của công nghệ cảm biến từ xa (LIDAR), các nhà khoa học của NASA đã phát hiện ra dấu tích còn lại của một thành phố cổ được cho là 10.500 năm tuổi ẩn sâu trong khu rừng rậm rộng lớn.

Tìm thấy cấu trúc lạ nghi thành phố cổ trên sao Hỏa

(Kiến Thức) - Lớp cấu trúc kỳ lạ bất ngờ được phát hiện trên sao Hỏa, giống như cấu trúc của một thành phố cổ.

Tim thay cau truc la nghi thanh pho co tren sao Hoa
 Cấu trúc kỳ lạ do thiết bị công nghệ Youtube User TuzenRha phát hiện vào đầu tháng 2/2017 ngay tại khu vực địa chất Hellas Basin hẻo lánh trên Hỏa tinh. Nguồn ảnh: ufosightingsdaily.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.